Phạm Văn Trội
Cập nhật: 20/07/2015
Việc Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh và nay là Phùng
Quang Thanh [nếu có]…. chết là do đấu đá nội bộ, trong đó là phe đảng và phe
chính phủ. Việc này đã diễn ra và còn diễn ra trong nội bộ giới lãnh đạo đảng cộng
sản Việt Nam. Nhìn tổng thể thì đó là sự thanh toán nhau do tranh giành quyền lực
chứ không phải thanh toán nhau trong sự khác biệt về ý thức hệ [dân chủ và độc
tài cộng sản].
Phe chính phủ thì họ cũng là đảng cộng sản [những
nhân vật thân Nguyễn Tấn Dũng] có tiêu diệt hết những người thuộc phe đảng
[thân với Nguyễn Phú Trọng] thì liệu phe chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng có đủ
can đảm để thay đổi thể chế chính trị [từ độc tài đảng trị sang dân chủ pháp trị]
không? Tôi không tin phe Nguyễn Tấn Dũng làm như vậy, mà chỉ là sự thay thế nhóm
độc tài này bằng một nhóm độc tài khác tiếp tục cai trị dân tộc Việt Nam, có
khi còn nguy hiểm hơn cho những người đang đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam nếu
ảnh hưởng đến sự cai trị và lợi ích của họ [phe Nguyễn Tấn Dũng].
Sự vui mừng của dân chúng khi nghe tin các quan cộng
sản chết, quan càng to mà chết thì dân càng vui; đó chính là dân chúng đã quá
chán ghét chế độ cộng sản này rồi và cần phải có sự thay thế bằng những con người
mới mang tư tưởng dân chủ triệt để, để xây dựng một mô hình dân chủ trên dân tộc
Việt Nam.Chỉ có sự thay thế một tư tưởng lỗi thời cộng sản bằng một tư tưởng
dân chủ tiến bộ thì mới có hi vọng cứu nguy cho đất nước chúng ta.
Nguyễn Tấn Dũng biết được lòng dân Việt Nam hôm nay
không thích quan hệ với Trung Quốc và cũng biết được Mỹ đang cần quan hệ với Việt
Nam để khống chế Trung Quốc và tái cân bằng Châu Á Thái Bình Dương phục vụ lợi
ích Mỹ, nên Nguyễn Tấn Dũng tranh thủ cơ hội này tạo thêm sức mạnh cho nhóm cai
trị của mình và tìm cách gạt những nhân vật thân Trung Quốc có ảnh hưởng đến vị
trí lâu dài trong quyền lực của nhóm Dũng. Trên thực tế quá khứ đã có 632 đề án đưa cán bộ trung cao
cấp Việt Nam sang học tập mô hình Trung Quốc từ năm 1992 cho tới nay. Điều
đáng nói trong các cán bộ trung cao cấp này [có cả quân đội, công an] đều được
chọn những nhân vật có tư tưởng thân Trung Quốc và đều được đưa qua cục tình
báo Hoa Nam huấn luyện với các vỏ bọc ngụy trang khác nhau; sau các đợt đi học
tập đó trở về thì đều được bổ nhiệm các vị trí quan trong trong bộ máy nhà nước.
Vì thế Nguyễn Tấn Dũng lấy được chút lòng dân khi có thái độ với Trung Quốc về
vấn đề biển đảo nhưng chắc chắn sẽ không lấy được lòng quan đã được Trung Quốc
‘’cài cắm‘’ ban cho chức vụ và bổng lộc chính trên lưng người dân Việt Nam.
Chúng ta không nên mơ hồ Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm cách
mạng từ một chế độ độc tài đảng trị sang dân chủ pháp trị và trao trả quyền cho
người dân. Những người hoạt động cho dân chủ cần nhìn rõ bản chất vấn đề của sự
thanh toán nội bộ của những người cộng sản với nhau. Chúng ta không nên chạy
theo sự kiện. Đừng để sự kiện dẫn dắt chúng ta mà chúng ta cần tạo ra sự kiện
và làm chủ các sự kiện đó, buộc nhà cầm quyền phải chạy theo các sự kiện chúng
ta đưa ra. Để làm được điều này cần một tổ chức, những con người dân chủ đủ mạnh
và sự vận động của quần chúng ủng hộ, sự hậu thuẫn của các quốc gia dân chủ về
mặt chính trị.
Sự kiện Phùng Quang Thanh [đã chết hay chưa chết]
thì đó chỉ là một thứ vô hình của đảng cộng sản vì sự thay thế của một nhân vật
cộng sản này bằng một nhân vật cộng sản khác có xu hướng dựa vào Mỹ đề bảo vệ
nhóm độc tài lãnh đạo này chứ không phải là chuyển hóa sang thể chế dân chủ kiểu
Mỹ; và ngay Mỹ bây giờ cũng đã chấp nhận [về hình thức] ‘’sự tồn tại của đảng cộng
sản Việt Nam không ảnh hưởng đến lợi ích Mỹ‘’. Như vậy chúng ta thấy đã có sự
thỏa thuận với nhau, chấp nhận sự khác biệt về thể chế nhưng cùng chung một kẻ
thù là Trung Quốc, đó là sự lợi dụng lẫn nhau để cùng đạt một mục đích mà mỗi
bên cần.
Phùng Quang Thanh [nếu có chết] thì không phải dân tộc
chúng ta muốn, cái mà chúng ta muốn là sự thay đổi chế độ chính trị từ độc tài
đảng trị sang dân chủ pháp trị, đó mới là tương lai tươi sang cho dân tộc Việt
Nam dài lâu.
Phạm
Văn Trội
No comments:
Post a Comment