Monday, August 17, 2015

Chuyến đi Về Bến Tự Do: cầu nguyện và thăm viếng nghĩa trang thuyền nhân (Gia Minh - RFA)





Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-08-17

Một nhóm người gốc Việt từng phải dùng thuyền vượt biên để tìm qui chế tỵ nạn ở những nước tự do từ đầu tháng 8 đến nay đang trở về tại những khu nghĩa trang chôn cất những người  không may bỏ mình trên biển.

Kuku: Bia tưởng niệm TNVN ở Kuku do chính quyền địa phương (Indonesia) thiết lập. Photo: RFA

Gia Minh phỏng vấn hai người tổ chức chuyến đi là giám đốc tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân, ông Trần Đông, và nhà báo Lưu Dân.

Ông Trần Đông: Chúng tôi đã dự trù chuyến đi này khoảng nửa năm, đây là chuyến đi "Về Bến Tự Do' 20, 21 và 22 qua các quốc gia Philippines, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Có khoảng 100 thành viên tham dự cho cả 4  chuyến. Trong số này thì có người đi 4 chuyến, có người đi 3, có người đi 2, có người đi 1 chuyến. Chúng tôi đã sang tuần lễ thứ 3 và hoàn tất xong chặng đường ở Indonesia. Hôm nay là ngày đầu tiên ở Malaysia.
.
Gia Minh: Anh Lưu Dân có thêm gì không?
Nhà báo Lưu Dân: Trong chuyến đi về Indonesia đoàn có tổng cộng trên 52 người và đã đến những địa danh mà có lẽ chúng ta đã quen thuộc đó là Galang, Letung, Kuku, Ariya... Ngoài sinh hoạt của nhóm chúng tôi cũng có những buổi cầu nguyện chung cho những thuyền nhân đã đến trong vùng này. Trong đoàn cũng có một số anh chị em nhân cơ hội này tìm lại mồ mả của thân nhân thì cũng may mắn thay trong đoàn cũng có 4 thành viên tìm lại được mộ của chị, mẹ và con của họ. Đó cũng là điều an ủi cho người thân của họ sau nhiều năm không được thăm viếng. Đây cũng là một dịp đặc biệt và mang ý nghĩa đánh dấn sau 40 năm người Việt định cư tại hải ngoại. Chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ tích cực của các cộng đồng ở địa phương như ở Úc, Hoa Kỳ, Canada... Cũng nhờ những sự hỗ trợ đó mà chúng tôi có thể thực hiện chuyến Về Bến Tự Do lần này.

Nghĩa trang thuyền nhân ở Galang đã được trùng tu năm 2014

Gia Minh: Đây là dịp đặc biệt  như các anh vừa nói, thì những việc làm được rồi và những việc sẽ làm trong những ngày sắp đến?
Ông Trần Đông: Ý nghĩa đặc biệt của chuyến này là cầu nguyện và thăm viếng; và điểm chính là vấn đề cầu nguyện để tổng kết lại công trình trùng tu đã làm từ năm 2005. Qua 10 năm Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của bà con khắp nơi, chúng tôi đã thay mặt quí vị để trùng tu lại tất cả mộ phần tìm kiếm được ở tại Malaysia, Indonesia và hiện tại đang hoàn tất những công trình trùng tu cuối cùng của nghĩa trang Bataan, Philippines. Nhân kỷ niệm 40 năm định cư này là để 'wrap up' lại chương trình trùng tu.
.
Gia Minh: Xong giai đoạn này thì ý tưởng cho giai đoạn tiếp ra sao?
Ông Trần Đông: Trong thời gian tới sẽ không tổ chức những chuyến cầu nguyện lớn như thế này trừ trường hợp đặc biệt.. Dự trù năm tới sẽ đi đảo Kokrat- một đảo hải tặc lừng danh một thời ở Thái Lan. Năm ngoái có đến mà chưa lên bờ  được nên năm tới sẽ đến để khảo sát, tìm hiểu những di tích của thuyền nhân ở đó thế nào, những dấu ghi trong hang... Đồng thời cũng nổ lực tìm kiếm những mộ thuyền nhân trong vùng Natuna mà trong 10 năm qqua có cố gắng nhưng chưa thực hiện được. Nên cũng có những 'nhiệm vụ' đặc biệt cho những chuyến đi đó.
Sau đó là trong một vài năm sẽ thực hiện những chuyến đi tảo mộ, năm này ở vùng này, năm sau ở vùng khác. Nhân những chuyến tảo mộ như thế sẽ xem xét những khu nghĩa trang có những thay đổi gì hay không và cần những 'duy tu' gì hay không..
.
Nhà báo Lưu Dân: Tiếp theo lời của anh Trần Đông tôi cũng xin bổ sung thế này: trong nước ( Việt Nam) có chiến dịch người ta nói '40 năm đã quá đủ'. Đó là nhìn nhận của đồng bào trong nước với chế độ; còn đối với người Việt ở hải ngoại thì 40 năm cũng là một thời gian quá dài để nhìn lại lịch sử, đồng thời ghi nhận lại những sự kiện lịch sử chính của những cộng đồng định cư tại các nước thứ ba.
Phần tiếp nối mà Văn Khố Thuyền Nhân dự định thực hiện thì ngoài những việc như anh Trần Đông vừa trình bày thì chúng tôi tập trung vào những mục đích chính khi thiết lập Văn Khố để sưu tầm,  bảo toàn, gìn giữ những tài liệu  về thuyền nhân Việt Nam. Đây là một giai đoạn lịch sử mà tôi tin rằng có ý nghĩa đặc biệt trong chỗi dài của lịch sử dân tộc để đánh dấu môt giai đoạn hết sức đặc biệt trong đời sống không chỉ về mặt chính trị xã hội mà còn cả về mặt tâm linh, và cả về tình tự dân tộc. Một giai đoạn mà thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ ít có những hiểu biết để có những trải nghiệm tự thân để mà tại sao họ có mặt tại những nơi mà họ đang sinh sống; cũng như kinh nghiệm của cha ông họ đã trải qua để có đời sống như ngày nay.

Gia Minh: Xin cám ơn anh Trần Đông và nhà báo Lưu Dân.










No comments: