Đỗ
Quân - Thời
Báo Toronto
August 21, 2015
Ngoại trừ trường hợp những cái đồng hồ automatic mà
mấy chú bộ đội mua ở chợ trời Sài Gòn sau ngày “giải phóng”, và những chiếc xe
hơi đang được thử nghiệm của Google, từ “không ngư ời lái” dùng ở các nơi khác
là một nhóm bổ túc từ trật lất. Những chiếc máy bay drone của Mỹ không thể
được gọi là “máy bay không người lái”. Chúng vẫn có người lái đàng hoàng – lái
bởi các phi công ngồi dưới đất ở các căn cứ không quân trên lãnh thổ Mỹ cách
chiến trường có khi nửa vòng trái đất, ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở Các Tiểu vương quốc Ả rập
Thống nhất (UAE) và nhiều căn cứ bí mật khác. Họ lái chúng bằng các máy điện
toán và sóng vô tuyến.
Gần đây, chúng được thả lỏng để tự động hơn một chút
nữa, nhưng vẫn không hoàn toàn “không người lái”. Chúng được lập trình trước bằng
những mệnh lệnh, phi trình, phóng lên rồi bay theo phi trình phối hợp với hệ thống
định vị bằng vệ tinh – GPS.
Trong lãnh vực hàng không dân dụng cũng không có máy bay không người lái mà chỉ có những chiếc máy bay viễn khiển – remotely piloted aircraft (RPA), lái từ xa bởi một “phi công” trên mặt đất.
Trong lãnh vực hàng không dân dụng cũng không có máy bay không người lái mà chỉ có những chiếc máy bay viễn khiển – remotely piloted aircraft (RPA), lái từ xa bởi một “phi công” trên mặt đất.
Drone có nhiều cỡ. Quân đội Mỹ có từ những chiếc Raven, mà bộ binh có thể cầm tay phóng lên để bay thám thính, đến khổng lồ như chiếc Global Hawk, to bằng một cái Boeing 737. Hầu hết các drone đều sử dụng công nghệ cũ thời thế kỷ trước, bay bằng cánh quạt và bay chậm. Người ta còn kể rằng chiếc Predator đầu tiên được làm bằng cách gắn một động cơ xe trượt tuyết – snowmobile, vào một chiếc tàu lượn điều khiển bằng vô tuyến.
Công nghệ sản xuất drone chẳng có gì là ghê gớm. Hồi năm 2012, Iran “bắt sống” được một chiếc drone thám thính ScanEagle của Hải quân Hoa Kỳ, sau đó, Tehran khoe um thành tích tình báo khoa học của mình trên truyền hình bằng cách giới thiệu một mẫu lô can – made in Iran, của chiếc drone này. Khi đó, Phó Đề đốc Mark I. Fox, chỉ huy phó hành quân, kế hoạch và chiến lược của Hải quân Mỹ, đã nói với báo The New York Times, “Họ chỉ cần ra RadioShack là đã có thể nắm được một cái ‘công nghệ bí mật’ đó”. Năng lực điện toán của chiếc ScanEagle còn thấp hơn cả một cái điện thoại smartphone.
Ngay cả chiếc RQ-170 Sentinel, một chiếc drone tàng hình không vũ khí, loại tinh xảo nhất của CIA mà Iran vớ được khi nó rớt năm 2011, cũng chỉ còn là một cái máy bay đồ chơi khi rơi vào tay kẻ địch. Mọi thứ hấp dẫn bên trong của nó đã bị phá hủy bằng tín hiệu từ xa, trước đó.
Nói cho chính xác, mỗi chiếc drone chỉ là một “con đồng”,
một đôi mắt trên trời. Khi bị tách rời khỏi các mạch liên lạc với vệ tinh, với
các bộ vi xử lý, các nhà phân tích tình báo, và phi công ở đầu kia, chiếc drone
sẽ trở thành vô dụng như một con mắt bị lấy ra khỏi nhãn cầu, cắt đứt những dây
thần kinh dẫn truyền từ bộ óc.
Nhận xét về những sự trầm trồ, ca tụng của những kẻ ngoại đạo, James Poss, một thiếu tá không quân đã về hưu, người từng tham gia chương trình phát triển những chiếc Predator, đã ngán ngẩm, “Đồ ngu, cái quan trọng nhất là kết nối dữ liệu”.
Với quân đội, drone có giá trị vì là một công cụ thám thính và theo dõi tương đối rẻ tiền, và không nguy hiểm đến sinh mạng binh sĩ. Một chiếc drone có thể bám một mục tiêu hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần, thậm chí hằng tháng. Việc gắn phi đạn lên drone chỉ là để giảm bớt thời gian gián đoạn, chuyển thông tin, mệnh lệnh đến cho các phương tiện tấn công quy ước khác – như máy bay, bộ binh, phi đạn bắn từ đất hay từ biển. Với drone, không có khoảng trống này. Người điều khiển drone có thể khai hỏa ngay khi trông thấy địch thủ. Anh ta cũng có thể chọn lựa lúc để ra tay, khi mục tiêu đứng đơn lẻ, di chuyển trên xe, để tránh gây tổn thất phát sinh ngoài ý muốn.
Lịch
sử drone của Hoa Kỳ
Thực ra thì những chiếc máy bay điều khiển từ xa đã
hiện diện trong quân đội Mỹ từ thời xa xưa lắm. Có thể tạm lấy cái mốc gần nhất
là sau Thế chiến thứ II, sau khi Không quân Hoa Kỳ mất đến gần 40 ngàn máy bay
và hơn 80 ngàn nhân viên phi hành. Một không lực không người sẽ rẻ hơn, an toàn
hơn. Thế là ngành “Phi cơ Không Phi công” – Pilotless Aircraft Branch – của
không quân Mỹ ra đời năm 1946.
Trong số các phi cơ viễn khiển được sản xuất để làm nhiệm vụ thám thính của ngành này có chiếc Đom đóm (Lightning Bug) do công ty Ryan Aeronautical Company sản xuất, bay bằng động cơ phản lực. Chúng được phóng đi từ cánh của những chiếc vận tải cơ Lockheed DC-130 Hercules, hoạt động như tàu mẹ điều khiển lũ drone con. Những chiếc Lightning Bug được lập trình trước hay được các người lái – Airborne Remote Control Officer – điều khiển từ tàu mẹ. Sau khi hoàn thành sứ mạng thám thính, các con Đom đóm bung dù hạ cánh và được trực thăng bay đến thu hồi.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các con đom đóm này
âm thầm bay trên không phận Cuba, Bắc Hàn, Trung Cộng. Trong chiến tranh Việt
Nam, sau khi chiến dịch oanh tạc miền Bắc Rolling Thunder kết thúc năm 1968,
các Lightning Bug là những máy bay duy nhất của Hoa Kỳ bay trên không phận miền
Bắc. Từ năm 1964 đến 1975, hơn 1,000 Đom đóm đã bay hơn 34,000 phi vụ thám
thính trên vùng trời Đông Nam Á. Điều tức cười là các báo Mỹ đã không biết rằng
hầu hết các bức không ảnh chụp khu vực này được họ đăng tải trong thời gian đó
là do Đom đóm chụp được.
Tuy nhiên, những chiếc drone hiện đại được cho là con đẻ của ba người: James Neal và Linden Blue, chủ công ty General Atomics, nhà thầu trong lãnh vực nguyên tử năng và quốc phòng, và Abe Karem, người Do Thái, chủ công ty Leading Systems ở Los Angeles.
Karem là một kỹ sư hàng không của không quân Israel, cũng từng cầm đầu một nhóm nhà sáng chế ở công ty quốc doanh Israel Aircraft Industries. Sau khi ra khỏi quân đội, ông đưa gia đình sang California, mở một công ty phát triển hệ thống UAV. Những mẫu drone đầu tiên của Karem được lắp ráp trong cái ga-ra của ông ta.
James Neal và Linden Blue, từ năm 1979, đã nghĩ đến một phương tiện tấn công vào hệ thống hạ tầng xăng dầu của Nicaragua mà không cần có sự tham dự của quân đội. Nhà độc tài Somoszas bạn của họ ở xứ này vừa bị nhóm Sandinistas lật đổ. Họ đặt tên kế hoạch này là Predator, sử dụng các phi cơ viễn khiển cho các phi vụ tự sát.
Karem lãnh được một hợp đồng bí mật với Ngũ Giác Đài, và hai mẫu drone nguyên thủy của ông ta sản xuất được đặt tên là Amber và Gnat bay thành công lần đầu tiên năm 1986. Nhưng ông ta gặp xui, nguồn ngân sách của Pentagon cạn vì các cắt giảm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Leading Systems vỡ nợ.
Như định mệnh, James Neal và Linden Blue lúc đó đang tìm mua một công ty chuyên về UAV. Họ gặp nhau năm 1991 và dự án Predator hồi sinh.
Những chiếc Predator, hậu thân của mẫu Gnat, sau đó đã tung hoành trên bầu trời các quốc gia vùng bán đảo Balkan trong cuộc chiến tranh Serbia – Bosnia trong những chuyến bay thám thính do cả CIA lẫn Pentagon tổ chức. Tuy nhiên, chúng có khá nhiều nhược điểm, như bay chậm dễ bị phòng không Serbia bắn hạ, hay rớt vì trời lạnh quá!
Nhưng chính Osama bin Laden mới là nguyên nhân thúc đẩy chương trình phát triển drone quân sự của Hoa Kỳ.
Drone
và cuộc chiến chống khủng bố
Năm 1998, hai vụ tấn công bằng bom tự sát vào các tòa đại sứ Mỹ ở Nairobi, Kenya và Dar-es-Salaam, Tanzania được FBI khẳng định bin Laden và phó tướng Ayman al-Zawahiri đỡ đầu. Hoa Kỳ quyết định “giải quyết” bin Laden, nhưng muốn thế, phải tìm ra hắn. Thoạt đầu, Ngũ Giác Đài định kín đáo đặt một viễn vọng kính khổng lồ trên một ngọn núi ở Afghanistan để tìm thủ lãnh al-Qaeda. Nhưng sau đó, mấy cái đầu bớt ngớ ngẩn hơn trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã chủ trương dùng drone. Những chiếc phi cơ này chẳng những sẽ tìm ra tên chỉ huy râu dài của al-Qaeda mà lại còn có thể đánh dấu mục tiêu bằng laser để cho tàu ngầm Mỹ trong vùng Vịnh Ba Tư phóng phi đạn Tomahawk triệt hạ.
Ngày 25 tháng 9, 2000, một chiếc Predator quần trên bầu trời Tarnak Farms gần Kandahar đã truyền về bộ chỉ huy một hình ảnh thật rõ của một người cao ráo, mặc áo chùng trắng, đừng giữa một toán vệ sĩ. Theo một viên chức cao cấp của Ngũ Giác Đài, nhiều phi vụ drone của CIA đã theo dõi sát thủ lãnh của al-Qaeda tổng cộng 4 giờ 23 phút.
Nhưng chẳng có gì bảo đảm là phi đạn từ tàu ngầm bắn lên sẽ rơi ngay trúng đầu bin Laden vào thời điểm sau khi mệnh lệnh được ban ra, tọa độ được đưa vào lập trình, luật sư được tham khảo và phi đạn bay đến nơi. Trong lúc đó, một chiếc Predator mang phi đạn có thể nhận ra bin Laden và phóng phi đạn xuống đầu hắn ta một giây sau đó.
Viên chức vừa kể nói, “Chúng tôi trình đoạn video (của bin Laden) cho bộ trưởng Không quân, tham mưu trưởng không quân và phụ tá phó tham mưu trưởng xem, một người nói, “Để tôi dùng Hellfire – một loại phi đạn chống chiến xe dùng laser để bám mục tiêu – “nhanh chóng, kín đáo và bẩn thỉu”. Lệnh này được ban ra, chúng tôi rót tiền và thông báo cho Quốc hội”.
Chiếc Predator được CIA phát triển dùng vào việc
thám thính nay được hối hả chuyển đổi sang chức năng sát hại.
Điều khiển drone có thể là những phi công không quân, hải quân Mỹ đã dạn dày kinh nghiệm chiến đấu,vận tải hay những chú nhóc mới được huấn luyện. Trung tâm điều khiển có thể là một căn cứ quân sự ở Mỹ – như Nevada, hoặc một căn cứ tiền phương trên đất bạn, như Dubai.
Quan sát con em, hay chính mình, chơi các video game có nội dung chiến tranh, một khu vực đang phát triển của kỹ nghệ viết, sản xuất và cung cấp game trên mạng được gọi là “mili-tainment”, bằng computer có thể cho bạn một hình ảnh không xa mấy với những gì mà các phi công drone đang làm dưới các bunker gắn máy lạnh ở các căn cứ không quân Mỹ.
Ở Creech Air Force Base, cách Las Vegas chừng 45 mile, có 3,325 nhân viên quân sự và dân sự làm việc. Tất cả đều hằng ngày lái xe đến sở và về sau khi tan ca, không có ai sống trong căn cứ cả. Các drone ở đây, dùng vào mục đích huấn luyện, lên xuống ồn ào thường xuyên trong cái nắng nung người của sa mạc.
Creech AFB là tụ điểm của đội drone ngày càng phát triển của Hoa Kỳ triển khai quanh thế giới. Các phi công ở Creech hằng ngày phóng phi đạn xuống đầu các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq, hộ vệ các cuộc tấn công đặc biệt của lực lượng đặc biệt Mỹ ở Afghanistan, và tuần tra vùng Sừng của Phi châu cùng nhiều nơi khác để truy lùng các phần tử nằm trong danh sách cần tiêu diệt.
Pilot lái drone ở Creech AFB làm việc trong những trailer thấp lè tè trong sa mạc. Họ ngồi trong bóng tối, mắt dán vào các màn hình, tay đặt trên cần điều khiển – joystick, để lái các máy bay ở một nơi nào đó trên thế giới. Bên cạnh viên phi công là một nhân viên kỹ thuật – được gọi là operator, trách nhiệm điều khiển các máy ghi hình (camera) và cảm biến (sensor).
Có tất cả 6 màn hình cho mỗi phi công và nhân viên điều khiển, cho phép họ trao đổi với các quan sát viên trên mặt đất (spotter), thấy vị trí của họ trên các bản đồ, và xem các dữ liệu bay của chiếc drone. Họ cũng có một đường dây điện thoại được mã hóa.
Hình : http://thoibao.com/wp-content/uploads/2015/08/Phantom-Ray-may-bay-tang-hinh-drone-cua-boing.jpg
Thành
tích – và tai tiếng của drone Mỹ
Thời gian: Đêm 7 tháng Mười, 2001, chưa đầy một
tháng sau ngày những chiếc máy bay bị cướp lao xuống tòa Tháp đôi ở New York.
Địa điểm: Thành phố Kandahar, trung tâm quyền lực của Taliban ở miền nam A phú hãn.
Một phi đạn Hellfire từ trên không lao xuống một khu nhà được tin là nơi tên chỉ huy tối cao của Taliban vừa bước vào. Thay vì giết chết Mullah Omar, chiếc phi đạn chỉ làm nổ tung một chiếc xe đậu bên ngoài. Thừa dịp náo loạn đó, kẻ thù số 1 của nước Mỹ trốn thoát.
Chiếc phi đạn vừa kể được phóng đi từ một chiếc Predator.
Địa điểm: Thành phố Kandahar, trung tâm quyền lực của Taliban ở miền nam A phú hãn.
Một phi đạn Hellfire từ trên không lao xuống một khu nhà được tin là nơi tên chỉ huy tối cao của Taliban vừa bước vào. Thay vì giết chết Mullah Omar, chiếc phi đạn chỉ làm nổ tung một chiếc xe đậu bên ngoài. Thừa dịp náo loạn đó, kẻ thù số 1 của nước Mỹ trốn thoát.
Chiếc phi đạn vừa kể được phóng đi từ một chiếc Predator.
“Thằng c.c. nào làm chuyện đó vậy?”
Không phải là lời khen ngợi, những nhận xét đầu tiên về cuộc tấn công đầu tiên của drone là câu chửi thề vừa rồi của tướng Chuck Wald. Ông là người chỉ huy việc phối trí toàn bộ các chi tiết của các cuộc tấn công từ trên không trong ngày đầu của của chiến dịch Operation Enduring Freedom tại Combined Air Operations Center (CAOC) – trung tâm kết hợp điều hành các hoạt động trên không ở Saudi Arabia.
Không phải là lời khen ngợi, những nhận xét đầu tiên về cuộc tấn công đầu tiên của drone là câu chửi thề vừa rồi của tướng Chuck Wald. Ông là người chỉ huy việc phối trí toàn bộ các chi tiết của các cuộc tấn công từ trên không trong ngày đầu của của chiến dịch Operation Enduring Freedom tại Combined Air Operations Center (CAOC) – trung tâm kết hợp điều hành các hoạt động trên không ở Saudi Arabia.
Đêm đó, theo kế hoạch, là màn phối hợp giữa vũ khí dẫn đường bằng laser từ trên không và phi đạn Tomahawk từ biển.
Các phi công lái drone của Không quân được các nhà phân tích của CIA hướng dẫn từ trụ sở của CIA ở Langlaey, Virginia lái chiếc Predator trên trời Kandahar. Theo Tướng Tommy Franks, chỉ huy trưởng trên chiến trường Afghanistan, CENTCOM có quyền ra lệnh bắn và F16 của CAOC đang chực sẵn cách đó 20 dặm với các quả bom 1000 pound. Nhưng Bộ Chỉ huy trung tâm chiến trường Afghansitan – US Central Command (CENTCOM) cùng với CIA đã quyết định dùng vũ khí Predator chưa qua thực nghiệm để dẫn đến thất bại này! (Chiếc drone “thiện xạ” đó, số in trên đuôi 3034, nay đang được treo ở Bảo tàng Hàng không và Không gian Smithsonian Air and Space Museum ở Washington, D.C.)
Để rồi mãi đến ngày 4 tháng Mười Một năm 2002 việc sử dụng drone mới dẫn đến sự tiêu diệt một thủ lãnh al-Qaeda tầm cỡ ở Yemen. Hôm đó, phi đạn Hellfire bắn đi từ một chiếc Predator đã làm nổ tung một chiếc xe. Trên xe có Abu Ali al-Harithi, một trong các thủ lãnh al-Qaeda chịu trách nhiệm về vụ đánh bom chiếc USS Cole.
Theo Pete W. Singer, chiến lược gia của tổ chức New American Foundation, trong năm đầu tiên được sử dụng vào các chiến dịch ở Afghanistan, những chiếc Predator có vũ trang “xóa sổ” khoảng 115 mục tiêu.
Sự hữu hiệu của drone được ca ngợi, bởi quân đội Mỹ và CIA, nhưng bị đặt vấn đề, bởi nhiều tổ chức quan sát quốc tế và giới thông tấn.
Điển hình như cuộc truy diệt thủ lãnh al-Qaeda Ayman Zawahiri, phó tướng của bin Laden. Chiếc drone đầu tiên bắn lên đầu hắn ta ngày 13 tháng Giêng 2006 ở Damadola, Pakistan. Mười tháng sau, chúng lại phóng phi đạn xuống đầu hắn ta, lần này ở Bajaur. Tám năm sau đó, hắn vẫn còn sống. Có 76 trẻ em và 29 người lớn thiệt mạng trong 2 cuộc không kích đó.
Hay với Qari Hussain, chỉ huy phó nhóm Taliban ở
Pakistan, nhóm chiến binh liên kết với al-Qaeda đã huấn luyện Faisal Shahzad, kẻ
âm mưu đánh bom quảng trường Times Square vào năm 2010. Drone Mỹ “thăm” Hussain
lần đầu tiên tháng Giêng năm 2008, rồi tháng Sáu 2009, tháng Giêng 2010, hai lần
trong tháng Mười 2010. Mãi đến lần thứ ba trong tháng Mười 2010, một phi đạn bắn
từ drone đã hạ được Hussain, nhưng trong tất cả các lần tấn công hắn, đã có 128
người, trong đó có 13 trẻ em vô tội, bỏ mạng.
Như tất cả các loại vũ khí, drone cũng có thể bắn trật như thường, không như cựu giám đốc John Brennan của CIA nói năm 2011, rằng họ đè nặng “áp lực chính xác nhắm thẳng vào mục tiêu vào các nhóm đe dọa chúng tôi”.
Ngoại trưởng John Kerry cũng từng khẳng định trên một diễn đàn của BBC hồi năm 2013 rằng, “Chúng tôi chỉ bắn drone lên những người là các mục tiêu khủng bố ở cấp cao nhất đã được xác nhận qua một quá trình xét chuẩn nhận dài dặc. Chúng tôi không bắn drone khơi khơi vào một người và nghĩ rằng người này là khủng bố”.
Báo The Guadrian tính ra rằng cho 33 mục tiêu bị tiêu diệt – xác định tên tuổi đàng hoàng, đã có thêm 947 người chết trong quá trình tiêu diệt.
Bên cạnh đó, các tiếng nói phản đối cũng phê phán cách chính phủ Mỹ giữ bí mật thông tin, dữ liệu về các cuộc tấn công bằng drone. Đa phần, giới thông tấn chỉ nhận các thông tin qua các nguồn giới chức xin được “giữ kín tên tuổi” của Mỹ, Yemen hay Pakistan, và chỉ xác nhận rằng cuộc tấn công đã xảy ra, hoặc nhắm vào mục tiêu tên A, B, C nào đó.
Giống
như chơi game?
Đại tá James R. Cluff, chỉ huy trưởng Creech AFB,
đánh tan mọi ngộ nhận về công việc coi có vẻ “giải trí” của các phi công “Căn cứ
này ngày nào cũng là ngày trên mặt trận”. Ông nói với phóng viên W.J. Hennigancủa
báo Los Angeles Time khi ông này đến làm phóng sự hồi tháng 6 năm nay, “Lũ trẻ ở
đây không phải là đang chơi video game dưới basement ở nhà của mẹ chúng”.
Từ tháng Tám năm 2014 đến tháng 6 năm 2015, các phi công của Không đoàn thứ 432 và Không đoàn Viễn chinh thứ 432 ở căn cứ Creech AFB đã bay hơn 3,300 phi vụ chống Nhà nước Hồi giáo – thả bom, bắn phi đạn, hướng dẫn các phản lực chiến đấu cơ đến các mục tiêu, cung cấp thông tin tình báo cho lực lượng liên quân trên mặt đất. Họ làm việc ba ca, mỗi ca tám tiếng để duy trì các drone 24 giờ một ngày trên bầu trời.
Đại úy Krsiti, một phi công drone ở căn cứ Creech, là phi công với ba năm lái phi cơ chiến đấu. Nay, bà “bay” ca tám tiếng một ngày, sáng đi chiều về. Việc lái máy bay bằng joystick tuy không rêm mình như bay phản lực chiến đấu nhưng căng thẳng và mệt mỏi, thậm chí hồi hộp hơn nhiều.
Đại tá Jim Chittenden, từng lái phản lực chiến đấu, nói bay những chiếc Predator và Reaper khiến ông thấy “gần gũi chiến trường hơn” — dù thân thể ông ở xa hàng ngàn dặm.
Yêu cầu giám sát theo dõi 24/24 tức khắc – real time, các điểm nóng, và vì vai trò của phi cơ viễn khiển trong quân đội hiện đại ngày càng phát triển dẫn đến vấn đề Không quân thiếu phi công lái drone.
Trong tháng 6 năm 2015, mỗi ngày Ngũ Giác Đài buộc phải bay 65 không tuần chiến đấu. Một không tuần có từ một đến 4 phi cơ. Hệ quả là 1,065 phi công ở Creech và những căn cứ khác không đủ. Có người phải “bay” 12 giờ một ngày, theo dữ liệu của Ngũ Giác Đài, có phi công vào sổ đến 1,100 giờ bay một năm, gấp 4 lần số giờ bay của phi công truyền thống.
Và nhiều người đã đến mức sắp sửa suy sụp thần kinh.
Tờ New York Times hồi tháng Sáu vừa rồi đã báo động 1200 phi công drone hiện nay đang mòn mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, không chỉ vì bản chất mệt mỏi của công việc, mà vì họ phải làm nhiều quá. Không quân Mỹ, trong lúc đó, cũng gặp khó khăn trong việc tuyển mộ tân binh. Mỗi năm trung bình Không quân đào tạo 180 phi công như thế, nhưng lại mất đi chừng 230 người.
Các nhân viên tuyển mộ của Không quân Hoa Kỳ đã phải tìm đến những hội chợ game để tuyển quân, với những khoản thưởng không nhỏ để hấp dẫn những thanh niên trẻ, trong lúc nhu cầu này ngày càng tăng. Thêm vào đó là hiện tượng nhiều phi công drone đã xin giải ngũ, bỏ cuộc vì chịu không nổi những chấn thương tâm lý. Có người chịu không nổi việc phải hạ sát những “mục tiêu” mà họ quen thuộc có khi đến cả tháng trời, biết từng thói quen. Họ bị cắn rứt vì ngồi mát ở một nơi xa ngàn dặm giết những người xa lạ – người thật, có tội lẫn vô tội, bằng một cái bấm nút. Gần đây nhất, và điển hình là bài báo, và những đoạn video về Brandon Bryant, một phi công điều khiển Predator của không lực Mỹ. Khi Bryant xin giải ngũ năm 2011 sau 6 năm quân vụ, anh ta được trao tặng một bảng ghi nhận thành tích các sứ mệnh của phi đội mà anh ta phục vụ: 1,626 địch quân bị hạ trên mặt trận. Trong bài báo “Lời thú tội của một người điều khiển drone” trên tạp chí GQ, và trong video phát trên hệ thống CNN, Bryant nói anh bị ám ảnh bởi thời gian phục vụ, cho rằng mình đã là một “remote killer” giết người trong “zombie mode”, ngồi ở Nevada để lái drone trên vùng trời Afghanistan và Iraq.
Tương
lai của những không đoàn drone Hoa Kỳ
Thế nhưng việc sử dụng drone cho đến nay vẫn còn là
một giải pháp tối ưu cho những cuộc chiến mà chính phủ và quân lực Hoa Kỳ bị
trói tay – đúng ra là trói chân, vì không được phép cho binh sĩ đặt gót giày xuống
chiến địa. Biện pháp này cũng tiết kiệm được xương máu của quân nhân Hoa Kỳ,
tránh cho dân chúng Mỹ những hình ảnh của những chiếc quan tài hồi hương các tử
sĩ – những hình ảnh ám ảnh họ suốt từ cuộc chiến tranh Việt Nam, qua Iraq,
Afghanistan, Somalia…
Đỗ Quân
No comments:
Post a Comment