Nhật Báo Ba Sàm
Posted by adminbasam on 02/08/2015
Đôi
lời: Bảo vệ ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển thuộc chủ
quyền Việt Nam là nhiệm vụ của Hải quân Việt Nam, QĐND Việt Nam và của lãnh đạo
đảng, nhà nước VN. Sao các nhà báo không phỏng vấn những người đứng đầu quân đội,
lãnh đạo đảng và nhà nước, những người có khả năng bảo vệ ngư dân, thay vì phỏng
vấn Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá VN, chỉ có nhiệm vụ kiến nghị lên cấp
trên?
Ông Võ Văn Trác: “Với tư cách là hội nghề nghiệp,
sau khi mỗi vụ việc xảy ra, Hội Nghề cá Việt Nam đều có văn bản gửi Văn phòng
Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại
trung ương cũng như các cơ quan hữu quan khác để cực lực phản đối hành động của
Trung Quốc; đề nghị cơ quan chức năng lên tiếng ngăn chặn ngay những vi phạm của
phía Trung Quốc, yêu cầu họ chấm dứt ngay và không tái phạm những hành động sai
trái đó”.
Chẳng lẽ ngư dân VN bị TQ tấn công, các cơ quan nói
trên không biết, phải chờ Hội nghề cá gửi văn bản báo cho họ biết? Hay họ biết
nhưng chuyện bảo vệ ngư dân, phản đối hành động của TQ là nhiệm vụ của Hội Nghề
cá VN, không phải chuyện của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại trung ương… nên phải chờ Hội Nghề cá VN kiến nghị
thì họ mới chịu bảo vệ ngư dân?
---------------------------
Văn
Duẩn
02-08-2015
Đây
là đề nghị của ông Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam,
sau khi tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi liên tiếp bị tàu Trung Quốc tấn công
Phóng viên: Hai tàu cá QNg
90127 TS và QNg 96507 TS của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lại mới
bị tàu Trung Quốc cướp tài sản. Ông nghĩ gì khi tình trạng tàu Trung Quốc ngăn
cản tàu cá Việt Nam đi cứu nạn rồi tấn công và cướp phá tàu ngư dân Việt Nam diễn
ra nhiều lần?
–
Ông Võ Văn Trác: Những hành động của phía Trung
Quốc như tấn công, xua đuổi, ngăn cản cứu ngư dân hay cướp phá tài sản của ngư
dân Việt Nam khi đang đánh bắt thủy sản trên ngư trường của Việt Nam là những
hành động thô bạo, sai trái, thiếu nhân đạo; vi phạm nghiêm trọng Công ước của
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Rõ ràng đây là những hành động sai trái,
không thể chấp nhận được.
Với tư cách là hội nghề nghiệp, sau khi mỗi vụ việc
xảy ra, Hội Nghề cá Việt Nam đều có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại trung ương cũng
như các cơ quan hữu quan khác để cực lực phản đối hành động của Trung Quốc; đề
nghị cơ quan chức năng lên tiếng ngăn chặn ngay những vi phạm của phía Trung Quốc,
yêu cầu họ chấm dứt ngay và không tái phạm những hành động sai trái đó. Hội Nghề
cá Việt Nam cũng phản đối mạnh mẽ, có công văn yêu cầu cơ quan chức năng của
Trung Quốc giải quyết sự việc, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam.
Chúng tôi cũng kiến nghị cơ quan thực thi pháp luật
trên biển thường xuyên có lực lượng ứng trực, sẵn sàng tăng cường bảo vệ ngư
dân để bà con yên tâm vươn khơi bám biển.
Hội Nghề cá là hội nghề nghiệp nên không thể bảo vệ
trực tiếp ngư dân trên biển. Vậy ông đánh giá như thế nào về vai trò cũng như
hành động của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ ngư dân?
– Các cơ quan chức năng như Bộ Ngoại giao đã kịp thời
lên tiếng phản đối. Lực lượng kiểm ngư cũng đã phối hợp, tổ chức các phương án
để bảo đảm an toàn cho ngư dân ra khơi. Chương trình hành động thì chúng ta đã
có. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam cần phải
hành động mạnh mẽ, cương quyết hơn nữa để bảo vệ ngư dân.
9.000 tàu cá Trung Quốc đang đổ ra biển Đông khi lệnh
cấm đánh bắt mà nước này đơn phương đưa ra hồi tháng 5 hết hiệu lực vào lúc 12
giờ ngày 1-8. Điều này có đáng quan ngại không?
– Nếu họ đánh bắt cá trên vùng biển của họ thì cũng
là điều bình thường thôi. Tuy nhiên, nếu họ xâm phạm vùng biển của Việt Nam hay
tiến vào các ngư trường của chúng ta ở Hoàng Sa, Trường Sa thì chắc chắn chúng
ta phải phản đối, ngăn chặn một cách cương quyết. Chúng ta sẽ theo dõi sát động
thái này của họ.
Ông có thông điệp nào gửi đến ngư dân trong tình
hình hiện nay?
– Bà con ngư dân cứ yên tâm vươn khơi bám biển trên
ngư trường thuộc vùng biển của Việt Nam. Biển của mình thì không việc gì phải sợ
ai cả. Sau lưng ngư dân là cả dân tộc Việt Nam. Ngư dân hãy đoàn kết để ra
khơi. Chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh để bảo vệ vùng biển Tổ quốc và tính
mạng, tài sản của chính mình.
Khi ra các ngư trường, bà con ngư dân nên đi theo tổ
đội, không đi đơn lẻ để kịp thời hỗ trợ trên biển nếu xảy ra sự cố. Đồng thời,
ngư dân phải kịp thời báo cho cơ quan chức năng khi có các tình huống và sự cố
xảy ra để nhận được sự hỗ trợ.
Ngư dân ra khơi lúc này không chỉ là vấn đề mưu sinh
hay làm kinh tế mà còn góp phần khẳng định chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo
của Tổ quốc. Biển đảo là của chúng ta. Chúng ta phải kiên quyết giữ bằng mọi
giá!
Hành
động đáng lên án
Chiều 2-8, trao đổi với phóng viên, ông Phùng Đình
Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngãi, cho biết hội vẫn chưa nhận được báo
cáo từ các đơn vị liên quan về việc 2 tàu cá ở Lý Sơn bị phía Trung Quốc cướp sạch
tài sản (Báo Người Lao Động cùng ngày đã thông tin).
“Sự việc các tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị phía
Trung Quốc tấn công, chúng tôi cũng chỉ biết qua báo chí. Quan điểm của Hội Nghề
cá Quảng Ngãi là luôn lên án hành động bắt bớ, xua đuổi, lấy tài sản ngư dân Việt
Nam của phía Trung Quốc khi bà con đang đánh bắt hợp pháp ở Hoàng Sa” – ông
Toàn khẳng định.
T.Trực
No comments:
Post a Comment