Tuesday, August 11, 2015

Trung Quốc đang thắng thế Hoa Kỳ tại Đông Nam Á như thế nào? (Kent Harrington, Project-Syndicate)





Kent Harrington, Project-Syndicate
TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Posted on Aug 11, 2015

Với sự chuẩn bị cho chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington, DC vào tháng chín tới đang tiến hành, người ta dự đoán là các quan chức cả hai nước đang làm giảm nhẹ sự khác biệt của hai nước về các yêu sách lãnh thổ ngoại vi của Trung Quốc, mà Trung Quốc hỗ trợ bằng cách xây dựng các cơ sở quân sự trên đảo trước đây không có người ở và đảo san hô ở biển Hoa Nam. Sau nhiều tháng với các cáo buộc và đe dọa tiềm ẩn, tình trạng giảm leo thang ngoại giao này là phù hợp cho các nhà lãnh đạo Đông Nam Á.

Một tấm ảnh do Philippines cung cấp hồi tháng Tư cho thấy Trung Quốc đang xây cất trên các bãi đá xuanh quanh quần đảo tranh chấp ở Trường Sa tại Biển Đông. Photo: Armed Forces of the Philippines/European Pressphoto Agency

Tất nhiên, không ai tại Đông Nam Á xem thường các thiết kế chiến lược của Trung Quốc. Chi tiêu quốc phòng của khu vực này đã tăng hơn 50% trong thập niên qua, và 60 tỷ đã được dành riêng cho các loại vũ khí mới, đặc biệt là cho các trang thiết bị nặng hải quân trong vòng năm năm tới. Sách trắng về chiến lược quân sự mà Trung Quốc phát hành vào tháng năm có kế hoạch để mở rộng chu vi phòng thủ của đất nước, tăng cường mối quan tâm các lân quốc, thậm chí làm cho các chi tiêu quân sự cũng tăng lên. Các nhà lãnh đạo trong khu vực hiện nay đang chào đón hàng loạt các giới chức quân sự và doanh giới sản xuất quốc phòng Mỹ đến để xem chính sách chuyển trục về châu Á của Mỹ phải cung ứng gì.

Tuy nhiên, ngoài các khu trục hạm mới và các bảo đảm an ninh, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã tự kiềm chế về phản ứng quá mạnh trước những tham vọng của Trung Quốc trên các vùng biển. Các sự kiện kinh tế trên mặt đất liền đòi hỏi sự thận trọng.

Chỉ trong hai thập niên, Trung Quốc đã trở thành một đối tác kinh tế hàng đầu của các nước Đông Nam Á, thúc đẩy ảnh hưởng của mình trong khu vực. Nỗ lực bền bỉ của các giới lãnh đạo Trung Quốc để mở rộng hợp tác kinh tế hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực.

Ta hãy xét đến vấn đề mậu dịch. Từ năm 2000, thương mại song phương giữa Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng gấp mười lần, từ 32 tỷ lên 350 tỷ vào năm ngoái, và có thể đạt 500 tỷ vào năm 2015. Khi Trung Quốc đã vươn lên thành một đối tác thương mại lớn nhất tại Đông Nam Á, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ tư, với chỉ 206 tỷ trong tổng số thương mại với ASEAN trong năm ngoái.

Với tầm quan trọng về kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á, các tác động của xu hướng này có thể không được cân nhắc cẩn trọng hơn. Tổng sản lượng Nội địa hàng năm của tất cả các nước ASEAN đã lên đến 2 ngàn tỷ 4 và còn đang phát triển nhanh chóng, do sự hình thành nhanh chóng của giới trung lưu, các công nhân chuyên nghiệp, và thị trường ngày càng nâng cấp. Nếu xu hướng hiện tại kéo dài, thương mại của Trung Quốc với các nước ASEAN có thể đạt 1 nghìn tỷ vào năm 2020.

Những hình ảnh về đầu tư trực tiếp – các lưu lượng tài chính hỗ trợ cho việc xây dựng các nhà máy, văn phòng, kho, hầm mỏ, và các trang trại – cũng nổi bật. Từ năm 1995 đến năm 2003, các công ty Trung Quốc đầu tư 631 triệu trong các nước ASEAN; vào năm 2013 họ đã đầu tư 30 tỷ. Mặc dù Trung Quốc vẫn còn đứng sau Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ trên mặt trận này, chắc chắn là Trung Quốc có tiềm năng bắt kịp, khi các công ty cổ phần tư nhân của Trung Quốc ngày càng hướng ra nước ngoài. Thật vậy, từ nông nghiệp đến công nghệ thông tin, Trung Quốc đang đa dạng hóa các thị phần trong khu vực và các công ty của họ tham gia vào trong các nền kinh tế tiên tiến của các nước ASEAN.

Các đối tác Đông Nam Á của Trung Quốc không thể xem thường những nỗ lực này. Đó là lý do tại sao tất cả mười nước của ASEAN đã ký làm thành viên sáng lập cho Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc lãnh đạo, bất chấp sự phản đối của Mỹ. Trung Quốc cam kết 100 tỷ cho đầu tư ban đầu, đã xác định vị thế cho AIIB như một đối thủ của Ngân hàng Thế giới do Mỹ lãnh đạo, hứa hẹn sẽ giúp các nước châu Á đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng rộng lớn của họ.

Chuyện rõ ràng là khi nói đến vai trò của mình ở châu Á, Trung Quốc đang suy nghĩ trong một quy mô lớn. Và còn nữa. Tại cuộc họp năm ngoái của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), các nhà lãnh đạo khu vực này đã đồng ý bắt đầu làm việc để hướng tới việc chấp thuận cho một hiệp định tự do thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn – một vấn đề mà trong đó rõ ràng là có nghĩa là để chống lại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Barack Obama, mà dự án này loại trừ Trung Quốc.

Dù Tập có thực hiện tham vọng tự do mậu dịch của mình hay không, không thể phủ nhận được là sự cam kết của Trung Quốc là để đào sâu mối quan hệ kinh tế ở châu Á và còn đi xa hơn nữa. Đất nước này đã cam kết 600 tỷ để cho sáng kiến “Nhất Đái, Nhất Lộ“, mà nó bao gồm việc xây dựng một con đường làm vòng đai tơ lụa kinh tế chạy qua Trung Á, và một đường tơ lụa hàng hải kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Trung Đông, và có thể cả Châu Âu. Trong khi đó, Mỹ đang tranh đấu vội vã và vụng về để đạt một sự đồng thuận ở trong nước về vấn đề thương mại.

Chắc chắn là Trung Quốc cũng đã có những thất bại. Các dự án thủy điện và đường sắt tại Myanmar bị hủy bỏ, và ở Việt Nam đã có bạo loạn qua việc di chuyển giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp, tất cả phản ánh sự phản ứng dữ dội mà do việc khan hiếm tài nguyên của đất nước này có thể tạo ra. Nhưng Trung Quốc cũng chắc là phải học hỏi từ những sai lầm của mình, và các nhà lãnh đạo có một tầm nhìn rõ ràng về nơi mà họ đặt cược kinh tế dài hạn.

Vào thời điểm khi chia rẽ trong đảng phái đang làm suy yếu cho sự lãnh đạo kinh tế của Mỹ, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á phải phải đề ra một vấn đề: Nếu xãy đến xung đột ở Biển Hoa Nam, thì liệu Mỹ sẽ tìm được đồng minh gần gủi của mình, hoặc liệu đồng minh này sẽ nắm được áo của chú Sam?
________
Kent Harrington là cựu Phân tích viên cao cấp của CIA, chuyên trách tình báo an ninh Đông Á, Trưởng khu vực châu Á và Giám đốc Công vụ của CIA.







No comments: