Monday, July 20, 2015

Sự sụp đổ không tránh khỏi của thị trường chứng khoán Trung Quốc (Lawrence W. Reed, FEE)





Lawrence W. Reed, FEE
Lê Duy Nam chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jul 20, 2015

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc là lỗi của chính phủ [Trung Quốc], không phải do chủ nghĩa tư bản.

Sự tụt dốc trên thị trường chứng khoán Trung Quốc (giảm 30% trong 3 tuần mà chưa có dấu hiệu dừng lại) đang khiến cho chúng ta hồi tưởng lại khủng hoảng thị trường Phố Wall năm 1929. Trong thế giới ngân hàng trung ương và tiền định danh, sự bùng nổ không bền vững thường theo sau những năm tháng tăng trưởng mạnh. Khi chúng ta càng nhìn kỹ các «chuyên gia» chèo lái con thuyền chính sách tiền tệ tại bất cứ một quốc gia nào, chúng ta càng nhìn thấy rõ họ liên tục đâm đầu vào chính những sai lầm của họ trong quá khứ.

Trước khi thị trường tài chính thế giới bị khủng hoảng vào năm 2008, chính sách tiền tệ tại Trung Quốc đều theo kiểu khuếch trương giống hệt như Hoa Kỳ và các nước công nghiệp. Lãi suất thấp trong khi thanh khoản trong hệ thống ngân hàng được bơm vào rất nhiều. Trước năm 2007, dễ dàng thấy rằng chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây đã lảo đảo qua nhánh khác. Bong bóng được thổi lên trước đó bởi những đồng tiền dễ dàng vỡ ra trong mùa hè và mùa thu năm 2008.

Nhưng bong bóng của Bắc Kinh thì vẫn cứ to lên, to lên bởi chính sách tiền tệ của họ chuyển lên một số cao, thay vì đảo ngược. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBOC) đứng trước một tăng trưởng không tưởng về vốn vay, thế chấp và ký gửi; tiếp tục giảm tỉ suất; chi tiêu nhiều vào công nghiệp, cả quốc doanh lẫn tư nhân.

Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Bắc Kinh cuối cùng cũng chuyển vào bốn năm sau, theo dõi trái phiếu chính phủ Bắc Kinh từ 2012 tới 2014: nó gần như tăng gấp đôi, từ 2.5% tới 4.5% nhưng tăng còn cao hơn nữa sau khi nước này điều chỉnh lạm phát: Cũng trong thời gian đó, chỉ số chi tiêu chính thức giảm từ 4% xuống 2.5%.

Bạn chỉ có thể kéo một nền kinh tế xa tới vậy mà thôi. Khi mà liều bơm vào bắt đầu giảm hoặc dừng lại, triệu chứng rút tiền sẽ trỗi dậy. Năm ngoái, với việc nền kinh tế chuyển xuống phía nam, Bắc Kinh lại một lần nữa đảo ngược tình hình và từ đó cố gắng trong vô vọng nhằm tái lạm phát, nhưng thị trường đã bị mất đi sự tự tin của nó.

Hãy tưởng tượng Trung Quốc năm 2015 như Hoa Kỳ năm 2008 – thêm vào cả những năm giả mạo kia, những phân bổ ngân sách sai lầm. Đây chính là nguyên nhân khiến cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sắp diễn ra sẽ khiến cho khủng hoảng của chúng ta năm 1929 chỉ như cái lá trong rừng cây.

Bơm tiền dẫn tới những bùng nổ tạm thời, theo sau đó là thắt chặt tiền tệ – kẻ đã triệu hồi bùng nổ còn đang tiến hoá tại Trung Quốc. Thật giống với giai đoạn1924-1929 tại Hoa Kỳ. Câu hỏi thú vị được đặt ra là: Liệu những năm tiếp theo của Trung Quốc có giống với 12 năm theo sau khủng hoảng 1929 hay không?

Khó mà tương phản và so sánh được bởi vì hai nền kinh tế khác nhau trong nhiều mặt. Không ai biết cụ thể Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo. Nhưng họ không thể thoát khỏi thực tại này: Nếu bạn làm điều dại dột, thứ xấu sẽ bám theo.

Như tôi đã giải thích trong tiểu luận của tôi «Những bí mật vĩ đại trong Đại Suy Thoái», cái lao dốc mùa thu năm 1929 trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã theo sau bởi sự phục hồi trong mùa đông và mùa xuân sau đó. Tới tháng 6 năm 1930, một nửa sự mất mát của thị trường đã bị xoá bỏ. Thất nghiệp vẫn còn thấp. Chính những chuỗi các sai lầm ngu xuẩn từ việc thoả hiệp của hai đảng biến khủng hoảng kinh tế trở thành một sự suy thoái sâu rộng và kéo dài.

Phần lớn các sách giáo khoa cấp ba và đại học đều không ghi lỗi của nội các Hoover khi họ áp dụng thái độ «kệ mẹ» đối với nền kinh tế từ năm 1929 tới 1933. Sau đó Franklin D. Roosevelt đã xuất hiện và cứu Hoa Kỳ.

Nhưng Hoover «đánh lại» khủng hoảng bằng việc ngăn chặn thương mại thế giới với hàng rào thuế quan cao ngất ngưỡng trong tháng 6 năm 1930, sau đó là gấp đôi thuế thu nhập trong năm 1932, trong khi đó tất cả những chuyên gia tại Cục Dự trữ Liên bang đi vay tiền từ bên thứ ba. Hoover đóng khung doanh nghiệp để ép lương cao cho dù giá cả giảm. Ông ta ném tiền công vào những phi vụ cứu vớt các tập đoàn như Tái cơ cấu Tập đoàn Tài chính. Mọi thứ chỉ tồi tệ thêm.

Chiến dịch của Roosevelt trong năm 1932 nhằm chấm dứt «nạn thuế cao và chi tiêu phung phí lớn nhất trong lịch sử» bằng lời hứa cắt giảm 25%trong ngân sách liên bang. Khi đắc cử, ông ta làm điều hoàn toàn ngược lại. Chi tiêu liên bang tăng vụt, đồng thời thuế và tỉ lệ thuế cũng tăng theo.

Ông ta dùng tiền công để phá huỷ đồng ruộng. Ông ta muốn biến công nghiệp Hoa Kỳ thành các cacten thông qua các đạo luật kiểm soát giá cả. Tiểu luận mà tôi đã nhắc tới ở trên, cũng như cuốn sách «New Deal or Raw Deal» của nhà sử học đã trình bày theo trình tự thời gian những năm tháng tồi tệ, chính sách can thiệp đã làm cho Đại suy Thoái bị kéo dài thêm ít nhất bảy năm nữa.

Nếu Trung Quốc vào lúc này bắt trước điều Hoa Kỳ làm trong những năm 1930, nó sẽ làm nặng thêm vấn đề. Nếu những «chuyên gia» tại Bắc Kinh cũng giống như các anh chàng tại Cục Dự trữ Liên bang, họ sẽ tăng thuế, giảm thương mại, kiểm soát các tập đoàn tự do, thổi hàng tỉ đồng vào các phi vụ cứu tập đoàn này, tập đoàn kia, phá huỷ hàng ngàn mẫu ruộng, và mang tới những tin tức hào hùng trên loa phát thanh.

Tóm lại, Trung Quốc nên làm gì?

Thật sự đó là một câu hỏi kém nếu bạn tin rằng lời khuyên tốt nhất đối với các nhà hoạch định chính sách là họ nên bỏ việc và tìm những công việc thật thà hơn. Chúng ta sống ở thị trường tự do nên chúng ta biết cách nướng một cái bánh ngon. John Cowperthwaite đã làm thế tại Hong Kong, và Ludwig Erhard làm thế tại Germany. Các nguyên liệu gồm tiền tệ có lý, phụ thuộc vào thị trường; quyền tư hữu và pháp quyền; thị trường tự do và khởi nghiệp.
Nhưng chúng ta luôn phải lường trước việc sửa cái bánh sau khi chính quyền cho thêm đủ thứ lăng nhăng vào cái bánh và vặn nhiệt độ lên quá cao. Đó mới là điều khó xửl ý.

Nhưng tôi biết điều này: Nếu lãnh đạo Trung Quốc mời thêm các chuyên gia hoạch định chính sách nữa vào một bộ máy vốn đã quá đông rồi, một thị trường chứng khoán bị đổ vỡ chỉ là kết cuộc trong những nỗi lo mà họ sẽ phải đối mặt.
_______

Lawrence W. Reed trở thành Giám đốc của FEE vào 2008 sau khi làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của FEE trong những năm 1990 và đã viết bài, lên tiếng cho FEE từ cuối những năm 1970.

© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

                




No comments: