RFI
ĐIỂM BÁO :
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày 20-07-2015
Thủ tướng Nhật
Shinzo Abe, tại Hạ viện ngày 16/07/2014. Phe cánh của ông chuẩn bị thông qua
các sửa đổi hiến pháp chủ hòa. Reuters
Trong
phiên họp thường kỳ tại Hạ viện ngày 16/07/2015, các nghị sĩ Nhật Bản đã thông
qua các dự luật quốc phòng gây tranh cãi, bất chấp phản đối mạnh mẽ của người
dân. Bài xã luận trên Le Monde nhận định: “Nhật Bản thoát khỏi vị thế chủ hòa”.
Đất nước mặt trời mọc đang xa dần truyền thống chủ
hòa, đã trở thành yếu tố chính hình thành bản sắc dân tộc và hình ảnh tích cực
đối với quốc tế. Mọi biện pháp đang được tiến hành đều nhằm mục đích đẩy lùi
quá khứ quân sự, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và thống trị đã để lại nhiều kỷ niệm
đau buồn cho các nước láng giềng.
Thế nhưng, Nhật Bản tự cho phép mình tiến hành chiến
tranh, đây có thể được coi là một trong những thay đổi chiến lược trong khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 1945, ít nhất là trên giấy tờ. Đây cũng chính là
mong muốn của thủ tướng Shinzo Abe, thuộc Đảng Tự do-Dân chủ. Ngày 16/07 vừa
qua, ông đã thành công trong việc Quốc hội thông qua một điều khoản lập pháp
cho phép “hiểu theo một cách khác” bản Hiến pháp năm 1947. Văn bản này do Mỹ áp
đặt ngay sau khi Nhật Bản bại trận trong cuộc Thế Chiến lần thứ 2.
Nói tóm lại, các lực lượng phòng vệ của Nhật Bản
(quân đội quốc gia) từ giờ trở đi có thể can thiệp ngoài lãnh thổ nước này nhằm
hỗ trợ "các đồng minh" của Tokyo. Song với một điều kiện là "vấn
đề sống còn của Nhật Bản phải bị đe doạ", một điều kiện được đánh giấ là rất
mơ hồ.
Các "đồng minh" của đảo quốc được nêu ở
đây chính là Hoa Kỳ. Bản hiệp định về quốc phòng liên kết cường quốc Bắc Mỹ này
với Nhật Bản vẫn là một trong những trụ cột đối với vấn đề an ninh chung trong
khu vực. Washington đã hoan nghênh việc bỏ phiếu thông qua của Quốc hội Nhật Bản
; còn Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích.
Giờ chỉ chờ Thượng viện bỏ phiếu thông qua, song việc
này sẽ không gặp phải khó khăn gì nếu như ngân sách giành cho quốc phòng không
tăng. Tuy nhiên, ông Abe đang phải đối mặt với những tiếng nói phản đối ngoài
đường phố. Qua những cuộc biểu tình, đơn kiến nghị, lời kêu gọi của giới trí thức
và thăm dò ý kiến, phần lớn người Nhật đều cáo buộc chính sách thay đổi của thủ
tướng Abe. Thực vậy, họ đã quen với truyền thống hoà bình từ sau Thế Chiến thứ
hai. Vậy tại sao, thủ tướng Abe lại chấp nhận rủi ro chỉ số tín nhiệm của mình
giảm xuống?
Phe cánh tả tố cáo chủ nghĩa dân tộc của ông Abe.
Còn thủ tướng Nhật Bản thì nhận định rằng đã tới lúc nước này phải thoát khỏi
hình ảnh quá “bí mật” trên trường quốc tế và phải đóng một vai trò nhất định về
mặt kinh tế của một cường quốc đứng thứ ba trên thế giới. Vẫn cánh tả lên án một
bộ phận những người thân cận của thủ tướng là muốn viết lại một số chương không
hề hào hùng của quá khứ quân phiệt.
Theo tác giả bài viết, dù vậy, thủ tướng Nhật cũng
không hề nhầm khi đánh giá “bối cảnh” trong khu vực đã thay đổi, đặc biệt với sự
trỗi dậy của Trung Quốc. Nước này không ngừng gây hấn tranh chấp lãnh thổ với
các nước làng giềng (từ đông xuống nam). Vấn đề không phải là ở số lượng các vụ
tranh chấp mà do cách hành xử của Bắc Kinh, vừa đơn phương, vừa bạo lực: quấy
nhiễu giao thông hàng hải và hàng không để đe doạ các nước láng giềng, xây dựng
bồi đắp đảo nhân tạo tại các bãi đá có tranh chấp, xây dựng nhiều công trình với
mục đích quân sự. (Thậm chí, người ta còn quan sát được một ụ pháo trên một
trong những đảo này).
Trước bối cảnh đó, và trước những nguy cơ có thể dẫn
tới xung đột, việc Hạ viện Nhật Bản bỏ phiếu thông qua các dự thảo luật quốc
phòng có thể được xem là một hành động nhằm giảm bớt căng thẳng.
Bắc
Kinh trấn áp các luật sư nhân quyền
Các tổ chức phi chính phủ tố cáo một chiến dịch trấn
áp và hăm doạ “chưa từng có” đối với những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền.
Theo thông tín viên của báo La Croix tại Bắc Kinh, được đăng trong bài : “Bắc
Kinh trấn áp các luật sự nhân quyền”, có hơn 100 người, trong đó có 50 luật sư,
có lẽ đã bị thẩm vấn hay bị bắt trong những ngày gần đây.
Phóng viên cho biết, họ là những người đã bảo vệ nghệ
sĩ Ngải Vị Vị (Ai Weiwei), nhà trí thức người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti, hay rất
nhiều người Trung Quốc vô danh bị trục xuất khỏi nơi ở của mình, hay nhiều gia
đình có con là nạn nhân của loại sữa nhiễm chất melamine năm 2008.
Theo Tổ chức Ân xá Thế giới (Amnesty International),
khoảng 50 luật sư của “Phong trào bảo vệ các quyền dân sự” quy tụ một nhóm các
nhà đấu tranh, đã bị bắt giữ hay bị quấy rối trong những ngày gần đây tại Trung
Quốc.
Ngày 09/07, luật gia nổi tiếng Wang Yu làm việc tại
văn phòng luật Fengrui, Bắc Kinh, thông báo cho người thân rằng có ai đó đang cố
vào nhà bà. Sau đó, bặt vô âm tín. Ngay hôm sau, các đồng nghiệp luật sư chuyên
phụ trách các trường hợp liên quan tới nhân quyền đã đưa lên mạng một bản kiến
nghị yêu cầu trả tự do cho bà Wang Yu. Văn bản này cũng đồng thời tố cáo sự giả
dối của chính quyền, luôn khẳng định thưc hiện “nhà nước pháp luật” tại Trung
Quốc và chà đạp các quyền bào chữa.
Ngay tối hôm đó, tới lượt luật sư Chu Thế Phong
(Zhou Shifeng) bị bắt tại khách sạn. Ông là người đứng đầu văn phòng Fengrui và
là khuôn mặt tiêu biểu trong cuộc chiến bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc. Một đồng
nghiệp, tỉnh giấc vì tiếng động, thấy ông bị ba người dẫn đi, đầu bị trùm trong
một chiếc túi. Những ngày sau, hầu hết những người đã ký vào bản kiến nghị cũng
bị bắt.
Theo tổ chức phi chính phủ “Mạng bảo vệ quyền lợi”,
tổng cộng có 114 người đã bị cảnh sát thẩm vấn. Đôi khi, chỉ là kiểm tra giấy tờ
thông thường và những “lời khuyên bạn bè” vì “an toàn” của họ. Nhưng đôi khi
cũng là những biện pháp mạnh tay hơn. Vẫn theo Tổ chức trên, 92 người đã được
thả, những người khác vẫn bị tạm giam, trong đó có nhiều thành viên của văn
phòng Fengrui. Không một ai dám trả lời phóng viên báo La Croix và giải thích rằng
để thả họ, cảnh sát buộc họ ký vào một văn bản cam kết không trả lời nhà báo.
Nhưng, theo Tân Hoa xã, luật sư Chu Thế Phong đã “ăn
năn” và xin “một cơ hội khác”. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan báo chí chính thức
của Trung Quốc, đã đăng trên trang nhất trong số ra ngày hôm qua vụ việc này dưới
dòng tựa: “Mặt tối của những vụ bảo vệ quyền lợi”. Theo bài báo, cảnh sát “đã
triệt hạ một băng đảng tội phạm lớn, sử dụng văn phòng Fengrui làm lá chắn từ
năm 2012 để thu hút sự chú ý về các trường hợp nhạy cảm, gây rối loạn nghiêm trọng
trật tự xã hội”.
Bài báo chỉ trích “băng đảng” về hành động cực đoan
của một nhà đấu tranh, từng là nhân viên của Fengrui và bị cầm tù từ một tháng
nay. Tháng Năm vừa qua, người đàn ông này đã tố cáo việc một sĩ quan cảnh sát
đã bắn chết một người đang thu thập chữ ký cho bản kiến nghị tại nhà ga. Cuối
cùng, đoạn video được chiếu để minh oan cho viên cảnh sát, nhưng chính quyền vẫn
tìm cách bịt miệng vụ việc.
Xie Yang, luật sư của mẹ người xấu số, không liên
quan tới văn phòng Fengrui đã bị nhiều người đàn ông bịt mặt đánh và bị gãy một
chân. Ông còn bị tạm giam trong vòng sáu tháng tại một nơi không rõ địa danh và
bị buộc tội “kích động lật đổ chính quyền”.
Các nhà bảo vệ nhân quyền tố cáo chính quyền tăng cường
đàn áp chống xã hội dân sự và ngày càng lo ngại trước những biện pháp của cảnh
sát nhằm ngăn chặn từ “trong trứng nước”.
Thủ
tướng Tsipras rộng cửa hành động
Thủ tướng Tsipras đã cải tổ lại chính phủ, cho phép
ông rộng tay đàm phán cho chương trình cứu trợ thứ ba có thể sẽ kết thúc vào
ngày 20/08 tới. Tờ nhật báo kinh tế Les Echos phản ánh thông tin trên trong bài
: “Thủ tướng Tsipras rộng cửa hành động, nhưng thách thức vẫn còn đang trước mặt
Athens”.
Tờ báo nhận định ông Alexis Tsipras đã không để mất
thời gian trước khi cho nghỉ việc các bộ trưởng tỏ thái độ chống đối với bản
thoả thuận ký kết với Liên Hiệp Châu Âu vào thứ Hai tuần trước. Cách đây hai
hôm, sáu thành viên mới của chính phủ đã nhậm chức. Quyết định chớp nhoáng cải
tổ chính phủ được coi như dấu hiệu khẳng định tiếp quản quyền hành của chính phủ
sau cuộc bỏ phiếu vô cùng căng thẳng. Qua đó, rất nhiều nhà lãnh đạo trong
chính phủ phản đối những điều kiện do chủ nợ đặt ra. Tuy nhiên, với chính phủ mới
được cải tổ, Thủ tướng Hy Lạp có thể thoải mái hơn trong các cuộc đàm phán với
các đối tác quốc tế. Thế nhưng, mọi thách thức vẫn còn đang trước mặt.
Cuộc chạy đua nước rút nhằm đạt được kế hoạch trợ
giúp thứ ba 80 tỷ euro cho Hy Lạp, với thời hạn lý tưởng là trước ngày 20/08,
thời hạn đáo hạn cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE).
Tuy nhiên, ít ra tình hình tại Hy Lạp có vẻ sán lạng
hơn. Chính quyền Athens được hít một nguồn sinh lực mới nhờ khoản cứu trợ khẩn
cấp 7 tỷ euro, song sẽ nhanh chóng để trả nợ 4 tỷ euro cho BCE và 2 tỷ euro cho
FMI. Song song, thuế VAT sẽ được tăng từ 13% lên 23% và có hiệu lực ngay từ hôm
nay. Thế nhưng, người dân Hy Lạp vẫn đang sốc trước quyết định tăng thuế này.
Còn đối với chính quyền, việc tăng thuế VAT là bằng chứng cho mong muốn hợp tác
với các đối tác Châu Âu.
Tại Châu Âu, làn sóng sốc về cuộc khủng hoảng tại Hy
Lạp vẫn chưa nguôi. Hôm qua, Bộ trưởng Kinh tế Đức chỉ trích người đồng nghiệp
đứng đầu Bộ Tài chính vì đã ủng hộ ý tưởng Hy Lạp tạm thời rút khỏi khối
eurozone. Tổng thống Pháp François Hollande, trên tuần báo Le Journal du
dimanche thì lại muốn thành lập một nhóm tiên phong của khu vực eurozone. Theo
Thủ tướng Manuel Valls, nhóm này có thể bao gồm sáu nước Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà
Lan và Luxembourg. Còn trong một bức thư ngỏ đăng trên mạng ngày thứ Bẩy vừa
qua, cựu Giám đốc FMI Dominique Strauss-Kahn lại ghi nhận “bối cảnh bức chế
đang tạo ra một bầu không khí phá hoại” tại Châu Âu.
Jean
Lacouture, ngòi bút vì lịch sử qua đời
Nhà báo, nhà viết tiểu sử đã qua đời ngày 16/07, thọ
94 tuổi. Tờ Le Monde giành hai trang để tưởng nhớ tới sự nghiệp và cuộc đời của
cộng tác viên lân năm, trong bài: “Jean Lacouture, “dòng máu mực” phục vụ cho lịch
sử”.
Jean Lacouture (09/06/1921-16/07/2015) là một trong ít
nhà báo có khả năng đề cập mọi vấn đề thời sự, mọi thể loại của báo chí. Ông có
thể chuyển từ cách hành văn của một bản thông cáo tới giọng văn tự do, thoải
mái hơn của lĩnh vực thể thao, hay từ thể loại phóng sự sang thể tiểu sử trang
trọng.
Trong suốt sự nghiệp của mình, ông giành một phần
không nhỏ cho lịch sử Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam. Ông biên soạn một cuốn
tiểu sử về Hồ Chí Minh, hay cùng với người vợ Simonne Lacouture, ông viết cuốn
Vietnam, voyage à travers une victoire (tạm dịch, Đi dọc Việt Nam trong chiến
thắng).
Trang
nhất các báo
74% người dân Pháp được Odoxa-Les Echos thăm dò ý kiến
không tin vào lời hứa không tăng thuế thu nhập của tổng thống François Hollande
từ nay tới năm 2017. Ngoài việc phải đối mặt với tâm trạng chán nản vì thuế, tổng
thống Pháp còn phải đối mặt với hàng loạt đơn xin phá sản trong lĩnh vực nông
nghiệp. Đây là những thông tin chính liên quan tới thời sự nước Pháp.
Thời sự châu Âu vẫn nổi bật với món nợ của Hy Lạp.
Le Monde và Les Echos đều đưa tin thủ tướng Alexis Tsipras đã cải tổ chính phủ.
Một số bộ trưởng tỏ ra phản đối thoả thuận đã được ký kết với Liên Hiệp đã bị
loại khỏi chính phủ, mở đường cho thủ tướng thực hiện những cam kết với Liên Hiệp,
đổi lại gói vay khẩn cấp 7 tỉ euro. Trong khi đó, theo Libération, bên cạnh
gánh nợ, người dân Athens còn phải chịu thêm hoả hoạn đang hoành hành tại đây từ
vài ngày nay.
No comments:
Post a Comment