Định An
Tác
giả gửi tới Dân Luận
14/11/2016
Sáng ngày 13/11, tại ngày hội đại đoàn kết toàn dân
tộc ở thôn Phật Tích (xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh), Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng có phát biểu rằng: "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp
như thế này...mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất
nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư
hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?"
(http://vietnamnet.vn, 13/11/2016)
Tôi không bàn luận về câu nói trên của Tổng bí thư
nhưng nghĩ có điều gì đó không đúng trong lời phát biểu trên. Lẽ ra câu: "nhìn
tổng quát lại đất nước ta có bao giờ như thế này không?" nên nói ngược
lại rằng: "có bao giờ đất nước ta như thế này không".
Tôi xin đưa ra một vài số liệu thống kê để mọi người
tự nhận xét và luận bàn:
-
Trước hết nói về nợ công: Tính đến thời điểm hiện tại nợ
công của Việt Nam đã lên tới 86 tỉ USD (mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoản
nợ gần 29 triệu đồng) và đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Báo cáo của Chính phủ
cũng thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường
xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ.
Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”. Chỉ tính trong quý I/2016 đã phải vay 116
nghìn tỷ đồng, mục đích chính là để “trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển.
- Vị
thế: Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu của ASEAN (gồm
Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar), đứng thứ thứ 48 trên thế giới. Chỉ số
phát triển con người (HDI) của Việt Nam ở mức thấp (đứng thứ 7/11 trong khu vực,
thứ 35/45 ở châu Á và thứ 117/173 trên thế giới).
-
Trí tuệ: Việt Nam có khoảng 9000 giáo sư, 24.300 tiến sĩ,
hơn 1 triệu thạc sĩ nhưng thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít
các sáng chế. Trong khi đó ở khu vực Đông Nam Á, Singapore có 647 bằng sáng chế,
Malaysia với 161 bằng sáng chế, Thái Lan có 53 sáng chế, Philippines cũng có tới
27 bằng sáng chế. Việt Nam không có trường Đại học nào được đứng trong bảng xếp
hạng 500 trường đứng đầu thế giới. Và hiện nay cũng có khoảng 225.000 cử nhân
thất nghiệp.
-
Thu nhập: GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam chỉ bằng
3/5 của Indonesia, bằng 2/5 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, 1/4 của Hàn Quốc và
bằng 1/27 của Singapore. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp
nhất Châu Á – Thái Bình Dương – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11
lần và Hàn Quốc 10 lần.
- Vấn
đề tham nhũng: Theo xếp hạng mức độ tham nhũng của tổ chức Minh bạch
Quốc tế (TI), năm 2015 Việt Nam đứng thứ 112/168 nước và vùng lãnh thổ trong
danh sách này. Theo tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì
tham nhũng tại Việt Nam đã gây "thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ...
ước lượng 30% đầu tư hạ tầng". Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói:“Một
điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì Doanh Nghiệp
phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”.
- Thực
phẩm: Vấn đề thực phẩm bẩn, độc hại đang đe dọa sức khỏe
của người dân ở mức trầm trọng. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay mỗi năm nước
ta có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư và trên 75.000 trường hợp chết
vì ung thư (trung bình hơn 200 người chết/ngày). Trong đó, thực phẩm bẩn: 35%
và hút thuốc lá: 30%) -Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh thừa nhận: "Con đường
từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế".
- Về
thuế phí: Theo thống kê, hiện nay người Việt đang
"gánh" hơn 300 loại phí, lệ phí. Tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến
3 lần so với các nước khác trong khu vực: một quả trứng gà chịu 14 thuế phí,
giá ô tô đắt gấp 3 lần Mỹ...
- Tỷ
lệ nạo phá thai, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực
Asean. Mỗi năm có khoảng 300.000 ca, trong đó khoảng 20% ở độ tuổi vị thành
niên.
-
Tiêu thụ rượu bia, Việt Nam hiện xếp thứ 5 trong 10 nước châu Á. Năm
2015 Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 tỷ lít bia và 70 triệu lít rượu (chưa kể khoảng
200 triệu lít rượu do người dân tự nấu). Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận
xét: "3 tỷ USD xuất khẩu gạo chỉ tương đương với 3 tỷ USD tiêu thụ bia, rượu
ở Việt Nam. Công sức của hơn 50 triệu nông dân lăn lội trên đồng ruộng cùng với
bao nhiêu thứ trợ giúp vào cũng chỉ đổi lấy 3 tỷ USD đổ vào bia rượu"
-
Tai nạn giao thông: Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 4 về số người
chết vì tai nạn giao thông trên thế giới. Hiện trung bình mỗi ngày trôi qua,
tai nạn giao thông trên toàn đất nước đã cướp đi sinh mạng của khoảng 25 đến 30
người và làm gần 70 người lâm vào cảnh tàn phế suốt đời - 10.000 người chết một
năm, tương đương một sư đoàn quân.
-
Môi trường ô nhiễm: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang
ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, dường như mất kiểm soát, theo đánh giá của
Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng
9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Và Việt Nam nằm
trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo một nghiên cứu
thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại
Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos.
- Bộ
máy hành chính nhà nước cồng kềnh, tốn kém và lãng phí: Việt Nam hiện nay có khoảng 2,8 triệu công chức (có 30% cắp ô), trính
trung bình 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức, tỉ lệ này ở Mỹ là 160
dân/1công chức. Một điều nữa là Việt Nam còn có thêm bộ máy Đảng và các tổ chức
ngoại vi của Đảng như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận... cũng hưởng lương
từ ngân sách. Việt Nam là quốc gia có nhiều thứ trưởng nhất trên thế giới 22 Bộ
nhưng có đến 135 thứ trưởng. Ở tỉnh Hải Dương, Sở LĐTB& XH có 46 người thì
44 người là lãnh đạo.
- Vấn
đề tự do: Người dân không được tự do tư tưởng, tự do ngôn luận,
tự do lập hội, quyền tự do bầu cử và ứng cử cũng bị kiểm soát. Tự do báo chí ở
Việt Nam xếp hạng 175/180.
Những số liệu thống kê trên chưa thực sự đầy đủ, còn
nhiều vấn đề nữa. Nhưng nhiêu đó cũng tạm đủ để nói lên bức tranh toàn cảnh về
Việt Nam hiện tại. Nếu đất nước mình yên bình, giàu đẹp, ai cũng có công việc để
làm thì sẽ không có chuyện 18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi
năm, hàng trăm ngàn người phải ra nước ngoài làm thuê và mỗi năm có gần 100
nghìn người bỏ nước ra đi...
P/s: Nhắc lại lời Ông Lý Quang Diệu: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì
đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt
Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Định
An
No comments:
Post a Comment