Một
điều mà chính quyền Việt Nam đến hôm nay vẫn còn sợ: Truyện tranh về cuộc chiến
Việt Nam từ góc nhìn của những người thua trận.
Phụ nữ mang giày cao gót. - một khám phá đầy lôi cuốn đối với Marcelino vừa lên bốn tuổi, khi cậu theo mẹ Yvette đến thăm người dì đài các Elvira. Một thời thơ ấu vô tư ở Việt Nam vào những năm đầu thập niên 60?
Từ góc nhìn của trẻ thơ cho phép tác giả vẽ truyện tranh Marcelino Trương, sinh năm 1957 ở Manila, một trong 4 người con của một nhà ngoại giao Việt Nam và bà mẹ Pháp, trong tác phẩm truyện tranh „Cuộc chiến xinh xắn“ (**) đưa ra hình ảnh sống động thời bấy giờ của Sài Gòn, thủ đô Miền Nam Việt Nam vào những năm từ 1961 đến 1963. Trong khi trẻ con làm sống lại các tin tức về chiến trận chống Việt cộng bằng „những trò chơi đọ sức đánh nhau“ thì cuộc nội chiến diễn ra ngày càng rộng lớn.
Phụ nữ mang giày cao gót. - một khám phá đầy lôi cuốn đối với Marcelino vừa lên bốn tuổi, khi cậu theo mẹ Yvette đến thăm người dì đài các Elvira. Một thời thơ ấu vô tư ở Việt Nam vào những năm đầu thập niên 60?
Từ góc nhìn của trẻ thơ cho phép tác giả vẽ truyện tranh Marcelino Trương, sinh năm 1957 ở Manila, một trong 4 người con của một nhà ngoại giao Việt Nam và bà mẹ Pháp, trong tác phẩm truyện tranh „Cuộc chiến xinh xắn“ (**) đưa ra hình ảnh sống động thời bấy giờ của Sài Gòn, thủ đô Miền Nam Việt Nam vào những năm từ 1961 đến 1963. Trong khi trẻ con làm sống lại các tin tức về chiến trận chống Việt cộng bằng „những trò chơi đọ sức đánh nhau“ thì cuộc nội chiến diễn ra ngày càng rộng lớn.
Bố ông là một nhà ngoại giao, nhờ có kinh nghiệm với
Hoa Kỳ nên được Tổng thống Diệm gọi về làm Thông dịch viên Anh ngữ, trong khi mẹ
ông buồn phiền thất thuờng vì các vụ khủng bố ở Sài Gòn và bị bệnh trầm cảm.
Các đoạn tự truyện minh họa màu đỏ được ông Trương chen vào bằng những khúc tài
liệu phong phú màu xanh dương soi sáng bối cảnh chính trị và lịch sử thời kỳ
đó.
Các phần này hơi nặng về bài viết – tương phản với những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ nhưng lại quan trọng để cho người đọc cảm nhận được mối đe dọa đang bao trùm lên đời sống hằng ngày. Về khía cạnh nghệ thuật, các tranh minh họa màu của Marcelino Trương mang tính hàn lâm, ông có lối vẽ đường nét trong sáng như rập theo lối của một Hergé, làm cho Truyện tranh - nhất là trong các hình bìa màu của mỗi chương sách – hơi có nét hoài cổ.
Ai là người tốt?
Tuy không nói rõ nhưng hiển nhiên đây là câu chuyện được kể lại từ góc nhìn của những người thua trận, của những người miền Nam Việt Nam. Vì đứng về phe đồng minh với Hoa Kỳ mà Miền Nam bị mang tiếng xấu, trong khi phía Bắc Việt được coi là bên "tốt", mặc dù chính họ cũng dựa vào hai cường quốc lớn - Trung Quốc và Liên Xô.
Ðọc xong truyện, người đọc có một cái nhìn chung đa chiều và trung thực hơn. Trương phán xét cả hai phe tranh chấp, làm rõ vai trò có hai mặt của TT Diệm người mà đã bị đa số chụp mũ một cách đơn giản là bù nhìn của Hoa Kỳ - một mặt đem lại cho Miền Nam một thời kỳ tương đối ổn định, đằng khác lại theo đuổi chính sách bè phái – trao cho người thân gia đình các chức vị quan trọng trong chính quyền và thiên vị người Thiên Chúa giáo hơn so với các nhóm tôn giáo khác.
Cuối cùng Hoa Kỳ bỏ rơi không ủng hộ chế độ độc tài của TT Diệm. Năm 1963 xảy ra cuộc đảo chánh, Diệm bị giết. Bố của Ông Trương thuộc về giới tư sản trung lưu, có học thức và theo Tây phương.
Các phần này hơi nặng về bài viết – tương phản với những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ nhưng lại quan trọng để cho người đọc cảm nhận được mối đe dọa đang bao trùm lên đời sống hằng ngày. Về khía cạnh nghệ thuật, các tranh minh họa màu của Marcelino Trương mang tính hàn lâm, ông có lối vẽ đường nét trong sáng như rập theo lối của một Hergé, làm cho Truyện tranh - nhất là trong các hình bìa màu của mỗi chương sách – hơi có nét hoài cổ.
Ai là người tốt?
Tuy không nói rõ nhưng hiển nhiên đây là câu chuyện được kể lại từ góc nhìn của những người thua trận, của những người miền Nam Việt Nam. Vì đứng về phe đồng minh với Hoa Kỳ mà Miền Nam bị mang tiếng xấu, trong khi phía Bắc Việt được coi là bên "tốt", mặc dù chính họ cũng dựa vào hai cường quốc lớn - Trung Quốc và Liên Xô.
Ðọc xong truyện, người đọc có một cái nhìn chung đa chiều và trung thực hơn. Trương phán xét cả hai phe tranh chấp, làm rõ vai trò có hai mặt của TT Diệm người mà đã bị đa số chụp mũ một cách đơn giản là bù nhìn của Hoa Kỳ - một mặt đem lại cho Miền Nam một thời kỳ tương đối ổn định, đằng khác lại theo đuổi chính sách bè phái – trao cho người thân gia đình các chức vị quan trọng trong chính quyền và thiên vị người Thiên Chúa giáo hơn so với các nhóm tôn giáo khác.
Cuối cùng Hoa Kỳ bỏ rơi không ủng hộ chế độ độc tài của TT Diệm. Năm 1963 xảy ra cuộc đảo chánh, Diệm bị giết. Bố của Ông Trương thuộc về giới tư sản trung lưu, có học thức và theo Tây phương.
* *
*
Ralph Trommer: Ông Trương, điều gì đã thúc đẩy Ông chọn thời thơ ấu của Ông ở Sài gòn làm khởi điểm cho truyện tranh của Ông?
Marcelino Trương: Tôi muốn kể câu chuyện này từ lâu rồi. Mặc dù lúc ấy tôi mới 4 tuổi khi gia đình chúng tôi về Việt Nam, và lên 6 tuổi vào tháng 8 năm 1963 khi chúng tôi ra đi, khoảng tuổi thơ ngắn ngủi này lại vô cùng phong phú đối với tôi - chẳng những riêng cho cá nhân tôi mà cả về mặt bối cảnh chính trị và lịch sử. Cách đây nhiều năm tôi tìm được một xấp thư của mẹ tôi. Ở khắp các nơi gia đình chúng tôi sống, hằng tuần mẹ tôi vẫn viết thư cho cha mẹ của bà ở Bretagne, từ Manila, từ Hoa Thịnh Ðốn, Sài Gòn và sau đó từ Luân Ðôn (London).
Khi tôi đọc những lá thư viết từ Sài Gòn, tôi đã nghĩ tôi sẽ phải làm một cái gì với những lá thư này. Các lá thư được viết rất sống động và thật chi tiết. Nhờ vậy mà tôi có thể lấp những chỗ trống trong ký ức của tôi và hình dung lại được cuộc sống của chúng tôi vào thời gian đó. Là người vẽ truyện tranh tôi nghĩ hình thức truyện tranh là môi trường thích hợp cho câu chuyện nói về đời mình.
Ralph Trommer: Cha của Ông là một nhà ngoại giao và năm 1961 được thuyên chuyển từ Hoa Thịnh Ðốn về Việt Nam. Cuộc chiến Việt Nam khi đó đã bắt đầu âm ỉ ở mức thấp?
Marcelino Trương: Về đến Việt Nam, cha tôi được giao nhiệm vụ thông dịch viên riêng cho TT Diệm và giúp thông dịch các cuộc đàm thoại bằng Anh ngữ. Cha tôi làm việc mỗi ngày trong "Dinh Ðộc lập". Thêm vào đó ông còn làm giám đốc Việt Tấn Xã. Qua những lá thư của mẹ tôi, bây giờ tôi biết nhiều hơn về chiến tranh du kích vào thời đó. Về những vụ đặt bom khủng bố ở Sài Gòn. Chiến tranh lộ diện từ từ, ban đầu "chỉ" khoảng 1000 người tử thương mỗi tháng. Hằng ngày, ký giả đến từ khắp nơi trên thế giới đi làm phóng sự chiến trường tại khắp nơi có các cuộc đụng độ và tối về vui chơi đời sống về đêm ở Sài Gòn. Vào đầu thập niên 60, đối với những người này đó là "một cuộc chiến xinh xắn".
Ralph Trommer: Những người miền Nam và nhất là TT Ngô Ðình Diệm cai trị độc tài thời ấy bị coi là bù nhìn của Hoa Kỳ. Ông lại vẽ một hình ảnh có hơi khác hơn.
Marcelino Trương: Vâng, bởi vì một Việt Nam độc lập là một ước mơ lớn của tất cả mọi người Việt Nam sau khi thoát khỏi ách thuộc địa của Pháp. Nhưng mà họ đã không nhất trí về vấn đề một nước Việt Nam độc lập cần xây dựng trên nền tảng nào. Vì vậy, năm 1954, tại hội nghị về Ðông Dương ở Genève đã đi đến quyết định chia đôi đất nước - phần Miền Bắc do CS cai trị và Miền Nam tự do. Vào tháng 7 năm 1956 sẽ có một cuộc Tổng tuyển cử tự do trên toàn cõi Việt Nam.
Nhưng TT Diệm nghi ngờ sẽ không thể có bầu cử tự do ở Miền Bắc được vì ở đó chỉ có một đảng thôi. Ở Miền Nam, Mặt trận giải phóng MN (NLF) tìm cách ảnh hưởng lên cuộc bầu cử và khủng bố dân chúng. Chính vì vậy, TT Diệm không để có bầu cử. Do lỗi lầm này cuộc chiến bắt đầu bùng nổ. Miền Bắc có thể khả quyết rằng đã bị lừa dối trong thỏa thuận bầu cử mà họ nắm chắc phần thắng.
Ralph Trommer: Trong sách Ông cũng vẽ lại nhiều hình ảnh tuyên truyền của Miền Bắc thời kỳ đó.
Marcelino Trương: Ðó là điểm mạnh của chế độ Hà Nội. Họ có một ảo vọng lớn và biết cách làm cho người ta tin. Ở Miền Nam chúng tôi không có được cái đó.
Ralph Trommer: Ông cũng đặt vấn đề tường thuật chiến trường thiên vị của báo chí quốc tế.
Marcelino Trương: Trong suốt cuộc chiến, miền Nam Việt Nam đã có tự do báo chí trong nước, khoảng 300 ký giả có thể đi lại tự do. Không có kiểm duyệt. Ở Miền Bắc số ký giả có thể đếm trên đầu ngón tay từ các nước gọi là anh em như Ðông Ðức. Chỉ có những hình ảnh nào chính quyền cho phép mới được phổ biến. Phía Tây phương cũng phổ biến những hình ảnh tuyên truyền này, trong đó chỉ thấy nạn nhân của Miền Bắc mà không thấy nạn nhân của Miền Nam và Sài Gòn.
Những người cầm đầu phong trào phản chiến ở Tây phương thường không biết rằng, đây cũng là một phần thuộc về mặt trận tuyên truyền. Những hành động tàn ác của miền Nam Việt Nam và của quân đội Hoa Kỳ được tường thuật quá nhiều trên các cơ quan truyền thông, trong khi đó, vô số tội ác chiến tranh do bên kia gây ra thì hầu như không được để ý gì cả.
Ralph Trommer: Ông thường sang Việt Nam trong 20 năm qua. Vậy ở đất nước đó đã thay đổi như thế nào?
Marcelino Trương: Nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục sau một giai đoạn dài sa sút. Theo kiểu mẫu của Trung Quốc, Việt Nam đã mở cửa, theo kinh tế thị trường và vượt qua được thời kỳ kinh tế bị khủng hoảng. Nhưng thành phần ưu tú thì tham nhũng, hệ thống giáo dục tồi tệ. Về chính trị chẳng có mấy thay đổi: thí dụ như quyển sách của tôi không được phép xuất bản ở đó bởi vì tôi nói cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến. Theo chính thống, tất cả đối thủ của Hồ Chí Minh đều bị bôi nhọ là kẻ phản quốc hoặc là lính đánh thuê cho Hoa Kỳ.
Nhưng mà con người có thay đổi. Họ có thể vào Internet, họ có thể so sánh cách giải thích chính thống của Ðảng về lịch sử với những cách nhìn khác. Vì vậy, chính quyền ngày càng gặp khó khân để duy trì đường lối chính thống. Năm 2013 chính quyền có ra một quyết nghị chỉ cho phép xử dụng Internet cho các nhu cầu cá nhân, nhưng không được xử dụng vào vấn đề chính trị. Người dân bị đối xử như trẻ con, chỉ có Ðảng mới có quyền làm chính trị, nếu không họ thể bị bỏ tù. Tôi nghĩ rằng, hôm nay phần đông người Việt Nam muốn có một đất nước tự do và mong rằng đến một ngày nào đó thời đại của "Ðảng" sẽ cáo chung, và sẽ có một chuyển hóa hoà bình sang chế độ dân chủ.
Ralph Trommer: Các chương trình sắp tới của Ông ra sao?
Marcelino Trương: Tôi vừa thương lượng với một nhà xuất bản Anh. Tôi sẽ rất vui nếu các cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ, Anh và Úc có thể đọc quyển truyện tranh của tôi. Ngoài ra, tôi đang soạn câu chuyện tiếp nối về những năm ở Anh quốc, nơi mà tôi đã theo dõi cuộc chiến Việt Nam qua truyền hình, gọi là "chiến tranh phòng khách". Quyển sách sẽ có tựa là "Give Peace a Chance" theo bài hát của John Lennon. Trong đó, một phần tôi sẽ kể lại lúc Ông Bà nội tôi từ Việt Nam sang thăm gia đình chúng tôi ở Luân Ðôn và kể về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968.
No comments:
Post a Comment