Thanh
Phong/ Viễn Đông
February 11, 2017
Vào
lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, ngày 9 tháng 2, 2017, hội BPSOS, Hiệp Hội Phát Huy
Công Lý Người Mỹ gốc Á Châu (Advancing Justice – OC), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc
Á Châu Tại Quận Cam (APABA), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Việt Tại Miền Nam Cali
(VABASC), đã cùng tổ chức buổi hội thảo về các Sắc Lệnh mới ban hành của Tổng
Thống Donal Trump, nhằm giúp cộng đồng người Việt tại Quận Cam biết chi tiết của
mỗi sắc lệnh hầu tránh bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sắc lệnh chi phối. Buổi hội
thảo diễn ra tại hội trường báo Người Việt với gần 50 người tham dự.
Hai thuyết trình viên là cô Kim Lưu Nguyễn, Esq
(Founder/Managing Partner) của KLN Firm và cô Jacqueline Dan (Đan Thanh Giang)
của Advancing Justice – OC. Hai thuyết trình viên đều là người Mỹ gốc Việt
nhưng thuyết trình bằng Anh ngữ với sự thông dịch của cô Trang Khanh và anh
Công. Một số luật sư người Mỹ gốc Việt ngồi ở các bàn phía sau để ai có vấn đền
riêng tư muốn tham khảo với luật sư thì sau khi thuyết trình chấm dứt, các luật
sư sẽ trả lời từng người.
Cô
Kim Lưu Nguyễn, người thuyết trình trước tiên, trình bày chi tiết về ba Sắc Lệnh:
Sắc
lệnh 1: Vấn Đề An Ninh Biên Giới. Ngoài việc xây bức tường
giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ, Tổng Thống Trump ra lệnh xây một số nhà tạm giữ mới ở các
nơi xa, vì những nhà giam ở California đã không còn chỗ chứa. Nên nếu chúng ta
có người thân ở trong tình trạng chờ bị trục xuất thì sẽ phải tạm giữ ở các nơi
rất xa. Tổng thống cũng ra lệnh cho các tiểu bang cũng như địa phương có quyền
thi hành lệnh trục xuất. Chính phủ sẽ mướn 5,000 người canh giữ biên giới và mướn
10,000 nhân viên di trú để truy xét các người nhập cư vi phạm pháp luật dù chi
là tội nhẹ cũng bị trục xuất.
Sắc
Lệnh thứ 2: trước thời Tổng Thống Obama, chỉ những tội nặng như
giết người, cướp của, hiếp dâm mới bị trục xuất, nay Tổng Thống Trump thay đổi
như sau:
– Tất cả cá nhân không cần biết lớn hay nhỏ nếu vi phạm là bị trục xuất.
– Các cá nhân nào sắp bị tuyên án sẽ bị chú tâm đưa vào danh sách trục xuất.
– Những người nào từ trước đến nay chưa bị bắt nhưng bị xem là có vi phạm cũng bị trục xuất, (thí dụ ăn cắp một vật nhỏ trong siêu thị).
Từ bên phải là hai thuyết trình viên Jacqueline Đan và Kim Lưu Nguyễn, và
cô thông dịch viên Trang Khanh trong buổi hội thảo được tổ chức tại hội trường
nhật báo Người Việt chiều thứ Năm. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
– Những cá nhân nào gian lận với chính phủ như làm
nhiều tiền mà khai ít để hưởng các chương trình trợ cấp xã hội như Food Stamp,
Medical; dụng cụ y tế; những người ở nhà sang trọng đi xe Lexus mà xin trợ cấp
gia cư housing sẽ bị truy xét trục xuất.
– Những cá nhân nào trước đây bị kêu án trục xuất,
nay những người đó sẽ là những thành phần ưu tiên bị trục xuất trước. Một chứng
minh cụ thể là một bà mẹ ở Arizona có lệnh trục xuất 8 năm trước thì ngày hôm
qua, 8 tháng 2, 2017 đã bị trục xuất. Họ không quan tâm đến gia đình cô ta,
cũng không cần biết cô ta đã có gia đình ở Mỹ, họ chỉ thi hành sắc lệnh cuả TT
Trump.
Sắc
Lệnh thứ 3 liên quan đến du lịch: Ngoài sắc lệnh cấm
người ở bảy quốc gia nhập cảnh Hoa Kỳ như mọi người đều biết, TT Trump còn ra lệnh
tạm hoãn chương trình tỵ nạn, tính luôn cả người tỵ nạn Việt Nam. Mặc dù sắc lệnh
này đã bị một số tiểu bang kháng nghị, và trong cùng ngày thứ Năm, một quan toà
đã tuyên bố sắc lệnh này không thể thi hành nên những người đã có hồ sơ nhập cảnh
chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng chỉ là tạm thời, nhưng đã gây hỗn loạn, lo âu
trong hai tuần qua. Vì thế, theo cô, chúng ta sẽ bị trở ngại khi đi du lich.
Thuyết trình viên nói tiếp: Rất nhiều người Việt muốn về thăm gia đình, bạn bè và quê hương nhưng lúc này không phải là thời điểm tốt để về Việt Nam. Khi thật sự cần thiết thì mới đi. Những người có thẻ xanh mà về VN nhiều lần, ở lâu quá hết tháng này sang tháng khác, theo luật mới sẽ bị truy nã. Họ sẽ đưa đến một nơi để thẩm vấn và sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi. Nếu nêu lý do chính đáng để xin hủy quốc tịch Hoa Kỳ, người đó vẫn phải trở lại Mỹ, và Sở Di Trú sẽ đưa tên vào danh sách bị trục xuất.
Các tham dự viên chăm chú theo dõi bài thuyết trình. (Thanh Phong/ Viễn
Đông)
Nên nhớ, các nhân viên Sở Di Trú Canada và Mexico có
rất nhiều quyền hạn và quyền lực để truy xét, cho dù họ chỉ nghi ngờ họ vẫn có
quyền làm thủ tục trục xuất, lúc đó quý vị phải tốn rất nhiều tiền cho luật sư
can thiệp để được ở lại Mỹ. Tốt hơn hết, ai về Việt Nam nên làm một lá đơn xin
“tái nhập cảnh.” Nếu quý vị đi lại VN nhiều lần, họ có lý do để đặt vấn đề với
quý vị.
Có những người đã bị tạm giữ 24 tiếng đồng hồ mà
không cho ăn uống gì hết; có người bị tạm giữ bảy, tám tiếng rồi họ mới cho đi,
nên quý vị cần cẩn thận khi đi du lịch để tránh mọi bất trắc có thể xảy ra. Những
điều trên chỉ áp dụng với các thường trú nhân có thẻ xanh. Người có quốc tịch
Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng.
Thuyết trình viên thứ hai là cô Jacquelin Dan. Cô cho biết những điều như sau:
Hiện tại cộng đồng mình có 12,000 người nằm trong
danh sách bị trục xuất. Có người đã bị giam cả 10 năm vì Việt Nam không chịu nhận
họ. Nhưng Mỹ và Việt Nam đã ký Nghị Định nhận người bị trục xuất. Việt Nam đặt
điều kiện chỉ nhận những người đã từng sống ở Việt Nam, có Chứng Minh Nhân Dân.
Không nhận người sanh ở các trại tỵ nạn hay nước ngoài. Tuy nhiên chính phủ
Trump có thể gây áp lực với nhà cầm quyền CSVN buộc phải nhận thêm người bị trục
xuất, vì thế 12,000 người này theo sắc lệnh mới cuả TT Trump họ sẽ bị ưu tiên
trục xuất.
Có một số người không nhận được giấy tờ của Sở Di
Trú do gia đình lục đục, bị người nhà giấu thư không đưa nên không biết để trả
lời Sở Di Trú, không biết ngày gọi đi thi quốc tịch v.v.. Những ai nghĩ mình có
vấn đề với Sở Di Trú hãy nhanh chóng tìm gặp Luật Sư Di Trú để can thiệp.
Thuyết trình viên nói, ở đây mình có rất nhiều văn
phòng luật sư nhưng một số văn phòng không có luật sư chuyên về luật di trú. Những
người làm cố vấn di trú không phải luật sư, họ không thể làm những việc của một
luật sư di trú được, cũng giống như mình không muốn một y tá mổ tim cho mình
thì việc cần một luật sư chuyên về di trú cũng quan trọng như vậy.
Quý vị cũng cần cảnh giác, nếu quý vị đã có quốc tịch
Mỹ, nếu khi có người mặc quần áo, mang phù hiệu của Sở Di Trú đến gõ cửa, mình
đừng vội mở, phải nói với họ đưa giấy tờ của toà án qua cưả sổ hay dưới cửa
chính cho mình xem trước. Nếu là giấy tòa án thì phải có chữ ký cuả chánh án,
và tên họ, điạ chỉ cuả mình phải đúng. Nếu không, mình không phải trả lời cũng
không phải mở cửa.
Hiện nay, người có quốc tịch Hoa Kỳ vẫn có thể bảo
lãnh cha mẹ, con cái chưa lập gia đình, người có quốc tịch Mỹ có quyền bảo lãnh
vợ, chồng, hôn thê, hôn phu nhưng các nghị sĩ Cộng Hòa đang dự định đưa ra một
số thay đổi liên quan đến việc bảo lãnh cha mẹ, con cái.
Nếu quý vị là nạn nhân buôn người, nạn nhân bạo hành
trong gia đình, hay nghĩ rằng khi về Việt Nam sẽ bị chính quyền cộng sản đàn
áp, bắt bớ, bạn có thể làm đơn xin tỵ nạn chính trị, nhưng việc này không đơn
giản.
Nếu ai đang có thẻ xanh, thuyết trình viên khuyên
hãy gấp rút xin thi quốc tịch, và mọi vấn đề liên quan đến di trú, xin nhớ hãy
tìm đến các luật sư di trú. Bạn có thể vào trang mạng cuả Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ để
biết ai là luật sư di trú.
Vì luật di trú còn rất mới mẻ mà chính quyền lại rất
mạnh tay, nên nhiều kẻ xấu đang lợi dụng để làm tiền quý vị. Nếu có các vấn đề
mà hai thuyết trình viên vừa nêu, xin hãy gặp luật sư di trú.
Quý vị cũng có thể gọi các số điện thoại sau đây để được giúp đỡ:
– Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á Châu: TiếngViệt
1-800-267-7395, tiếng Anh 1-888-349-9695
– Đan Thanh Giang (Jacqueline Dan) (714) 587-2050
ext. 821
– Kim Lưu Nguyễn, Esq số (626) 656-3578.
– BPSOS số (714) 897-2214
---------------------------------
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-02-02
2017-02-02
Sau khi pháp lệnh hành chánh mà tổng thống Donald
Trump ký ngày 27 tháng Giêng cấm nhập cảnh vô thời hạn đối với người tị nạn
Syria dù đã có chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ hay chưa, kèm theo lệnh ngưng nhập cảnh
trong 120 ngày tất cả người tị nạn thì một làn sóng hoang mang và bất bình lan
rộng bên trong và bên ngoài nước Mỹ.
Sau
120 ngày sẽ ra sao?
Không có tên nước Châu Á nào trong sắc lệnh hành
pháp của tổng thống Trump, nhưng không vì thế mà người Mỹ gốc Việt không lo lắng.
Ít nhất có 3 gia đình tị nạn người Việt, sẵn sàng từ Thái Lan lên đường đến Mỹ
trung tuần tháng Hai này, đột nhiên được giấy báo hoãn chuyến bay với lý do
không được nhập cảnh:
UN và IOM rồi văn phòng luật sư của BPSOS nói cho biết,
nói ông Trump ra lệnh không cho người tị nạn đi định cư ở Mỹ. Nói chung cũng mất
tinh thần, hoang mang, phải chờ đợi không biết ngày mai ra sao nữa, rất là nhức
đầu. Đi không được, giờ ở đây cũng không tốt như trước đâu. Chờ đợi lâu rời giờ
rất là khổ, không biết tính sao, không biết làm sao nữa, ông Trump ra lênh như
vậy rồi.
Đó là lời người đàn ông không muốn nên danh tánh
trong một gia đình tị nạn người Việt ở Bangkok, đã có giấy tờ đi Mỹ ngày 8 tới
đây.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS,
tổ chức đang giúp đỡ về mặt pháp lý cho những người Việt từ trong nước chạy qua
Thái Lan xin tị nạn, cho biết:
Ngay trước mắt 3 gia đình người Việt đã nhận được giấy
báo có chuyến bay, chuẩn bị trình diện với trại giam di trú để bị xử phạt một
tuần vì đã nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan trước đây rồi mới lên đường đi định
cư tại Hoa Kỳ, nhưng mới đây sau pháp lệnh hành chính thì họ đã nhận được giấy
thông báo rằng tất cả mọi chuyện đều ngưng lại không biết tới bao giờ.
Đó là một gia đình người Việt gốc Khmer Krom từ Việt
Nam chạy sang Kampuchia xin tị nạn năm 2007.
Gia đình thứ hai của một blogger từng bị tù tại Việt
Nam, trốn sang Thái Lan năm 2012, gia đình thứ ba cũng có giấy đi Mỹ cùng
ngày với gia đình thứ hai:
Gia đình gốc Khơ Me Krom chạy sang Kampuchia rồi
sang Thái Lan từ năm 2007, năm 2014 mới được xét cho tị nạn, đáng lẽ ngày
1 tháng Hai thì 2 vợ chồng và 2 con nhỏ trình diện tại trại tam ghiam của
Sở Di Trú Thái Lan một tuần để rồi ngày 8 tháng Hai sẽ lên đường bay đến Los
Angeles là nơi định cư tại Hoa Kỳ. Khổ nỗi người vợ có thai đã 5 tháng rồi, nếu
như phải chờ 120 ngày thì lúc ấy đã sinh con và có thể vì lý do đó sẽ tiếp tục
bị nhưng không được vào Hoa Kỳ bởi phải làm lại hồ sơ cho người con và nó sẽ
kéo rất dài và ảnh hưởng lâu dài.
Một gia đình nữa là gia đình một blogger khá nổi tiếng
ở Việt Nam, sẽ lên đường định cư ở bang Washington ngày 18 tháng Hai này thì
cũng đã nhận được lênh hoãn lại. Trường hợp thứ ba cũng đã nhận được giấy báo
hoãn chuyến bay.
Một cuộc biểu tình chống lại luật di trú của tổng thống
Mỹ Donald Trump tại sân bay Reagan, Arlington, VA vào ngày 1 tháng 2 năm
2017. AFP photo
Hoang
mang
Điều rõ ràng pháp lệnh hành chính do tổng thống
Trump ký chỉ áp dụng cho 7 quốc gia có đa số người theo Hồi Giáo thế nhưng nó
đã tạo hiệu ứng toàn cầu nói chung và ảnh hưởng đến người Việt Nam đang sinh sống
hoặc sắp đặt chân tới Mỹ nói riêng:
Giới chức di trú, kiểm soát các phi trường cửa ngõ
vào Hoa Kỳ họ không biết ứng xử làm sao hết. Có lẽ vì vậy, để ăn chắc, họ đã chặn
lại nhiều hơn là pháp lênh yêu cầu. Điều này tạo nên rất nhiều sự hoang mang của
những người không nằm trong tầm ngắm của pháp lênh hành chính.
Di dân có thẻ xanh, tức là thường trú nhân tại Hoa Kỳ
mà chưa có quốc tịch Hoa Kỳ, đều có thể bị kéo ra riêng ở tại phi trường để có
cuộc phỏng vấn điều tra kỹ lưỡng hơn bình thường. Đó là thông tin mới nhất mà
chúng tôi nhận được.
Người Việt ở Hoa Kỳ về ăn Tết Đinh Dậu bên
nhà, có những người chỉ mới có thẻ xanh chứ chưa vào quốc tịch, nói với Thanh
Trúc họ khá lo lắng và không biết nên về sớm hay không. Lại nữa, về sớm cũng
không biết có được cho vào Mỹ không. Những người khác nói họ vẫn an tâm vì có
quốc tịch Mỹ hoặc được người thân bảo lãnh một cách hợp pháp :
Tôi là người có quốc tịch Mỹ, tin đó không có làm
tôi lo lắng đâu, có quốc tịch thì đi đâu cũng được hết trừ ra những người
thẻ xanh thôi.
Trong lúc ông Trung nói ông không lo sợ thì bà Thúy,
chỉ mới có thẻ xanh, đang tự trấn áp nỗi lo bằng suy nghĩ là:
Có thẻ xanh nay được một năm rưỡi rồi, về đây được 2
thang rồi, 15 tháng này là về Mỹ lại. Không lo gì hết tại mình nghĩ con mình có
quốc tịch về bảo lãnh mình qua giấy tờ đầy đủ, không thấy hoang mang lo sợ
gì hết.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng của BPSOS thì
phải chờ một thời gian ngắn nữa mới biết rõ tình hình:
Lệnh vừa rồi nó ảnh hưởng toàn cầu chứ không riêng
người Việt đi về Việt Nam hoặc đi về Thái Lan rồi quay lại Mỹ. Di dân mới
có thẻ xanh tức chưa trở thành công dân Hoa Kỳ thì chúng tôi nghĩ phải chờ thêm
một vài tuần nữa mới biết cái ảnh hưởng nó như thế nào. Chính hành pháp Trump
hiện nay, cứ vài tiếng đồng hồ, lại có một giải thích mới, chỉ thị mới, hướng dẫn
mới. Thành ra chúng tôi nghĩ trong vài ngày tới đây sẽ có một số thay đổi về
cách thức áp dụng sắc lênh hành pháp về vấn đề di dân và tị nạn của tổng thống
Trump.
Ông Lê Minh Hải và Văn phòng Tham vấn Di trú Robert
Mullins International. Hình do Robert Mullins International cung cấp.
Người
Việt lo lắng
Từ sự kiện pháp lênh hành chính do tổng thống Trump
ký ngày 20 đến giờ, thiết tưởng có những điều người Việt ở Mỹ cần tìm hiểu kỹ
càng hơn để tránh cho mình những nỗi lo không đáng có.
Ông Lê Minh Hải, giám đốc điều hành Văn Phòng Tham Vấn
Di Trú Robert Mullins International ở California, chi nhánh San Jose, nhận định:
Chúng tôi thấy rằng pháp lênh hành chánh của ông
Donald Trump có liên quan trực tiếp đến người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất là những
người Việt Nam đang ở nước thứ ba mà xin tị nạn để được vào Mỹ, được cứu xét và
được chấp thuận rồi thì bây giờ phải chờ ít nhất 120 ngày.
Thứ hai, những người đến Hoa Kỳ trước tuổi vị thành
niên tức là 16 tuổi thì chính tổng thống Donald Trump có thể thay đổi chính
sách và làm cho các em thành bất hợp lệ. Điều này khá quan trọng vì
rất nhiều em Việt Nam theo cha mẹ đến đây không có giấy tờ hoặc ở lại quá hạn
lúc dưới 16 tuổi, đã được ân huệ cấp phát giấy tờ sinh hoạt thì bây giờ có thể
sẽ bị cắt bởi chính sách mới liên quan vấn đề di trú của tổng thống Trump.
Còn cái việc bà con mình hiện nay có thân nhân là
thường trú nhân mà đi về du lịch ở Việt Nam cũng như đang ở ngoài Hoa Kỳ thì
không biết rằng ngày trở về Hoa Kỳ của họ có bị ảnh hưởng như 7 nước mà ông tổng
thống Donald Trump cấm nhấp không. Người Việt Nam chúng ta trước đây, khi chưa
có pháp lênh này vẫn, bình thường vẫn bị đưa vào trong văn phòng làm việc của
cơ quan di trú để chất vấn vì đi quá nhiều lần và quá lâu, có nghĩa là năm ba
tháng, đôi lúc trên sáu tháng, dưới một năm hoặc trên một năm. Sự chất vấn đó
có thể đưa tới hậu quả là bị rút lại thẻ xanh ngay tại phi trường.
Với câu hỏi là điều ông vừa trình bày có liên quan đến
tờ đơn I-407 mà người Việt đang bàn tán:
Đó là tờ đơn I-407, mục đích của tờ đơn này là buộc
phải hoàn trả lại qui chế di trú vì đã đi ra khỏi nước lâu và đi nhiều lần, mỗi
lần trên hoặc dưới 6 tháng mà không có bằng chứng là vẫn duy trì sự thường trú,
sinh hoạt, sinh sống tại Hoa Kỳ. Những đối tượng đó có thể bị buộc
ký vào tờ đơn I-407 tức đơn từ bỏ qui chế di trú.
Thêm một điều quí vị cần biết là nhân viên di
trú ở phi trường thì họ có rất nhiều quyền hạn để hỏi và chất vấn. Nhưng họ
không có quyền chất vấn là quí vị chống đối hay ủng hộ pháp lênh hành pháp của
tổng thống Donald Trump không. Đó là điều thuộc lãnh vực chính trị chứ không
thuộc lãnh vực tự do phát biểu tự do suy nghĩ của đại đa số công chúng ở Hoa Kỳ
này.
Pháp lệnh đang nói tới ở đây, ông Lê Minh Hải giài
thích tiếp, còn liên quan tới những người có tiền án tiền sử phạm pháp, và người
Việt Nam cũng không tránh khỏi vòng kiểm soát này:
Đây là việc có thể sẽ được cứu xét rất kỹ lưỡng
và nó gây ra sự chậm trễ cho bà con nộp hồ sơ đi định cư tại Hoa Kỳ.
Đối với diện du học sinh hoặc nghiên cứu sinh từ Việt
Nam qua Mỹ thì sao, khi về nhà đón Tết thì liệu khi trở qua Mỹ trong thời điểm
này có gặp khó khăn rắc rồi gì không.
Ông Lê Minh Hải:
Điều đó không ảnh hưởng gì cả. Du học sinh này
khi đến Hoa Kỳ nếu học hành giỏi giang và không bị gián đoạn thì các em có quyền
trở về quê nhà để ăn Tết hay để thăm viêng thân nhân. Khi visa hết hãn thì đến
Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để làm visa mới rồi trở
lại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên có một số những trường hợp khi trở lại để
xin visa thì bị từ chối là bởi sự gián đoạn mà ngay cả chính các em cũng không
biết mình gián đoạn ở đâu. Đôi lúc ghi danh học một lớp mà vì lớp đó đông quá
và họ bỏ ra không cho các em học mà các em không biết cứ nghĩ mình học toàn thời
gian. Sau cùng đi Việt Nam rồi mới phát hiện ra và các em vẫn phải trả tiền cho
trường . Khi khám phá ra thì quá trễ nên không được cấp chiếu khán để trở lại
Hoa Kỳ.
Tóm lại tất cả các loại chiếu khán đến Hoa Kỳ theo
cách tạm thời như du lịch, hay du học đều bị ảnh hưởng bởi sự duyệt xét gắt gao
cũng như bởi vì thiếu ý thức làm sao để duy trì sự hợp lệ của các loại visa
này. Cho nên vô tình hay cố ý quá hạn là những thành phần có thể nằm trong danh
sách hai ba triệu người mà tổng thống nói là một trong những ưu tiên hàng đầu để
ông trục xuất. Trong số hai ba triệu này có rất nhiều người Việt Nam chúng ta.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
No comments:
Post a Comment