17/11/2016
Trong khi thế giới nhìn chăm chăm vào bầu cử Hoa Kỳ,
quân đội Trung Quốc vẫn lặng lẽ xây nhiều phương tiện quân sự tại Biển Đông.
Một bản phúc trình đưa lên Quốc Hội Hoa kỳ bởi ủy ban US-China Economic and Security Review Commission nói rằng quân lực TQ vẫn xây dựng trên các tuyến hàng hải quốc tế trong năm 2016, trong đó có 3 phi đạo và các trung tâm giữ phi cơ trên các bãi cạn nằm giữa đường Việt Nam và Philippines.
Bản phúc trình nói rằng TQ tiếp tục xây dựng cơ cấu hạ tầng quân sự và dân sự trên diện tích rộng 3,200 acres của các đảo nhân tạo mà TQ đã xây từ năm 2013, hoàn tất các phi đạo và xây trung tâm cất giữ phi cơ trên 3 tiền đồn ở Biển Đông.
Như thế sẽ cho TQ khả năng nhận ra và theo dõi các tàu đánh cá và các tàu chiến nước khác xuyên qua vùng Biển Đông.
Thế là đáng ngại...
Trong khi đó, bản tin VOA cho biết Việt Nam đang 'nghe ngóng' khả năng thay đổi chính sách Mỹ về Biển Đông.
Bản tin này nói, Việt Nam vừa tổ chức hội thảo quốc tế thứ 8 về Biển Đông trong hai ngày 14 và 15/11 tại thành phố Nha Trang.
Báo chí Việt Nam đưa tin Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia tổ chức hội thảo này với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”.
Báo Thanh Niên cho hay điều đặc biệt trong hội thảo lần này là lần đầu tiên có một phiên thảo luận riêng để “đại diện hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển của các nước chia sẻ các biện pháp tương tác và phối hợp trên thực địa nhằm tránh các tình huống va chạm bất ngờ và thúc đẩy hợp tác trên biển”.
VOA đã phỏng vấn Luật sư Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông, cho biết ông không tham gia hội thảo năm nay, song ông nhận định hội thảo có thể quan tâm nhiều đến khả năng thay đổi chính sách của Mỹ khi có tổng thống mới vì điều đó có tác động đến Biển Đông. Ông nói với VOA:
“Trong hội thảo nó có bàn luận liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ và đặc biệt là nội các mới dưới thời của Tổng thống Donald Trump thì chắc chắn tôi nghĩ là phải có. Bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề Biển Đông. Và bởi vì Hoa Kỳ là quốc gia quan trọng cho nên chính sách của Hoa Kỳ luôn luôn có tác động rất lớn. Việc các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trông chờ và nhìn vào chính sách của Hoa Kỳ, từ đó vạch ra chính sách của Việt Nam là điều tôi nghĩ chắc chắn có”.
Vị luật sư là thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo cũng cho biết ông quan sát thấy giới chức Việt Nam có sự lo lắng về những phát biểu của Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng ông dự định giảm can dự của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới. Ông Việt nói:
“Cho đến bây giờ, chúng ta chưa biết rõ ràng được chính sách của ông Donald Trump như thế nào về vấn đề Biển Đông. Nhưng mà rõ ràng những tuyên bố của ông trước đây, thứ nhất là ông tuyên bố mỗi quốc gia phải tự lo cho mình, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, và ông Donald Trump nhắc tới vấn đề Biển Đông rất là ít, gần như không nhắc tới, và đặc biệt vấn đề nữa là hiệp định TPP. Hiệp định TPP là hiệp định trông chờ rất là nhiều. Nhưng mà như tuyên bố của ông Donald Trump là rút khỏi TPP thì rất nhiều người ở Việt Nam lo ngại rằng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách của Việt Nam và đặc biệt là liên quan đến vấn đề Biển Đông”.
Đặc biệt một bản tin từ RFI cho biết: Bắc Kinh dùng ngư dân Hải Nam để xác quyết đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông...
RFI ghi rằng Trung Quốc có đội tàu thuyền đánh cá lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhiệm vụ của đội tàu này không chỉ giới hạn trong các hoạt động đánh bắt hải sản. Vốn nuôi tham vọng trở thành cường quốc biển, Bắc Kinh cho rằng các ngư dân đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh đó, ngư dân Hải Nam (Hainan) được khuyến khích chiếm giữ các vị trí tiền đồn và cho phép Trung Quốc kiểm soát được hầu như toàn bộ Biển Đông.
Bản tin kể rằng, theo Ngân Hàng Thế Giới, từ nay đến 2030, nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng thêm 30%. Do đó, các ngư dân nước này ngày càng đi xa hơn. Họ cố tình không đếm xỉa đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực – La Haye, được công bố ngày 12/07/2016, có lợi cho Philippines, thừa nhận Manila có quyền đối với một phần của vùng biển mang tính chiến lược này.
Để đáp ứng nhu cầu, khoảng 800 tàu đánh cá của ngư dân Hải Nam phải đi xa hơn, thậm chí đến tận vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bất chấp sự phản đối, tức giận của Việt Nam, Philippines. Một ngư dân Hải Nam thừa nhận: «Đánh bắt gần bờ thì không có vấn đề gì, nhưng khi chúng tôi đi xa hơn, người nước ngoài xua đuổi và ngăn cản vì họ không muốn chúng tôi đánh bắt ở đó».
Cô Lâm Xuân Yến (Lin Chunyan) rất tự hào là thành viên một gia đình có nhiều thế hệ là ngư dân ở Hải Nam vì họ được coi là những anh hùng, dám đương đầu với tuần duyên nước ngoài. Cô nói: «Những người trong gia đình tôi thường xuyên đi đánh bắt cá khoảng hai tháng, họ đi tới các bãi đá Nansha (Trường Sa – Spratly). Chính phủ khuyến khích họ tới đó. Trên thực tế, đó là nhằm bảo vệ vùng biển. Nhiều thế hệ ngư dân Đàm Môn, Hải Nam tới đó đánh bắt hải sản. Đích thân chủ tịch Tập Cận Bình tới đây để ủng hộ chúng tôi».
Một ngư dân chỉ cho phóng viên RFI bốn chiếc tàu cá lớn và cho biết đó là quà của chủ tịch Tập Cận Bình tặng cho ngư dân Đàm Môn. Chủ tịch Trung Quốc đã cảm ơn các ngư dân và kêu gọi họ hãy tới tận Nam Sa (tức Trường Sa) để vừa đánh bắt cá vừa bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc. Chính vì thế, các ngư dân Đàm Môn cảm thấy yên tâm và không sợ gì cả.
Theo phóng viên Heike Schmidt, đây không phải là những chiếc tàu đánh cá bình thường mà là tàu của du kích biển, một tổ chức bán vũ trang được quân đội huấn luyện. Ông Lâm Vĩnh Hâm (Lin Yongxin), thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, trụ sở tại Hải Nam, cho biết:
«Tại tỉnh Hải Nam, chúng tôi có rất nhiều du kích dự bị. Chúng tôi cải thiện khả năng phòng thủ của hải quân. Trong thời gian qua, đã từng xẩy ra các vụ đụng độ. Người ta bắn vào ngư dân của chúng tôi. Do vậy, các ngư dân cần chính phủ bảo vệ họ. Tàu vỏ gỗ quá mong manh. Chính phủ khuyến khích ngư dân trang bị tàu vỏ sắt, vững chắc, vừa chống chọi với sóng bão, vừa chống lại được các vụ bị quân lính Philippines tấn công».
Tàu vỏ sắt vững chắc rất cần cho hải quân Trung Quốc xây dựng cái gọi là «vạn lý trường thành bằng cát» ở Biển Đông. Các bãi đá, san hô được cải tạo, bồi đắp thành các đảo nhân tạo, trên đó có các phi đạo và cảng quân sự. Ông Lâm giải thích tiếp: «Các ngư dân đóng vai trò quan trọng trong việc bồi đắp các bãi đá. Trong giai đoạn bị cấm đánh bắt cá, thì việc tham gia bồi đắp đảo nhân tạo mang lại một nguồn thu bổ sung cho ngư dân, giúp họ nuôi gia đình».
Hiển nhiên, Biển Đông khí bình an vậy.
Một bản phúc trình đưa lên Quốc Hội Hoa kỳ bởi ủy ban US-China Economic and Security Review Commission nói rằng quân lực TQ vẫn xây dựng trên các tuyến hàng hải quốc tế trong năm 2016, trong đó có 3 phi đạo và các trung tâm giữ phi cơ trên các bãi cạn nằm giữa đường Việt Nam và Philippines.
Bản phúc trình nói rằng TQ tiếp tục xây dựng cơ cấu hạ tầng quân sự và dân sự trên diện tích rộng 3,200 acres của các đảo nhân tạo mà TQ đã xây từ năm 2013, hoàn tất các phi đạo và xây trung tâm cất giữ phi cơ trên 3 tiền đồn ở Biển Đông.
Như thế sẽ cho TQ khả năng nhận ra và theo dõi các tàu đánh cá và các tàu chiến nước khác xuyên qua vùng Biển Đông.
Thế là đáng ngại...
Trong khi đó, bản tin VOA cho biết Việt Nam đang 'nghe ngóng' khả năng thay đổi chính sách Mỹ về Biển Đông.
Bản tin này nói, Việt Nam vừa tổ chức hội thảo quốc tế thứ 8 về Biển Đông trong hai ngày 14 và 15/11 tại thành phố Nha Trang.
Báo chí Việt Nam đưa tin Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia tổ chức hội thảo này với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”.
Báo Thanh Niên cho hay điều đặc biệt trong hội thảo lần này là lần đầu tiên có một phiên thảo luận riêng để “đại diện hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển của các nước chia sẻ các biện pháp tương tác và phối hợp trên thực địa nhằm tránh các tình huống va chạm bất ngờ và thúc đẩy hợp tác trên biển”.
VOA đã phỏng vấn Luật sư Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông, cho biết ông không tham gia hội thảo năm nay, song ông nhận định hội thảo có thể quan tâm nhiều đến khả năng thay đổi chính sách của Mỹ khi có tổng thống mới vì điều đó có tác động đến Biển Đông. Ông nói với VOA:
“Trong hội thảo nó có bàn luận liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ và đặc biệt là nội các mới dưới thời của Tổng thống Donald Trump thì chắc chắn tôi nghĩ là phải có. Bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề Biển Đông. Và bởi vì Hoa Kỳ là quốc gia quan trọng cho nên chính sách của Hoa Kỳ luôn luôn có tác động rất lớn. Việc các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trông chờ và nhìn vào chính sách của Hoa Kỳ, từ đó vạch ra chính sách của Việt Nam là điều tôi nghĩ chắc chắn có”.
Vị luật sư là thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo cũng cho biết ông quan sát thấy giới chức Việt Nam có sự lo lắng về những phát biểu của Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng ông dự định giảm can dự của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới. Ông Việt nói:
“Cho đến bây giờ, chúng ta chưa biết rõ ràng được chính sách của ông Donald Trump như thế nào về vấn đề Biển Đông. Nhưng mà rõ ràng những tuyên bố của ông trước đây, thứ nhất là ông tuyên bố mỗi quốc gia phải tự lo cho mình, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, và ông Donald Trump nhắc tới vấn đề Biển Đông rất là ít, gần như không nhắc tới, và đặc biệt vấn đề nữa là hiệp định TPP. Hiệp định TPP là hiệp định trông chờ rất là nhiều. Nhưng mà như tuyên bố của ông Donald Trump là rút khỏi TPP thì rất nhiều người ở Việt Nam lo ngại rằng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách của Việt Nam và đặc biệt là liên quan đến vấn đề Biển Đông”.
Đặc biệt một bản tin từ RFI cho biết: Bắc Kinh dùng ngư dân Hải Nam để xác quyết đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông...
RFI ghi rằng Trung Quốc có đội tàu thuyền đánh cá lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhiệm vụ của đội tàu này không chỉ giới hạn trong các hoạt động đánh bắt hải sản. Vốn nuôi tham vọng trở thành cường quốc biển, Bắc Kinh cho rằng các ngư dân đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh đó, ngư dân Hải Nam (Hainan) được khuyến khích chiếm giữ các vị trí tiền đồn và cho phép Trung Quốc kiểm soát được hầu như toàn bộ Biển Đông.
Bản tin kể rằng, theo Ngân Hàng Thế Giới, từ nay đến 2030, nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng thêm 30%. Do đó, các ngư dân nước này ngày càng đi xa hơn. Họ cố tình không đếm xỉa đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực – La Haye, được công bố ngày 12/07/2016, có lợi cho Philippines, thừa nhận Manila có quyền đối với một phần của vùng biển mang tính chiến lược này.
Để đáp ứng nhu cầu, khoảng 800 tàu đánh cá của ngư dân Hải Nam phải đi xa hơn, thậm chí đến tận vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bất chấp sự phản đối, tức giận của Việt Nam, Philippines. Một ngư dân Hải Nam thừa nhận: «Đánh bắt gần bờ thì không có vấn đề gì, nhưng khi chúng tôi đi xa hơn, người nước ngoài xua đuổi và ngăn cản vì họ không muốn chúng tôi đánh bắt ở đó».
Cô Lâm Xuân Yến (Lin Chunyan) rất tự hào là thành viên một gia đình có nhiều thế hệ là ngư dân ở Hải Nam vì họ được coi là những anh hùng, dám đương đầu với tuần duyên nước ngoài. Cô nói: «Những người trong gia đình tôi thường xuyên đi đánh bắt cá khoảng hai tháng, họ đi tới các bãi đá Nansha (Trường Sa – Spratly). Chính phủ khuyến khích họ tới đó. Trên thực tế, đó là nhằm bảo vệ vùng biển. Nhiều thế hệ ngư dân Đàm Môn, Hải Nam tới đó đánh bắt hải sản. Đích thân chủ tịch Tập Cận Bình tới đây để ủng hộ chúng tôi».
Một ngư dân chỉ cho phóng viên RFI bốn chiếc tàu cá lớn và cho biết đó là quà của chủ tịch Tập Cận Bình tặng cho ngư dân Đàm Môn. Chủ tịch Trung Quốc đã cảm ơn các ngư dân và kêu gọi họ hãy tới tận Nam Sa (tức Trường Sa) để vừa đánh bắt cá vừa bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc. Chính vì thế, các ngư dân Đàm Môn cảm thấy yên tâm và không sợ gì cả.
Theo phóng viên Heike Schmidt, đây không phải là những chiếc tàu đánh cá bình thường mà là tàu của du kích biển, một tổ chức bán vũ trang được quân đội huấn luyện. Ông Lâm Vĩnh Hâm (Lin Yongxin), thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, trụ sở tại Hải Nam, cho biết:
«Tại tỉnh Hải Nam, chúng tôi có rất nhiều du kích dự bị. Chúng tôi cải thiện khả năng phòng thủ của hải quân. Trong thời gian qua, đã từng xẩy ra các vụ đụng độ. Người ta bắn vào ngư dân của chúng tôi. Do vậy, các ngư dân cần chính phủ bảo vệ họ. Tàu vỏ gỗ quá mong manh. Chính phủ khuyến khích ngư dân trang bị tàu vỏ sắt, vững chắc, vừa chống chọi với sóng bão, vừa chống lại được các vụ bị quân lính Philippines tấn công».
Tàu vỏ sắt vững chắc rất cần cho hải quân Trung Quốc xây dựng cái gọi là «vạn lý trường thành bằng cát» ở Biển Đông. Các bãi đá, san hô được cải tạo, bồi đắp thành các đảo nhân tạo, trên đó có các phi đạo và cảng quân sự. Ông Lâm giải thích tiếp: «Các ngư dân đóng vai trò quan trọng trong việc bồi đắp các bãi đá. Trong giai đoạn bị cấm đánh bắt cá, thì việc tham gia bồi đắp đảo nhân tạo mang lại một nguồn thu bổ sung cho ngư dân, giúp họ nuôi gia đình».
Hiển nhiên, Biển Đông khí bình an vậy.
No comments:
Post a Comment