Saturday, November 12, 2016

CÁC THÁCH THỨC CHO DONALD TRUMP về CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI (Joseph S. Nye - Project Syndicate)




12/11/2016

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong chiến dịch tranh cử đã có đặt vấn đề về các liên minh và định chế đã củng cố cho trật tự của thế giới tự do, nhưng ông chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ một câu hỏi quan trọng nhất đã đề ra trong chiến thắng của ông là liệu giai đoạn lâu dài của toàn cầu hóa mà trào lưu này bắt đầu vào cuối Thế chiến II về cơ bản là đã kết thúc chưa.

Không tất yếu phải như vậy. Ngay cả khi các hiệp định thương mại như Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương thất bại và toàn cầu hóa về kinh tế chậm lại, thì công nghệ đang thúc đẩy toàn cầu hóa về sinh thái, chính trị và xã hội trong các hình thức của biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia và di dân - cho dù Trump thích các vấn đề này hay không. Trật tự của thế giới không chỉ là kinh tế, mà còn hơn thế và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của trật tự này.

Người Mỹ thường hiểu lầm về vị thế của chúng ta trong thế giới. Chúng ta dao động giữa hai trào lưu hân hoan chiến thắng và tàn lụn. Sau khi Liên Xô phóng phi thuyền Sputnik vào năm 1957, chúng ta tin rằng chúng ta suy vi. Trong những năm 1980, chúng ta nghĩ rằng người Nhật đã vực dậy cao lớn đến ba mét. Trong hậu quả của cuộc Đại Suy thoái vào năm 2008, nhiều người Mỹ lầm tưởng rằng Trung Quốc đã trở nên mạnh hơn so với Hoa Kỳ.
 
Dù qua các luận điệu tranh cử của Trump, nhưng Mỹ không có suy bại. Nhờ có người nhập cư mà Mỹ là một quốc gia phát triển chính không chịu tình trạng suy giảm dân số vào giữa thế kỷ; sự phụ thuộc của Mỹ vào việc nhập khẩu năng lượng giảm đi chứ không tăng; Mỹ đứng đầu trong những công nghệ lớn (sinh học, nano, thông tin) sẽ định hình thế kỷ này; và các trường đại học của Mỹ đứng đầu các bảng xếp hạng trên thế giới.

Trong chính sách đối ngoại của Trump có nhiều vấn đề quan trọng sẽ đưa vào chương trình nghị sự, nhưng một vài vấn đề chính có thể sẽ chiếm ưu thế - quan hệ với siêu cường Trung Quốc và Nga và những bất ổn ở Trung Đông. Một quân đội Mỹ hùng mạnh vẫn còn cần thiết, nhưng chưa đủ để giải quyết cả ba vấn đề. Duy trì sự cân bằng quân sự ở châu Âu và Đông Nam Á là một nguồn quan trọng về tầm ảnh hưởng của Mỹ, nhưng Trump có lý khi cho rằng các cố gắng để kiểm soát các vấn đề nội chính của các dân chúng ở Trung Đông đang theo phong trào dân tộc chỉ là công thức cho sự thất bại.

Trung Đông đang trải qua một loạt các cuộc cách mạng phức tạp, nó bắt nguồn từ các vấn đề ranh giới nhân tạo trong thời kỳ hậu thuộc địa; xung đột giữa các tông phái trong tôn giáo, và tình trạng hiện đại hoá bị trì trệ mà nó được mô tả trong Báo cáo về Phát triển con người Á Rập của Cơ quan Liên Hợp Quốc. Sự xáo trộn gây hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thập niên, và sẽ còn tiếp tục để nuôi dưỡng các trào lưu khủng bố thánh chiến cực đoan. Châu Âu vẫn chưa ổn định trong 25 năm sau ngày Cách mạng Pháp, và can thiệp quân sự của các cường quốc bên ngoài làm cho mọi việc tồi tệ hơn.
  
Nhưng ngay cả việc giảm nhập khẩu năng lượng từ Trung Đông, Mỹ không thể quay lưng lại với khu vực vì đứng trước các lợi ích của Mỹ tại Israel, thí dụ như bên cạnh các vấn đề khác còn có việc không mở rộng các loại vũ khí hạt nhân gây sát thương đại chúng và tôn trọng quyền con người. Nội chiến tại Syria không chỉ là một thảm họa nhân đạo; nó còn làm mất ổn định cho khu vực và châu Âu. Mỹ không thể bỏ qua sự kiện này, nhưng một trong những chính sách của Mỹ là nên ngăn chặn, gây ảnh hưởng đến kết quả qua thúc đẩy hành động và củng cố đồng minh, thay vì cố gắng để giành quyền kiểm soát quân sự trực tiếp. Biện pháp này vốn tốn kém và vừa phản tác dụng.

Ngược lại, sự cân bằng quyền lực trong khu vực châu Á làm cho Mỹ đuợc hoan nghênh ở đó. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng mối lo ngại ở Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác. Ứng phó với sự trỗi dây của Trung Quốc trong khắp thế giới là một trong những thách thức trong chính sách đối ngoại lớn của thế kỷ này, và chiến lược song hành của cả hai đảng của Mỹ để theo đuổi "vừa tích hợp nhưng đảm bảo" - theo đó Mỹ mời Trung Quốc tham gia vào trong một trật tự của thế giới tự do, trong khi Mỹ tái khẳng định hiệp ước an ninh với Nhật Bản – đó vẫn là môt phương sách đúng đắn.
  
Không giống như thế kỷ trước, khi nước Đức trỗi dậy (đã vượt qua Anh vào năm 1900) làm dấy lên những lo sợ, mà nó đã giúp đưa nhanh tới các thảm họa vào năm 1914. Trong sức mạnh tổng thể, Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ. Ngay cả khi nền kinh tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ trong tổng quy mô vào năm 2030 hoặc 2040, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Trung Quốc (một cách đo tốt hơn về sự trưởng thành phức tạp của nền kinh tế) sẽ tụt hậu. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ không bằng được Mỹ về "sức mạnh cứng" hay quân sự hoặc "sức mạnh mềm" hay "quyền lực mềm" đầy thu hút của Mỹ. Như Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) đã từng nói, bao lâu mà Mỹ vẫn rộng mở và thu hút những nhân tài của thế giới, thì sẽ không dễ bị Trung Quốc đánh bại, nhưng TQ sẽ không thay thế được Mỹ.

Vì những lý do này mà Mỹ không cần một chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Quốc gia duy nhất có thể kiềm chế Trung Quốc là Trung Quốc. Khi Trung Quốc áp lực với các nước láng giềng về các xung đột lãnh thổ, Trung Quốc kềm chế chính mình. Mỹ cần khởi động các sáng kiến ​​kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, tái khẳng định liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc, và tiếp tục cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
  
Cuối cùng, còn có Nga là nước đang suy bại, nhưng với kho vũ khí hạt nhân đủ để làm Nga tiêu diệt Mỹ - và do đó vẫn còn là một mối đe dọa tiềm tàng cho Mỹ và những nước khác. Nga gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu từ các nguồn tài nguyên năng lượng, Nga có một "một nền kinh tế chỉ có một vụ thu hoạch" với các định chế nhũng lạm và các vấn đề nhân khẩu và y tế bất kham. Các biện pháp can thiệp của Tổng thống Vladimir Putin ở các nước láng giềng và khu vực Trung Đông, và tấn công trên không gian mạng vào nước Mỹ và các nước khác, mặc dù có ý định làm cho Nga vĩ đại trở lại, tất cả  các việc này chỉ làm cho các triển vọng lâu dài của đất nước xấu đi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các nước đang suy sụp thường có nhiều rủi ro và do đó nguy hiểm hơn - bằng chứng là Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.

Điều này đã tạo ra một tình thế khó xử trong chính sách. Một mặt, điều quan trọng là để chống lại thách thức của Putin đang thay đổi trò chơi để cấm các nước do tự sau năm 1945 về việc sử dụng vũ lực quốc gia để chiếm giữ lãnh thổ của các nước láng giềng. Đồng thời, Trump có lý để tránh sự cô lập toàn diện của một đất nước mà chúng ta đang có các lợi ích chồng chéo nhau như an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố và các vấn đề Bắc Cực và khu vực như Iran và Afghanistan. Các biện pháp trừng phạt tài chính và năng lượng cần thiết cho sự răn đe; nhưng chúng ta cũng có lợi ích đích thực: nó được thăng tiến tốt nhất bằng cách giao dịch với Nga. Không ai có thể đạt được thắng lợi từ một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Mỹ không suy bại. Nhiệm vụ trước mắt về chính sách đối ngoại của Trump là nên điều chỉnh lại các ngôn từ trong luận điệu và trấn an các đồng minh và những nước khác về vai trò của Mỹ còn đang tiếp tục trong một trật tự của thế giới tự do.
  
***
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over? 

Nguyên tác: Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges.




No comments: