Saturday, November 5, 2016

VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 CÓ GÌ - MÀ MIỀN BẮC KHÔNG CÓ - ? (FB Inra Sara)





Nhiều, rất nhiều…

BÁO CHÍ

Nếu miền Bắc, các loại báo chỉ phát hành đến cơ quan nhà nước, thư viện hay trường học, còn đại bộ phận dân chúng phải đọc báo dán tại các địa điểm công cộng hay chấp nhận nghe loa phường; thì ở miền Nam: người dân có tất. 

Nguyệt san, bán nguyệt san hay tuần báo, nhật báo, tin buổi chiều. Đa dạng, đa chiều, đa khuynh hướng. Báo thiên tả hoặc thân Cộng, báo chống chính quyền hay báo trung lập cũng có. Dân thành phố được đọc đủ loại đã đành, ngay người nhà quê hẻo lánh cũng có thể đặt báo để được mang đến tận nhà.

TỰ DO

Tự do, các nhóm văn nghệ cấp tập xuất hiện: Sáng Tạo, Chỉ Đạo, Quan Điểm, Đại Học, Tư Tưởng, Bách Khoa, Nhân Loại, Tinh Việt Văn đoàn, Văn Hóa Ngày Nay… rồi Thái Độ, Hành Trình, Trình Bầy, Ý Thức…

Đó là sinh hoạt chữ nghĩa tự do mà người miền Nam được thụ hưởng ngay trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất. Tự do ngôn luận, bạn tự do nói lên tiếng nói của bạn.

Dĩ nhiên nếu hành vi bạn nguy hiểm đến chế độ, bạn có thể bị bắt. Bị bắt, anh chị em văn nghệ sĩ đấu tranh buộc họ thả bạn ra, để bạn có cơ hội lên tiếng trở lại. Là điều văn nghệ sĩ miền Bắc có nằm mơ cũng không thấy.

THƠ

Đủ hình thức và trào lưu thơ xuất hiện. 

Thơ tự do với sự thống ngự của tên tuổi Thanh Tâm Tuyền, Duy Thanh. Lục bát huyền ảo ảnh hưởng tư tưởng nhà Phật, có Phạm Thiên Thư, Tuệ Mai. Hậu hiện đại sơ kì, Phạm Công Thiện với Bùi Giáng được xem như người khởi động. Làm thơ bất kể ngôn từ thông tục, thông tục đến thô tục đã có Nguyễn Đức Sơn hay Nguyễn Tôn Nhan. 

Thơ phản chiến, thơ Thiền, thơ siêu thực, thơ hiện sinh, thơ điên, ca từ nhạc sến, nhạc vàng, vọng cổ, không thiếu bất kì thứ gì. 

Quan trọng không kém là các bộ phận công chúng văn học khác nhau chấp nhận chúng là những sáng tạo nghệ thuật.

VĂN XUÔI

Tiểu thuyết đường rừng; tiểu thuyết cho tuổi mới lớn: Áo trắng, Mực tím, Tuổi hồng; tiểu thuyết khai thác dục tính; tiểu thuyết tình cảm éo le; tiểu thuyết feuilleton: Bình Nguyên Lộc, An Khê hay Lê Xuyên.

Tiểu thuyết, kí sự viết về cuộc chiến qua cách nhìn nhân văn, chứ không một chiều, bóp méo, xuyên tạc phía địch còn phe ta luôn đúng, luôn thắng, luôn anh hùng.

Văn xuôi phản truyền thống, từ "phản ứng trong suy tưởng: Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu...; phản ứng trong nếp sống: Nguyễn Thị Hoàng, Chu Tử, Nguyễn Đình Toàn, Trần Thị NgH, Lệ Hằng...; phản ứng trong bút pháp: Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông Ngạc..." (Võ Phiến)

NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH

Nếu miền Bắc XHCN tự khuôn định vào phê bình Marxist thì trong miền Nam, ở mức độ nhất định, hầu như tất cả trào lưu phê bình mới trên thế giới đều được tiếp nhận và vận dụng. Từ phê bình hiện tượng luận đến phê bình tâm phân học, từ phê bình cấu trúc đến phê bình mới, rồi cả phê bình Marxist nữa cũng không chừa… Trong khi đó ngoài kia, Nhân văn Giai phẩm chỉ ý định muốn tách văn nghệ khỏi chính trị thôi mà đã lên gò xuống lũng.

Và dịch thuật nữa…

Còn thiếu gì, các bạn FB điền vào chỗ trống nhé.



Ngoc Phung Hoai báo chí miền Bắc nghèo lắm: ĐIỂM BÁO MIỀN BẮC TRƯỚC 1975
Phùng Hoài Ngọc
***
Bảy loại báo chính:
1. Báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân (nội dung chỉ khác nhau chút ít)
2. Báo tỉnh, thành của cấp ủy (mang tên tỉnh thành)
3. Báo Tiền Phong (thanh niên)
4. Thiếu niên tiền phong (thiếu nhi)
5. Phụ nữ
6. Khoa học thường thức
7. Văn nghệ (chung cho các loại hình, trọng tâm là văn học)
(một số tạp chí)

Dong Phuong Sau năm 1975 tại thành phố SG là điểm chính để chí́nh quyền mới cho đi tịch thu tất cả sách báo đã in ở MN/VN. Họ cho là phản động và đồi truỵ. Việc đi càn quét này được giao cho các Phòng Thông Tin Văn Hoá các Phường phối hợp với một đám CM 30.Tịch thu tất cả không cần biết ra sao .Đám ô lại này dựa thời cơ cướp bóc y hệt đám ma cô trong thời kỳ --Cách Mạng Văn Hoá cuả Giang Thanh vợ nhỏ đào hát cuả Mao Trạch Đông .Cướp bóc vô tội vạ .Như đóng cửa nhà sách Khai Trí. Những sách báo họ đem về bỏ xó hàng đống như đóng núi Ban TT/Q và Ban TT/P...



--------------------------------------------

XEM THÊM :


HỘI THẢO về 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975




Xem toàn bộ (Tạp chí điện tử Da Màu)

*
*
*

HỘI THẢO VỀ 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975
Người Việt & Việt Báo  tổ chức ngày 6 & 7-12-2014

.
Nguyễn Vy Khanh
24.02.2015
.
Ngô Thế Vinh    23.02.2015
.
Đỗ Quý Toàn    13.02.2015
.
Lữ Quỳnh     6.02.2015
.
Thư Quán Bản Thảo    4.02.2015
.
15.01.2015
.
Đinh Từ Bích Thúy     8.01.2015
.
Nguyễn Hưng Quốc   06.01.2015
.
Du Tử Lê    12/12/2014 05:58 AM
.
Đặng Thơ Thơ    6.01.2015
.
Nguyễn Đức Tùng     31.12.2014
.
Bùi Vĩnh Phúc 4 bình luận    29.12.2014
.
Lưu Thủy Hương     26/12/2014
.
26/12/2014
.
Trương Vũ      25.12.2014
.
Phùng Nguyễn       Thứ Tư, ngày 24 tháng 12 năm 2014
.
Trần Doãn Nho     23.12.2014
.
Ngự Thuyết    12/12/2014
.
Bùi Vĩnh Phúc     12.12.2014
.
Nguyễn Hưng Quốc    12.12.2014
.
Trịnh Thanh Thủy     Tuesday, December 09. 2014  11:30:49AM
.
Đặng Phú Phong     Cập nhật: 11/12/2014 10:52
.
Đặng Phú Phong         Cập nhật: 08/12/2014 12:19
.
.
Du Tử Lê     07/17/2012 06:07 PM
.
Nguyễn Hưng Quốc    07.12.2014
.
Phạm Quốc Bảo   Wednesday, December 03, 2014 6:20:29PM
.
Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam (ngày thứ nhì)
Kalynh Ngô/Người Việt   Monday, December 08, 2014 6:51:41PM
.
Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam (ngày thứ nhất)
Kalynh Ngô/Người Việt  Saturday, December 6, 2014 8:19:21PM
VIDEO : Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam, 1954 – 1975  (ngày thứ nhất)
.
Da Màu     05/12/2014
.
Việt Báo    03/12/201400:05:00
.
Nguyễn Hưng Quốc          03.12.2014
.
Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt Tuesday, December 02, 2014 7:25:10PM
.
Người Việt Books tái bản, 2014    Thứ Năm, ngày 27 tháng 11 năm 2014
.
Nguyễn Hưng Quốc      Thứ Bảy, ngày 29 tháng 11 năm 2014
.
Đinh Quang Anh Thái/Người Việt Wednesday, November 26, 2014 3:00:42 PM
.
Nguyễn Hưng Quốc     25.11.2014
.
Tiểu Muội (thực hiện)     Thứ Sáu, ngày 21 tháng 11 năm 2014
.
Kalynh Ngô/Người Việt (thực hiện)     22.11.2014
.
Huy Phương      Chủ Nhật, ngày 23 tháng 11 năm 2014


-------------------------


Giới Thiệu TỦ SÁCH ĐIỆN TỬ TALAWAS
.
.
.
.
.
.
Tháng 12 31, 2014










No comments: