Thứ Hai, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Nói
đến Formosa và Hà Tĩnh, người ta chỉ nhắc đến một cái tên. Đó là Võ Kim Cự, bí
thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Tất cả mũi chỉ
trích của dư luận đều nhằm vào Võ Kim Cự, nhưng dường như Cự có một lá chắn màu
nhiệm, cả một luồng dư luận sôi sục đòi xét tội Cự đều không đi đến đâu. Và
cùng với Cự, Formosa vẫn bình chân như vại sau khi gấy ra thảm hoạ môi trường
chấn động nhất trong lịch sử Việt Nam.
Năm 2008 Formosa vào Hà Tĩnh, Cự là trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, phó chủ tịch tỉnh. Khi sự việc Formosa bùng nổ, mọi quy kết đều dồn cả vào Cự liệu có đầy đủ hay chưa.? Lúc đó cấp trên của Cự là ai, hiện giờ ông ta ở đâu mà không ai nhắc đến.
Cấp trên của Cự lúc đó là Nguyễn Thanh Bình, bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân Hà Tĩnh từ năm 2007 đến năm 2015. Suốt quá trình Formosa vào Hà Tĩnh là quãng thời gian dài gần trọn hai nhiệm kỳ, Nguyễn Thanh Bình là quan chức lớn nhất ở địa phương này. Việc lên án Cự mà không nhắc đến Bình là một điều khó hiểu. Dường như cả dư luận đều bị bịt mắt hay bị đánh lạc hướng khiến vị quan chức này được yên thân.
Nguyễn Thanh Bình, ông vua thực sự của Hà Tĩnh suốt hơn mười năm qua và còn ảnh hưởng thực sự đến tận bây giờ. Sau khi tạo thuận lợi để Formosa vào Hà Tĩnh, ảnh hưởng của Bình lớn đến nỗi ở nhiệm kỳ thứ hai, Bình là người đầu tiên trong cả nước được địa phương bầu trực tiếp làm lại bí thư Hà Tĩnh vào chiều ngày 9/9/2010. Ngay tối hôm 9/9 Bình mở ngay phiên họp đầu tiên của ban thường vụ tỉnh uỷ và tiếp tục cất nhắc Cự làm phó bí thư tỉnh uỷ.
Đến năm 2015 Bình được Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ban Tổ Chức Trung Ương đưa ra Hà Nội làm phó ban tổ chức trung ương đảng. Cuộc điều động luân chuyển cán bộ lần này hoàn toàn nằm dưới sự điều khiển của Nguyễn Phú Trọng . Bởi thế trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa chỉ về Hà Tĩnh đọc lệnh cất nhắc Bình và chấp nhận lời đề nghị của Bình cho Cự làm bí thư Hà Tĩnh.
Việc Nguyễn Thanh Bình trước kia được đại hội địa phương bầu trực tiếp làm bí thư đã hiếm, nhưng chuyện khi Bình đi rồi , để lại lời đề nghị người tiếp nối mình mà được phê chuẩn càng hiếm hơn. Qua đó cho thấy quyền lực của Bình ở địa phương là tuyệt đối.
Bình ra Hà Nội làm phó ban thường trực đầy quyền lực trong đảng, tương lai vài năm tới sẽ thay thế Phạm Minh Chính ở chức này và vào Bộ Chính Trị. Một nhân vật liên can nhiều nhất đến Formosa như Bình đang ở vị thế quan trọng và tương lại còn quan trọng hơn như thế, bảo sao vụ Formosa không có ai nhắc đến tên Bình, bảo sao Formosa và Võ Kim Cự như có tấm lá chắn thép che đỡ.
Tại biểu công bố quyết định đưa Bình ra Hà Nội lên chức mới đầy quan trọng là phó trưởng ban thường trực ban tổ chức trung ưởng đảng và Võ Kim Cự nhận chức bí thư Hà Tĩnh. Thay mặt bộ chính trị, Tô Huy Rứa phát biểu ca ngợi thành tích của hai con người này đã, có công đưa Hà Tĩnh thu được những thành tựu nổi bật.
Thành tựu đó là gì, ngoài sự phát triển nổi bật của Formosa trong thời kỳ Bình, Cự lãnh đạo Hà Tĩnh.
Từ khi tái đắc cử Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng luôn mồm nhấn mạnh công tác tổ chức cán bộ, tiêu chí chọn cán bộ, đạo đức, năng lực cán bộ đảng... cán bộ trong sạch, không có tư lợi riêng cho gia đình, người thân, bè phái, lợi ích nhóm.
Thế nhưng chuyện cả họ làm quan lại nhiều nhan nhản hơn khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Và ngay cả ngay sát cạnh ông Trọng , chẳng cần đâu xa. Nguyễn Thanh Bình chính là loại cán bộ điển hình lợi ích nhóm, phe phái, cục bộ địa phương. Sỡ dĩ không làm được gì Võ Kim Cự vì Cự là người Bình đưa lên. Xử lý Cự phải xử lý cả Bình, xử lý Bình thì phải xử lý cả người đã đưa Bình ra Hà Nội làm phó ban tổ chức trung ương. Có nghĩa Trọng phải tự xử lý mình. Công tác cán bộ điều động, luân chuyển có vấn đề tiêu cực ở quá gần Nguyễn Phú Trọng, ông ta không xử lý còn đi xử lý tận đâu đâu.
Vào giữa năm 2016 ở Hà Tĩnh nổi lên vụ cảnh sát đánh người yêu cũ và chồng sắp cưới của cô gái tàn bạo, có tổ chức, tính chất tàn bạo, công khai giữa ban ngày, coi thương pháp luật. Thế nhưng vụ việc bỗng nhiên êm ả , vì nạn nhân làm đơn xin bãi miễn hành vi của viên cảnh sát trẻ này.
Viên cảnh sát đó tên là Phan Văn Hưng, người huyện Cẩm Xuyên, cùng quê với Nguyễn Thanh Bình. Hưng là con của bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc phó chủ tịch huyện Cẩm Xuyên. Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc là anh em con chú, con bác với Nguyễn Thanh Bình. Chỉ từ một cán bộ văn hoá xã đi phát báo nhờ ông anh Bình mà thành phó chủ tịch huyện và còn cơ hội đi tiếp cao nữa.
Ở Hà Tĩnh không chỉ mỗi mình bà Ngọc có quan hệ họ hàng với Nguyễn Thanh Bình. Có thể liệt kê nhiều chức vụ, tên tuổi khác như
Nguyễn Văn An, em ruột Bình là phó giám đốc công an tỉnh.
Trần Văn Sơn, em rể Bình làm chỉ huy quân sự tỉnh.
Nguyễn Văn Thắng, em họ Bình làm chánh án toà án tỉnh
Nguyễn Quốc Hùng, con rể làm trưởng công an thành phố Hà Tĩnh.
Nguyễn Văn Quý, em họ làm chủ tịch hội đồng nhân dân Hà Tĩnh.
Nguyễn Quốc Hùng hàm còn đại uý đã nhận chức trưởng công an thành phố, trong khi còn bao nhiêu phó trưởng khác hàm trung tá phải ngậm ngùi , cay đắng đứng nhìn ông con rể ngài phó ban tổ chức trung ương đảng leo qua đầu.
Còn nhiều chức vụ quan trọng cấp huyện, cấp sở ở Hà Tĩnh do họ hàng, thông gia nhà Nguyễn Văn Bình nắm giữ như Nguyễn Văn Cương, Dương Văn Tuấn, Dương Thạch....những tên tuổi này đã từng dính dáng đến những vụ việc um xùm dư luận như đội cảnh sát giao thông huyện Kỳ Anh lông hành cho mình có quyền riêng thu luật, vụ phá sản doanh nghiệp 666, vụ làm 2 km đường quốc lộ 1 A qua Hà Tĩnh...
Với một mạng nhện họ hàng dày đặc giăng ở Hà Tĩnh như thế, cộng với chức thường trực phó ban tổ chức trung ương đảng cao ngất trời. Nguyễn Thanh Bình thực sự là sứ quân đầy quyền lực ở Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Phú Trọng trả lời sao về công tác cán bộ của đảng mà ông đang hô hào là cải tiến chất lương , đạo đức, trong sáng, loại trừ bè phái, lợi ích nhóm. ?
Ông Trọng sẽ không trả lời, vì Nguyễn Thanh Bình là nhân sự quan trọng nằm trong bè phái của ông.
Bài viết này không hy vọng gì Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ công tác cán bộ như miệng ông ta thường rao giảng. Bài viết chỉ muốn phần nào giải thích cho dư luận thấy, một khía cạnh đã làm cho Formosa tung hoành không hề e sợ pháp luật, văn hoá Việt Nam, Võ Kim Cự không rụng cọng lông chân, các đập thuỷ điện ở Hà Tĩnh vô tư xả nước gây lũ lụt, công an Hà Tĩnh tự tung, tự tác thu tiền xe trên đường quốc lộ.
Thật bi hài, trong khi người dân Hà Tĩnh khốn khổ trong lũ lụt và thảm hoạ Formosa, cả nước cùng quan tâm. Những người có lòng nhân hậu kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Hà Tĩnh. Họ vì lòng tốt của mình mà bị chuốc mọi điều tiếng, đe doạ.
Thì họ hàng làm quan chức Hà Tĩnh của phó ban tổ chức trung ương đảng Nguyễn Thanh Bình ở đâu, thưa ông Nguyễn Phú Trọng đầu đảng.
Năm 2008 Formosa vào Hà Tĩnh, Cự là trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, phó chủ tịch tỉnh. Khi sự việc Formosa bùng nổ, mọi quy kết đều dồn cả vào Cự liệu có đầy đủ hay chưa.? Lúc đó cấp trên của Cự là ai, hiện giờ ông ta ở đâu mà không ai nhắc đến.
Cấp trên của Cự lúc đó là Nguyễn Thanh Bình, bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân Hà Tĩnh từ năm 2007 đến năm 2015. Suốt quá trình Formosa vào Hà Tĩnh là quãng thời gian dài gần trọn hai nhiệm kỳ, Nguyễn Thanh Bình là quan chức lớn nhất ở địa phương này. Việc lên án Cự mà không nhắc đến Bình là một điều khó hiểu. Dường như cả dư luận đều bị bịt mắt hay bị đánh lạc hướng khiến vị quan chức này được yên thân.
Nguyễn Thanh Bình, ông vua thực sự của Hà Tĩnh suốt hơn mười năm qua và còn ảnh hưởng thực sự đến tận bây giờ. Sau khi tạo thuận lợi để Formosa vào Hà Tĩnh, ảnh hưởng của Bình lớn đến nỗi ở nhiệm kỳ thứ hai, Bình là người đầu tiên trong cả nước được địa phương bầu trực tiếp làm lại bí thư Hà Tĩnh vào chiều ngày 9/9/2010. Ngay tối hôm 9/9 Bình mở ngay phiên họp đầu tiên của ban thường vụ tỉnh uỷ và tiếp tục cất nhắc Cự làm phó bí thư tỉnh uỷ.
Đến năm 2015 Bình được Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ban Tổ Chức Trung Ương đưa ra Hà Nội làm phó ban tổ chức trung ương đảng. Cuộc điều động luân chuyển cán bộ lần này hoàn toàn nằm dưới sự điều khiển của Nguyễn Phú Trọng . Bởi thế trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa chỉ về Hà Tĩnh đọc lệnh cất nhắc Bình và chấp nhận lời đề nghị của Bình cho Cự làm bí thư Hà Tĩnh.
Việc Nguyễn Thanh Bình trước kia được đại hội địa phương bầu trực tiếp làm bí thư đã hiếm, nhưng chuyện khi Bình đi rồi , để lại lời đề nghị người tiếp nối mình mà được phê chuẩn càng hiếm hơn. Qua đó cho thấy quyền lực của Bình ở địa phương là tuyệt đối.
Bình ra Hà Nội làm phó ban thường trực đầy quyền lực trong đảng, tương lai vài năm tới sẽ thay thế Phạm Minh Chính ở chức này và vào Bộ Chính Trị. Một nhân vật liên can nhiều nhất đến Formosa như Bình đang ở vị thế quan trọng và tương lại còn quan trọng hơn như thế, bảo sao vụ Formosa không có ai nhắc đến tên Bình, bảo sao Formosa và Võ Kim Cự như có tấm lá chắn thép che đỡ.
Tại biểu công bố quyết định đưa Bình ra Hà Nội lên chức mới đầy quan trọng là phó trưởng ban thường trực ban tổ chức trung ưởng đảng và Võ Kim Cự nhận chức bí thư Hà Tĩnh. Thay mặt bộ chính trị, Tô Huy Rứa phát biểu ca ngợi thành tích của hai con người này đã, có công đưa Hà Tĩnh thu được những thành tựu nổi bật.
Thành tựu đó là gì, ngoài sự phát triển nổi bật của Formosa trong thời kỳ Bình, Cự lãnh đạo Hà Tĩnh.
Từ khi tái đắc cử Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng luôn mồm nhấn mạnh công tác tổ chức cán bộ, tiêu chí chọn cán bộ, đạo đức, năng lực cán bộ đảng... cán bộ trong sạch, không có tư lợi riêng cho gia đình, người thân, bè phái, lợi ích nhóm.
Thế nhưng chuyện cả họ làm quan lại nhiều nhan nhản hơn khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Và ngay cả ngay sát cạnh ông Trọng , chẳng cần đâu xa. Nguyễn Thanh Bình chính là loại cán bộ điển hình lợi ích nhóm, phe phái, cục bộ địa phương. Sỡ dĩ không làm được gì Võ Kim Cự vì Cự là người Bình đưa lên. Xử lý Cự phải xử lý cả Bình, xử lý Bình thì phải xử lý cả người đã đưa Bình ra Hà Nội làm phó ban tổ chức trung ương. Có nghĩa Trọng phải tự xử lý mình. Công tác cán bộ điều động, luân chuyển có vấn đề tiêu cực ở quá gần Nguyễn Phú Trọng, ông ta không xử lý còn đi xử lý tận đâu đâu.
Vào giữa năm 2016 ở Hà Tĩnh nổi lên vụ cảnh sát đánh người yêu cũ và chồng sắp cưới của cô gái tàn bạo, có tổ chức, tính chất tàn bạo, công khai giữa ban ngày, coi thương pháp luật. Thế nhưng vụ việc bỗng nhiên êm ả , vì nạn nhân làm đơn xin bãi miễn hành vi của viên cảnh sát trẻ này.
Viên cảnh sát đó tên là Phan Văn Hưng, người huyện Cẩm Xuyên, cùng quê với Nguyễn Thanh Bình. Hưng là con của bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc phó chủ tịch huyện Cẩm Xuyên. Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc là anh em con chú, con bác với Nguyễn Thanh Bình. Chỉ từ một cán bộ văn hoá xã đi phát báo nhờ ông anh Bình mà thành phó chủ tịch huyện và còn cơ hội đi tiếp cao nữa.
Ở Hà Tĩnh không chỉ mỗi mình bà Ngọc có quan hệ họ hàng với Nguyễn Thanh Bình. Có thể liệt kê nhiều chức vụ, tên tuổi khác như
Nguyễn Văn An, em ruột Bình là phó giám đốc công an tỉnh.
Trần Văn Sơn, em rể Bình làm chỉ huy quân sự tỉnh.
Nguyễn Văn Thắng, em họ Bình làm chánh án toà án tỉnh
Nguyễn Quốc Hùng, con rể làm trưởng công an thành phố Hà Tĩnh.
Nguyễn Văn Quý, em họ làm chủ tịch hội đồng nhân dân Hà Tĩnh.
Nguyễn Quốc Hùng hàm còn đại uý đã nhận chức trưởng công an thành phố, trong khi còn bao nhiêu phó trưởng khác hàm trung tá phải ngậm ngùi , cay đắng đứng nhìn ông con rể ngài phó ban tổ chức trung ương đảng leo qua đầu.
Còn nhiều chức vụ quan trọng cấp huyện, cấp sở ở Hà Tĩnh do họ hàng, thông gia nhà Nguyễn Văn Bình nắm giữ như Nguyễn Văn Cương, Dương Văn Tuấn, Dương Thạch....những tên tuổi này đã từng dính dáng đến những vụ việc um xùm dư luận như đội cảnh sát giao thông huyện Kỳ Anh lông hành cho mình có quyền riêng thu luật, vụ phá sản doanh nghiệp 666, vụ làm 2 km đường quốc lộ 1 A qua Hà Tĩnh...
Với một mạng nhện họ hàng dày đặc giăng ở Hà Tĩnh như thế, cộng với chức thường trực phó ban tổ chức trung ương đảng cao ngất trời. Nguyễn Thanh Bình thực sự là sứ quân đầy quyền lực ở Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Phú Trọng trả lời sao về công tác cán bộ của đảng mà ông đang hô hào là cải tiến chất lương , đạo đức, trong sáng, loại trừ bè phái, lợi ích nhóm. ?
Ông Trọng sẽ không trả lời, vì Nguyễn Thanh Bình là nhân sự quan trọng nằm trong bè phái của ông.
Bài viết này không hy vọng gì Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ công tác cán bộ như miệng ông ta thường rao giảng. Bài viết chỉ muốn phần nào giải thích cho dư luận thấy, một khía cạnh đã làm cho Formosa tung hoành không hề e sợ pháp luật, văn hoá Việt Nam, Võ Kim Cự không rụng cọng lông chân, các đập thuỷ điện ở Hà Tĩnh vô tư xả nước gây lũ lụt, công an Hà Tĩnh tự tung, tự tác thu tiền xe trên đường quốc lộ.
Thật bi hài, trong khi người dân Hà Tĩnh khốn khổ trong lũ lụt và thảm hoạ Formosa, cả nước cùng quan tâm. Những người có lòng nhân hậu kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Hà Tĩnh. Họ vì lòng tốt của mình mà bị chuốc mọi điều tiếng, đe doạ.
Thì họ hàng làm quan chức Hà Tĩnh của phó ban tổ chức trung ương đảng Nguyễn Thanh Bình ở đâu, thưa ông Nguyễn Phú Trọng đầu đảng.
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 20:10
No comments:
Post a Comment