Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-11-07
2016-11-07
Cuộc
chiến chống tham nhũng bất khả thi
Nghị
quyết của hội nghị trung ương lần thứ tư, khóa 12 của đảng cộng sản Việt Nam tập
trung vào lời kêu gọi chống tham nhũng và xây dựng đảng.
Nhiều
blogger hoài nghi về chuyện chống tham nhũng của đảng cộng sản từ bấy lâu nay.
Ông Nguyễn Phú Trọng lại như châm dầu vào ngọn lửa hoài nghi vẫn âm ỉ này khi
ông lại nói rằng chống tham nhũng của đảng chính là chống lại đảng. Nguyên văn
lời ông là ta lại đánh ta.
Blogger Siêu Hình trình bày trên trang
Dân Luận lý do tại sao đảng cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng được:
Từ sự
tuyển chọn, kết nạp cho đến giám sát thẩm tra đều một tay các ban bệ cơ quan của
Đảng Cộng sản thực hiện, sự thống nhất quyền lực không chấp nhận phân quyền đã
làm cho cả hệ thống chính trị phải ôm đồm hết tất cả công việc.Chính vì không
có sự phân quyền, giám sát đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực và các
ban bệ cơ quan mà còn tập trung tất cả vào tay một Đảng nên sự giám sát này
mang tính thi hành mệnh lệnh tuyệt đối từ cấp trên mà cấp trên này dù gì đi nữa
cũng là chịu sự chỉ huy và chịu trách nhiệm đối với Đảng, mà đặc thù trong các
quốc gia Cộng sản thì đã từng có quá khứ chuyên chính tuyệt đối mà ở đó mệnh lệnh
chính trị từ Đảng có thể chi phối bất cứ công việc gì.
Cũng
trên trang Dân Luận, tác giả Lã Yên
phân tích thêm sự lạm quyền trong hệ thống cai trị độc đảng tại Việt Nam hiện
nay:
Quyền
hạn nhiều, trình độ có thấp lại không được giám sát, dễ sinh ra thói tự tung tự
tác. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc lạm quyền ngày càng tăng. Do không hiểu
luật hoặc hiểu không rõ nên họ lạm dụng quyền lực một cách hiển nhiên, tự cho
mình cái quyền xâm hại nhân phẩm, tính mạng người khác mà không mảy may suy
nghĩ.
Một
blogger người Mỹ viết tiếng Việt là giáo
sư Jonathan London viết rằng ông hoài nghi khả năng chống tham nhũng của Việt
Nam nếu vẫn không có cải cách gì ở phương cách của tầng lớp lãnh đạo vẫn thực
hiện từ trước đến nay trong việc quản trị đất nước:
Xin
lỗi nếu tôi còn hơi hoài nghi về khả năng rằng ‘bệnh tham nhũng’ có thể được đề
cập một cách hữu hiệu chỉ hoặc chủ yếu bằng việc điều chỉnh, tự phê bình
như bao nhiêu thập kỳ trước. Có vẻ phải có một cơ chế để giám sát quyền lực
công khai hơn. Có vẻ phải có một nền báo chí độc lập và chuyên nghiệp hơn.
Lời đề
nghị của vị giáo sư Mỹ chỉ được viết ra vài ngày trước khi tổ chức Phóng viên
không biên giới xếp người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng vào một danh
sách 35 người là kẻ thù của tự do báo chí.
Trong
khi đó thủ đô Hà Nội lại tổ chức một cuộc họp mặt lần thứ 18 của các đảng cộng
sản trên toàn thế giới. Giáo sư Nguyễn
Đình Cống bình luận về sự kiện này một cách trào phúng:
Có một
việc rất nên làm mà không biết Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ban đối ngoại Trung
Ương có nghĩ ra không. Đó là mời các đại biểu đi thăm dinh thự của một số quan
chức của Đảng, đã về hưu hoặc đang tại chức. Sau khi thấy được những dinh thự
xa hoa, lộng lẫy của các vua chúa Cộng Sản, thấy được ngai vàng ở nhà ông này,
tượng vàng ở nhà ông kia v. v… thì sự cảm phục, kính trọng Đảng Cộng Sản Việt
Nam được nâng lên tầm cao, có thể tinh thần và quyết tâm làm cách mạng vô sản của
các đại biểu sẽ được nâng lên trong chốc lát.
Hình ảnh
mà giáo sư Cống đề cập về tài sản của các vị quan chức của đảng ngày càng được
lưu truyền rộng rãi trên không gian mạng, trong đó tấm hình phòng tiếp khách
sơn son thếp vàng của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh vẫn được xem như là hình ảnh
tiêu biểu cho sự giàu sang của các qaun chức cộng sản Việt Nam.
Giáo sư
Cống vốn là một đảng viên cộng sản, và đã tuyên bố từ bỏ đảng. Ông cũng là người
viết rất nhiều bài trên các trang blog, và mạng xã hội, yêu cầu chấm dứt việc
xem chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa độc tôn ở Việt Nam.
Dân
trí và trách nhiệm của những người còn lại ngoài đảng
Một lý
do thường được những người bảo vệ chế độ cai trị độc đảng đưa ra để duy trì chế
độ ấy là cho rằng trình độ dân trí Việt Nam thấp, nếu mở rộng dân chủ, cạnh
tranh đa đảng phải sẽ dẫn đến loạn lạc.
Luật sư Lê Luân đặt câu hỏi rằng ai
là nguyên nhân cho cái gọi là dân trí thấp đó:
Ngược
lại với họ, tôi chỉ cần đặt câu hỏi, dễ dàng nhận ra người ta đang nguỵ biện mà
không biết, hoặc là để né tránh thực tế gốc rễ của nó.
Câu
hỏi: Ai khiến cho dân trí thấp?
Giáo
dục, do ai đặt ra và kiểm soát? Do ai định hướng và đào tạo? Do ai có quyền dạy,
dạy gì và bác bỏ điều gì, nếu muốn?
Đó
chính là chính quyền, nhà nước đang trị vì quốc gia ấy.
Nhưng
ngoài trách nhiệm của chính quyền và nhà nước đang cai trị, nhà báo Trương Duy Nhất cho rằng còn có
trách nhiệm từ sự cam chịu của dân chúng nữa. Trong bài viết về những cơn lũ đến
hẹn lại lên tại miền Trung, ông đặt câu hỏi tại sao cả nhà nước và dân chúng cứ
đặt ra những vấn đề lớn lao, còn chuyện giải quyết cụ thể nạn lũ lụt hàng năm lại
chưa bao giờ được nói đến:
Tại
sao không ai nghĩ tới điều này? Tại sao bao chục năm rồi, vẫn là những mái lá
nhà tranh, những thôn làng ọp ẹp chỉ một cơn lũ thôi đã cuốn sạch sành sanh?
Bao nhiêu nhiệm kỳ, bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu những chương trình mục tiêu mới
cũ- cũ mới về nông thôn, những chương trình mục tiêu thiên niên kỷ gì đấy nữa...
Những “đoàn tàu” mục tiêu với định hướng phát triển, phát triển định hướng gì đấy
vẫn hùng hục lao về một nơi nào đó, rất xa xôi. Còn những vùng quê ấy, vẫn như
bị bỏ rơi lại phía sau. Tài sản của nhiều hộ dân, hàng triệu triệu những hộ dân
vùng lũ, vẫn không gì hơn ngoài mấy con bò. Một thùng mì tôm, mấy ổ bánh mỳ, với
nhiều gia đình vẫn là nỗi khát khao.
Sống
trong lũ, chết chìm trong lũ.
Chính
phủ cam chịu. Dân tình cam chịu. Một dân tộc cam chịu. Loay hoay, xà quần trong
lũ không ra lối thoát. Mặc cho lũ, kệ cho lũ. Cứ lũ xong - mì tôm cứu trợ. Lũ về
- cứu trợ mì tôm. Không phải lũ chồng lên lũ, mà lũ chồng lên hết thế hệ này đến
thế hệ khác.
Riết
rồi quen. Quen đến mất quên cả khái niệm phản kháng, như một lẽ tự nhiên. Quen
đến kiếp đời không nhận ra cái vận số cả dân tộc còn đang ngụp lặn chìm vùi
trong một cơn lũ khác, đại lũ - Cơn lũ tư tưởng đục đắm tanh hôi, mà cứ tưởng
"vĩ đại quang vinh". Cơn lũ mà thế gian đều đã biết đạp qua, bỏ lại
mình ta. Khi chới với nhận ra thì thiên hạ đã bơi xa, quá xa rồi.
Khi
chới với nhận ra thì thiên hạ đã đi xa quá rồi, câu cảm thán của
nhà báo Trương Duy Nhất nhắc đến bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh trước đó chưa
lâu khi ông bình luận về giải Nobel văn chương năm nay được trao cho một nhạc
sĩ hát rong Bob Dylan. Ông viết rằng thế giới đang vươn xa, tìm tòi những điều
hay, trong khi Việt Nam vẫn loay hoay với những trận lụt ở thôn làng mà không
có cách nào giải quyết được.
Luật sư Lê Luân cho rằng trách nhiệm
của giới trí thức Việt Nam cũng rất nặng nề trong tình trạng tụt hậu của Việt
Nam, trong tình trạng được cho là dân trí thấp của người Việt Nam:
Mà đến
nay, ngay cả trí thức, nếu chính họ nói rằng dân trí thấp để đổ lỗi cho hiện trạng
xã hội, thì bản thân họ là kẻ phải chịu trách nhiệm đầu tiên về hậu quả đó, bởi
trách nhiệm của người trí thức là khai sáng, là đem đến cho người dân những giá
trị nhận thức đúng và khai phóng họ khỏi những thứ hủ lậu, tụt hậu và xấu xa,
dù họ trong chính quyền hay ở ngoài thực thể đó, thì việc để cho dân trí thấp
thì họ không thể đứng ngoài công cuộc "dân ngu" đó được. Họ là thành
phần phải cúi đầu đầu tiên mà nhìn lại và nhận lấy trách nhiệm đó về mình, vì rằng
họ đã không thể đóng góp hay làm gì cho nhận thức của người khác, của xã hội,
mà sau nửa thế kỷ họ vẫn vô tư đổ lỗi cho người khác về tình trạng dân trí thấp.
Trên
bình diện cao hơn, blogger Nguyễn Thị Từ
Huy tự hỏi chính mình và các tổ chức được gọi là bất đồng chính kiến với những
người cộng sản hiện nay:
Chúng
ta chỉ trích đảng cộng sản Việt Nam yếu kém, không có khả năng cải cách, không
có khả năng thay đổi. Nhưng hãy nhìn vào chính chúng ta để nói xem bản thân
chúng ta có khả năng thay đổi hay không, bản thân các tổ chức đang tồn tại có
khả năng cải cách hay không, và chúng ta có khả năng hình thành các tổ chức mới
hay không…
Nhạc sĩ Tuấn Khanh trong bài viết về
quan hệ Việt Nam Trung quốc, có viết rằng tình cảnh của người Việt Nam đang
thua thiệt người Trung quốc về nhiều mặt, đứng trước nguy cơ bị họ thống trị.
Ông so sánh tình cảnh đó như đang ở trong một nồi nước sôi sùng sục, nhưng ông
thì ông đã leo ra khỏi nó về mặt tâm thức, như nhiều người Việt Nam khác, và
đó, theo ông là một niềm tin ở tương lai của dân tộc này:
Và
tôi nhận thấy mình có một niềm tin mới, rằng sẽ không có một sự “trở về” hay
“đi tới” nào cả. Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người
người cùng nuôi hy vọng và nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và
cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.
Một luật
sư người Việt sống ở Hà nội là ông Hirota Fushihara viết bằng tiếng Việt một
cách dí dỏm rằng nếu cách đây mấy mươi năm ông thường xuyên bị theo dõi khi sống
ở Hà nội vì đảng sợ diễn biến hòa bình, thì bây giờ ông không còn bị theo dõi nữa,
mà lại học được một từ mới là tự diễn biến. Đối với ông, học được từ mới đó là
đón chờ một thời đại mới.
No comments:
Post a Comment