Người
Việt Online
February 7, 2017
WASHINGTON
DC (NV) – Những người ủng hộ Tổng Thống Donald
Trump nhiệt tình nhất có vẻ chịu thiệt nhiều nhất nếu ông giữ đúng lời hứa lúc
tranh cử, bỏ Obamacare và gây chiến tranh mậu dịch với Mexico và Trung Quốc.
NBC News trích lời ông Michael O Moore, giáo sư kinh
tế và bang giao quốc tế trường George Washington University, nói rằng, “theo tôi cử tri ủng hộ ông Donald Trump sẽ
chịu sự ảnh hưởng không tương xứng do không nhận thức được rằng các chính sách
của ông Trump có thể gây thiệt hại cho họ hơn là giúp đỡ họ.”
Theo dữ kiện của viện thăm dò Gallup, số người Mỹ
không có bảo hiểm y tế chỉ dưới 11% trong tam cá nguyệt thứ tư của năm ngoái,
giảm từ khoảng 17% của ba năm trước đó.
Điều nghịch lý là, phần lớn những người mới có bảo
hiểm y tế sau này đều là cử tri bỏ phiếu cho ông Trump.
Một phân tích của tổ chức Kaiser Family Foundation
nhận thấy, 6.3 triệu trong số 11.5 triệu người Mỹ mua bảo hiểm Obamacare hồi
năm ngoái sống trong những khu vực thuộc ảnh hưởng của đảng Cộng Hòa.
Các nhà phân tích chính sách nói rằng, việc bỏ Obamacare
sẽ gây tác hại đến những người Mỹ cao niên và người sống ở vùng thôn quê, hai
thành phần dân số dồn phiếu cho ông Trump, thay vì bà Hillary Clinton của đảng
Dân Chủ, trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Ông Josh Bivens, giám đốc tổ chức nghiên cứu
Economic Policy Institute, nhận định rằng việc bỏ Obamacare sẽ khiến người cao
niên khi muốn mua bảo hiểm y tế phải trả tiền nhiều hơn, đặc biệt ở những vùng
nơi ít có sự cạnh tranh của thị trường bán bảo hiểm.
Ông Bivens nói:
“Đối với các cử tri cao niên không có sức khỏe tốt và không sống tại những tiểu
bang đông dân, theo tôi họ thật sự sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất.”
Cũng theo lời ông Bivens, những người Mỹ chịu thiệt
thòi nhiều do việc bỏ Obamacare sẽ là những gia đình có lợi tức thấp ở 32 tiểu
bang mà chương trình Medicaid mở rộng nhắm đến những người rất nghèo, nhưng
ngay cả đến cấp trung lưu cũng sẽ thấy bảo phí sức khỏe của họ tăng cao.
Trường
hợp Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tân chính phủ Hoa Kỳ bế quan đối với những thị trường có nhiều khả năng
sinh lợi ở Á Châu như Việt Nam.
Một nghiên cứu gần đây của viện Brookings
Institution cho thấy các thành phố nhỏ ở nhiều tiểu bang nghiêng về đảng Cộng
Hòa sẽ chịu thiệt nhiều nhất do kết quả của chính sách cô lập mà Tổng Thống
Trump ôm ấp, gồm các tiểu bang ở vùng Trung Tây như Indiana và Michigan, hay kể
cả miền Nam Hoa Kỳ.
Ông David Brown, phó giám đốc của chương trình kinh
tế tại tổ chức Third Way, nói rằng những vùng thôn quê vốn lệ thuộc vào nông
nghiệp sẽ phải vật lộn với nhiều khó khăn.
Ông nói: “Nông
nghiệp không dự phần nhiều trong nền kinh tế Hoa Kỳ nhưng ở một số vùng của Hoa
Kỳ thì đó lại là tất cả của nền kinh tế địa phương. Các nông gia Hoa Kỳ là người
được hưởng lợi nhiều nhờ ở TPP và NAFTA, hiệp ước mậu dịch vùng Bắc Mỹ.”
Bãi bỏ TPP và NAFTA, ngoài việc khiến các công ty
không còn có thể gia tăng xuất khẩu, hàng rào thuế quan của Tổng Thống Trump
đánh vào hàng nhập cảng từ Mexico cùng các đối tác khác, như ông từng đe dọa, sẽ
khiến cho giới tiêu thụ phải tốn nhiều tiền hơn khi đi mua sắm.
Ông Brown giải thích thêm: “Nếu ta đánh thuế 20% vào hàng hóa đến từ Mexico, thật là ảo tưởng nếu
nghĩ rằng chỉ một mình Mexico cảm thấy hậu quả của điều đó. Vì những sản phẩm ấy,
từ xe hơi đến cà chua, khiến mọi người ở Mỹ rồi ra đều cũng cảm thấy hậu quả
như đối với Mexico.”
Cũng như ông Brown, các chuyên gia mậu dịch khác đều
cho rằng các gia đình có lợi tức thấp sẽ thấm đòn nhiều hơn cả vì rằng người
nghèo chi ra số phần trăm từ mức thu nhập của họ cao hơn vào hàng hóa so với
người giàu có hơn.
Kết quả là người Mỹ ở vùng nông thôn, nơi dân số
thưa thớt và ít có sự cạnh tranh của giới bán lẻ, sẽ thấy rõ sự gia tăng của
giá cả hàng hóa.
Giáo Sư Moore nhận xét: “Tôi không nghĩ phần lớn những công việc mà người ta nói sẽ được tạo thêm
sẽ đến với những vùng nông thôn, do vậy họ không được hưởng lợi gì cả mà còn phải
trả giá cao hơn.”
Ông nhắn nhủ: “Một
trong những cái lắc léo về hàng rào thuế quan là cái lợi có tính cách tập trung
trong khi sự chịu tốn kém lại rải đều trên khắp cả nước. Hãy nhớ lấy điều đó.”
(TP)
No comments:
Post a Comment