16/11/2016 08:58:00
Qua cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi hôm
8-11-2016, với một chiến thắng đắc cử bất ngờ, gây sốc, Donald Trump thật
sự đã làm nên lịch sử khiến nhiều người lo lắng cũng như một số người hy
vọng. Chắc chắn cuộc trỗi dậy của Donald Trump sẽ đe dọa nặng nề và cũng
có thể kích động một cuộc cách mạng rộng lớn làm lung lay nền tảng xã hội,
kinh tế, chính trị văn hóa không những ở Mỹ và cả toàn cầu. Nếu không
khéo được lãnh đạo và hướng dẫn tốt cuộc cách mạng này với tư tưởng bảo hộ mậu
dịch, khu trú kinh tế và văn hóa của Donald Trump, có thể như một cơn địa chấn
làm sụp đổ nền hòa bình và thịnh vượng kinh tế, khu vực và kỹ thuật công nghệ
chế biến mà nhân loại hằng vun xới sau khi chấm dứt được cuộc Chiến Tranh Lạnh từ
năm 1991.
Một chỉ dấu không mấy phấn khởi cho xã hội cởi mở của
Mỹ và cả nhân loại, hôm chủ nhật 13-11-2016, Donald Trump đã chỉ định Stephan
Bannon vào chức năng White House Administration Strategist, một
vị trí chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo trong chính phủ Trump. Ai cũng biết
Stephen Bannon là người kỳ thị chủng tộc triệt để, miệt thị phụ nữ (misogynistic),
và óc thủ cựu cực đoan bài ngoại (xenophobic), bảo hộ mậu dịch,
khu trú kinh tế văn hóa. Khi gặp được Bannon, Donald Trump có cảm tưởng như gặp
được chính mình. Chính Stephen Bannon là người đã xách động những cuộc tranh cử
tổng thổng của Trump trong mùa tranh cử vừa qua và đã giúp Trump đắc cử Tổng thống
Mỹ. Phải chăng việc tiến cử Bannon vào chức năng Administration
Strategist là một cách tri ân của Donald Trump đối với Bannon. Nếu quả
thật như vậy trong tương lai đường lối lãnh đạo của chính Phủ Trump sẽ chịu ảnh
hưởng nặng nề và tai hại của Stephen Bonnon, phía sau Bannon là tổ chức
Alt-Right, Ku Klux KLan. Thật bất ngờ một hiệu ứng quá sớm của sư kiện này,
hôm sáng 15-11-2016 hãng thông tấn AP cho hay ở Quận Clay thuộc
West Virginia, một nữ Giám Đốc của một tổ chức xã hội, bà Pammala Ramsay Taylor
đã tung lên trên Facebook với những lời lẽ miệt thị nặng nề chống lại Dệ nhất
Phu Nhân Michelle Obama khi so sánh đương nhiệm First Lady với bà Melania
Trump: ”It will be refreshing to have a classy, beautiful,
dignified First Lady in the white house. I’m tired of seeing an Ape in
heels” https://www.yahoo.com/news/official-west-virginia-leave-racist-obama-post-132100329.html.
Ngay cả kẻ viết bài này không đủ can đảm chuyển ngữ đoạn văn ở trên ra tiếng Việt
sợ xúc phạm Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Trong cùng lúc đó, hôm thứ Ba
15-11-2016 Tổng Thống Barack Obama đang có buổi họp báo chung với Thủ tướng Hy
Lạp, Alexis Tsipras tại Thủ đô Athena để khẳng định với chính phủ và người dân
Hy lạp mối quan hệ phát triển kinh tế và chính trị văn hóa giữa hai nước Mỹ Hy
lạp là một thỏa ước có lợi ích hỗ tương, vẫn được tiếp tục tăng cường bền
chặt sẽ không hề bị sứt mẽ hay giảm sút vì sự trỗi dậy của Doanald
Trump như là vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ có tư tưởng bảo hộ mậu dịch,
kỳ thị chủng tộc, khu trú văn hóa…
Thật vậy, theo dự tính vào
đầu tuần lễ thứ 3 của tháng 11-2016 Tổng thống Barack Obama sẽ thực hiện chuyến
công du hải ngoại lần cuối cùng để giải độc thế giới trước sự trổi dậy hãi hùng
của nhà tài phiệt địa ốc, Donald Trump, vừa đắc cử Tổng Thống thứ 45 của Mỹ:https://www.yahoo.com/news/last-foreign-tour-obama-must-way-explain-trump-135707909--politics.html.
Mục đích của chuyến công du hải ngoại lần cuối cùng,
Tổng thống Barack Obama sẽ cố gắng giải độc các nhà lãnh đạo Á, Âu trước sự trỗi
dậy hung hãn của tân Tổng thống Mỹ, Donald Trump. Để thuyết phục các nhà lãnh đạo
Á, Âu, Tổng thống Obama sẽ nêu lên và cố gắng bảo vệ những gia trị
nhân văn sẵn có của Mỹ như tinh thần một đất nước lãnh đạo kinh tế và chính trị
thế giới với tinh thần đầy nhân bản, biết tôn trọng nhân quyền với đề xuất chủ
nghĩa Toàn Cầu Hóa, các quốc gia lớn nhò đều có quyền tự do cạnh tranh lành mạnh
và công bẳng. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được tự do phát triển bản sắc văn
hóa riêng của mình. Sự thông thương hàng hóa sản xuất qua các đường biên giới
được tự do và dễ dàng hơn trước. Những hiệp ước ước kinh tế và mậu dịch IMF và
WB, nhất là trung tâm Mậu dịch thề giới-WTO- được dựng lên dưới sự thúc đẩy
đóng góp lớn lao của chính phủ Hoa Kỳ. Nước Mỹ đã từng bảo hộ giúp đỡ các nước
nghèo đói tàn phá vì chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, đã trở nên những quốc
gia hùng mạnh về kinh tế trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật, Nam Triều
Tiên,.. Kế hoạch viện trợ kinh tế Marshall của Mỹ đã một thời cứu giúp châu Âu
thoát khỏi nghèo đói, sau Đại Chiến Thế giới II…Từ năm 1985 nước Mỹ không ngừng
viện trợ kinh tế giúp đỡ các quốc gia Đông Âu, những ‘Cộng Hòa Mới’ vừa
thoát khỏi xiềng xích của Liên Xô… Ngoài ra nước Mỹ cũng đang theo đuổi và phát
triển những giá trị nhân văn khác như American Value-American Dream…
Núớc Mỹ không ngừng mở tung cách cửa đón tiếp những người tỵ nạn kinh tế cũng
như chính trị, Nước Mỹ biết tôn trọng quyền tự do cư trú của nhân loại
cũng như của người dân Mỹ…
Mặc dầu sự trỗi dậy của Donald Trump đậm đặc màu sắc
hung hãn, phẫn nộ với thế giới bên ngoài, nhưng tổng thống Obama đoan chắc rằng
dù sao Donald Trump cũng là một phần của di sản nhân văn của Mỹ….
Tại Cộng hòa Liên Bang Đức, một đồng minh vô
cùng gần gũi quan trọng của Mỹ tại châu Âu, Tổng thống Obama sẽ có cuộc hội kiến
với thủ tướng Angela Merkel, ông sẽ giải tỏa được mối lo âu của chính phủ CHLBĐ
bằng cách ông cam kết Mỹ sẽ tiếp tục quan hệ chặt chẽ với châu Âu, với Bruxell
cũng như với Berlin, ông tái khẳng định nước Mỹ cần có châu Âu cũng như Châu Âu
cần có Mỹ. Mối quan hệ hỗ tương lợi ích này sẽ không hề bị giảm sút nếu không
muốn nói sẽ được ổn định hơn bao giờ hết trong những tháng, năm sắp tới dưới thời
của tân Thổng thống Mỹ, Donald Trump.
Tổ chức NATO-Liên Minh Quân Sư Bắc Đại Tây Dương-
cũng được ông giải độc vì họ lo lắng trước sự hâm dọa của Donald Trump rằng
Mỹ sẽ rút ra khỏi khối này nếu Mỹ phải tiếp tục tài trợ cho tổ chức này. Obama
đã minh bạch vấn đề này: Nếu Mỹ rút khỏi tổ chức NATO là Mỹ vô tình làm
theo ý nguyện của Nga-vì Nga luôn luôn muốn triệt hạ hoặc chủ động tham gia, điều
khiển tổ chức này để khống chế Tây Âu.
Tổng thống Obama còn phải giải tỏa nỗi băn
khoăn của một số nước thuộc khối E.U: liệu tổ chức chống lại thay đổi khí
hậu toàn cầu vừa ký kết tại Paris hồi năm ngoái có còn tồn tại hay không trước
sư hâm dọa của Donald Trump rằng Mỹ sẽ rút ra khỏi tổ chức này khi Trump lên
làm Tổng thống Mỹ?
Chặng dừng chân cuối cùng của chuyến công du này, tổng
thống Obama sẽ đến tham dự Hội Nghị Cấp cao khối hợp tác kinh tế Á châu
Thái BÌnh Dương-APEC- lần thứ 24 được tổ chức trong hai ngày 18-19-tháng
11-2016 tại thủ đô Lima của Peru. Tại đây Tổng thống Obama sẽ có buổi
hội kiến riêng với nhà lãnh đạo Trung quốc,Tập Cận Bình và Thủ tướng Úc,
Malcoln Turnbull, bên lề hội nghị này. Ông sẽ đưa ra những lời cam kết với TQ
trên mối quan hệ thương mại chính trị vì lợi ích chung của cả hai quốc gia, mối
quan hệ này sẽ tiếp phát triển tốt đẹp ngay dưới thời đại của tân Tổng thống
Hoa Kỳ Donald Trump….
Nói tóm lại trong chuyến công du châu Âu lần cuối này, Tổng thống Obama đưa ra những cam kết để giải độc các nhá lãnh đạo Á, Âu, bị gây sốc, lo lắng trước sư trỗi dậy hung hãn của Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, bằng cách ông đề cao và bảo vệ những giá trị nhân văn sẵn có của Mỹ và những giá trị khác mà Mỹ đang tiếp theo đuổi và phát triển như American Value- American Dream. Và Donald Trump, một công dân tiến bộ của Mỹ, một vị Tổng thống biết yêu nườc Mỹ, do đó trước sau gì ông cũng là một phần của di sản văn hóa nhân bản của Mỹ.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu Tân tổng thống
Donald Trump sẽ lãnh đạo nước Mỹ theo đúng những qui tắc được ông đề ra trong
thời điểm tranh cử, một chủ nghĩa dân túy cực đoan, hay là ông sẽ lãnh đạo nước
Mỹ theo chủ nghĩa thực dụng, hợp lý và phù hợp với những giá trị nhân văn sẵn
có của Mỹ như Tổng thống Obama đang tin tưởng ở ông ./.
Đào
Như
BS
ĐàoTrọng Thể
Arlington Heights-Illinois-USA
Nov-16-2016
No comments:
Post a Comment