Phó thủ tướng Trung
Cộng Trương Cao Lệ và phó thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc
Vừa đặt chân đến Hà Nội hôm 16/7/2015, uỷ viên bộ
chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ đã tiến hành ngay cuộc gặp với 2 uỷ viên bộ
chính trị CSVN, gồm phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Dự kiến trong ngày hôm nay, 17/7/2015, phó thủ tướng
Trương Cao Lệ cũng sẽ có buổi gặp với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch
nước Trương Tấn Sang.
Về mục đích chuyến thăm, người phát ngôn bộ ngoại
giao Lê Hải Bình cho biết hai bên “sẽ thảo luận về các biện pháp chi
tiết nhằm tăng hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu
tư”.
Vị
khách không mời
Có thể dễ dàng nhận ra, chuyến đi Việt Nam của
Trương Cao Lệ - một trong 7 nhân vật quyền lực nhất trong bộ chính trị Trung Cộng
là sự kiện không được báo trước.
Công tác chuẩn bị cho thấy có phần vội vã, chỉ được
thông báo vài ngày sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ.
Thêm vào đó, lịch trình của họ Trương cũng diễn ra
khá gấp gáp trong thời gian vỏn vẹn 2 ngày tại Hà Nội.
Mặc dù được giải thích là sang thăm theo ‘lời mời của
phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc’, nhưng chuyến đi này là tuỳ tiện và hoàn toàn
trái với các thông lệ ngoại giao, đặt giới chóp bu Ba Đình lâm vào tình thế bị
buộc phải tiếp đãi.
Như vậy, mục đích thật sự của vị khách không mời
Trương Cao Lệ khi đến Hà Nội là gì? Phải chăng là để chống lưng cho phe thân
Tàu vốn đang suy yếu theo sau sự ‘vắng mặt’ của bộ trưởng quốc phòng Phùng
Quang Thanh?
‘Con
tin’ Phùng Quang Thanh
Hôm 15/7/2015, một người thạo tin về nội bộ đảng
cộng sản là nhà báo Huy
Đức đã viết trên facebook:
“Phùng tướng quân về đã gần một tuần, bệnh không
nguy kịch như đồn đại, để thiên hạ thôi thêu dệt tốt nhất là nên tạo tình huống
xuất hiện ít phút trên truyền hình.”
Nếu thông tin của Huy Đức là đúng, thì bộ trưởng quốc
phòng Phùng Quang Thanh đang ở đâu giữa lúc tình hình biên giới Tây Nam đang
ngày càng trở nên căng thẳng?
Sự ‘vắng mặt’ gần một tháng qua cho thấy nhiều khả
năng ông Thanh đang bị giam lỏng và quản chế ở một nơi bí mật.
Trong quá khứ, kịch bản này cũng đã xảy ra đối với một
vị thượng tướng, bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của quân đội CSVN. Năm 1979, tướng
Chu Văn Tấn khi ấy là phó chủ tịch quốc hội, nhưng vì thân cận và có liên quan
đến sự kiện uỷ viên bộ chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Cộng nên đã bị
mất hết chức vụ và giam lỏng cho đến lúc qua đời.
Để thanh toán và triệt hạ phe thân Tàu, rất có thể đại
tướng - bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã chính thức bị bắt làm ‘con
tin’ giữa lúc cuộc chiến quyền lực trong giới chóp bu Ba Đình ngày càng trở nên
khốc liệt.
Những
lá bài của Trương Cao Lệ
Trong khi đó, một nhân vật thân Tàu khác là thượng
tướng - thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh dù đã bị hạn chế tầm ảnh hưởng, nhưng dường
như vẫn là người ‘bất khả xâm phạm’.
Tướng Vịnh đã được chọn để thay thế tướng Thanh tháp
tùng TBT Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ vừa qua.
Điều này cho thấy các thế lực thân Tàu chưa bị triệt
hạ tận gốc. Trung Cộng vẫn còn nhiều lá bài khác có thể thay thế cho vị trí bộ
trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Dù vậy, việc sử dụng lá bài Nguyễn Chí Vịnh có thể phản tác dụng vì việc gây thù, chuốc oán của ông này khi còn nắm giữ tổng cục 2.
Trong khi đó, đại tướng Phùng Quang Thanh dù bị người dân căm ghét, nhưng đối với Trung Cộng thì vẫn được coi là một lá bài an toàn.
Dù vậy, việc sử dụng lá bài Nguyễn Chí Vịnh có thể phản tác dụng vì việc gây thù, chuốc oán của ông này khi còn nắm giữ tổng cục 2.
Trong khi đó, đại tướng Phùng Quang Thanh dù bị người dân căm ghét, nhưng đối với Trung Cộng thì vẫn được coi là một lá bài an toàn.
Theo một số lời đồn đoán trước đó, nhờ ‘thành tích’
thần phục Bắc Kinh vô điều kiện, đại tướng Phùng Quang Thanh đã được Trung Cộng
ráo riết chống lưng cho chiếc ghế tổng bí thư, hoặc ít nhất cũng là vị trí chủ
tịch nước vào năm 2016.
Trước nguy cơ kịch bản trên bị phá sản, Trương Cao Lệ
đã lập tức phải thân chinh sang Việt Nam để răn đe bộ chính trị CSVN, đồng thời
thực hiện nhiệm giải cứu ‘con tin’ Phùng Quang Thanh.
Sau những cuộc họp kín với Trương Cao Lệ, sinh mạng
chính trị của tướng Thanh sẽ được định đoạt. Theo dự đoán của cá nhân tôi, kết
quả sẽ là một sự thoả hiệp giữa các phe phái trong giới chóp bu Ba Đình.
Vẫn còn một lá bài quan trọng nhất mà họ Trương chưa tung ra, đó chính là 'món nợ' Thành Đô 1990 cùng với một 'con nợ' khủng sẽ được lộ diện trong bài viết tới.
17/07/2015
Vẫn còn một lá bài quan trọng nhất mà họ Trương chưa tung ra, đó chính là 'món nợ' Thành Đô 1990 cùng với một 'con nợ' khủng sẽ được lộ diện trong bài viết tới.
17/07/2015
danlambaovn.blogspot.com
*
Bài viết liên quan tới Phùng Quang Thanh
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh 'gửi tham luận' tăng cường phối hợp giữa quân đội, công an
- Phùng Quang Thanh và con đường lưu vong
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh "tái xuất" bằng lẵng hoa
- Từ "vở tuồng" Nguyễn Bá Thanh đến "sự cố" Phùng Quang Thanh và "bóng dáng" của Nguyễn Tấn Dũng
*
Bài viết liên quan tới Phùng Quang Thanh
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh 'gửi tham luận' tăng cường phối hợp giữa quân đội, công an
- Phùng Quang Thanh và con đường lưu vong
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh "tái xuất" bằng lẵng hoa
- Từ "vở tuồng" Nguyễn Bá Thanh đến "sự cố" Phùng Quang Thanh và "bóng dáng" của Nguyễn Tấn Dũng
No comments:
Post a Comment