Nguời dịch: Đỗ Kim Thêm
Trung Quốc đã có những nỗ lực chủ yếu để tăng khả
năng gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác mà không dùng bạo lực hay cưỡng chế.
Trong năm 2007, lúc còn là Chủ tịch, Hồ Cẩm Đào có nói với Đảng Cộng Sản là đất
nước cần tăng sức mạnh mềm; Chủ tịch Tập Cận Bình lặp lại cùng một thông điệp
trong năm ngoái.
Họ biết rằng, đối với một quốc gia như Trung Quốc,
khi sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng gây thương tổn thêm cho các nước láng
giềng thì các liên minh đối trọng sẽ hình thành, một chiến lược thông minh phải
bao gồm các nỗ lực thể hiện việc ít gây lo sợ. Nhưng những tham vọng về quyền lực
mềm của họ vẫn còn phải đối mặt với những trở ngại chính.
Điều chắc là những nỗ lực của Trung Quốc đã có một số
tác động. Khi Trung Quốc chọn các quốc gia làm thành viên của Ngân hàng Đầu tư
Cơ sở Hạ tầng Châu Á và tung ra hàng tỷ đô la viện trợ trong các chuyến thăm của
nhà nước ở nước ngoài, thì một số nhà quan sát lo ngại đến quyền lực mềm, Trung
Quốc có thể thực sự vượt qua các nước như Hoa Kỳ. Ví dụ như nhà Trung Quốc học
người Mỹ là David Shambaugh ước tính cả nước dành khoảng 10 tỷ mỗi năm trong
chương trình “tuyên truyền đối ngoại.” Khi so sánh vối Hoa Kỳ đã chi có 666 triệu
trong lĩnh vực ngoại giao công vào năm ngoái.
Tuy nhiên, hàng tỷ đô la mà Trung Quốc chi cho các
cuộc tấn công để gây thu hút chỉ mang lại thành tựu hạn chế. Những thăm dò công
luận ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy ý kiến về ảnh hưởng của
Trung Quốc hầu hết là tiêu cực. Được xem tích cực hơn cho Trung Quốc là các ý
kiến tại châu Mỹ La tinh và châu Phi, đó là những nơi mà Trung Quốc không có
các tranh chấp lãnh thổ và các quan tâm đến vấn đề nhân quyền không luôn đứng
hàng đầu trong các chương trình nghị sự. Nhưng ngay cả ở nhiều nước trong những
khu vực này, phương cách thực hành của Trung Quốc như nhập khẩu lao động cho
các dự án cơ sở hạ tầng không được ưa chuộng.
Kết hợp quyền lực cứng và mềm thành một chiến lược
thông minh xem ra là chuyện không dễ. Một quốc gia có sức mạnh mềm chủ yếu đến
từ ba nguồn lực: văn hóa (ở những nơi tìm thấy có hấp dẫn), những giá trị chính
trị (khi phù hợp với trong và ngoài nước), và các chính sách đối ngoại (khi được
xem là có tính chính thống và có sức mạnh tinh thần). Trung Quốc đã nhấn mạnh sức
mạnh văn hóa và kinh tế, nhưng ít chú ý đến khía cạnh chính trị mà có thể làm
suy yếu những nỗ lực của họ.
Khi được đo lường trong các cuộc thăm dò công luận
quốc tế gần đây, thì có hai yếu tố chính hạn chế quyền lực mềm của Trung Quốc.
Yếu tố đầu tiên là vấn đề chủ nghĩa dân tộc. Đảng Cộng Sản đã dựa tính chính thống
không chỉ do tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng cũng còn do sự thu hút của
chủ nghĩa dân tộc. Làm như vậy đã làm giảm sức hấp dẫn phổ cập của Tập về “Giấc
mơ Trung Quốc”, trong khi khuyến khích các chính sách ở Biển Đông và các nơi
khác mà nó đối kháng với các nước láng giềng.
Lấy ví dụ như Trung Quốc dọa nạt Philippines trong
việc chiếm hữu các đảo còn đang tranh chấp ở Biển Đông, Viện Khổng Tử mà Trung
Quốc thành lập tại Manila để dạy văn hóa Trung Quốc có thể giành được nhiều thiện
chí. (Trung Quốc đã mở khoảng 500 viện nghiên cứu như vậy trong hơn 100 quốc
gia.) Các hậu quả của chính sách đối ngoại của nước này có thể được nhìn thấy
trong các cuộc bạo động bài Hoa năm ngoái tại Việt Nam sau khi Trung Quốc đặt của
giàn khoan dầu của trong vùng biển còn tranh chấp giữa hai nước.
Các giới hạn khác là Trung Quốc miễn cưỡng tận dụng
lợi thế của một xã hội dân sự không bị kiểm duyệt. Theo ghi nhận của tạp chí
The Economist, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã không quan tâm đến ý tưởng là quyền
lực mềm bắt nguồn chủ yếu từ các cá nhân, khu vực tư nhân, và xã hội dân sự.
Thay vào đó, họ bám chặt quan điểm rằng chính phủ là nguồn chính của quyền lực
mềm, thúc đẩy các biểu tượng văn hóa xa xưa mà họ nghĩ rằng có thể có sức hấp dẫn
toàn cầu, thường sử dụng làm các công cụ tuyên truyền.
Thông tin tràn ngập trong khung cảnh của truyền
thông ngày nay. Những gì là khan hiếm chính là sự quan tâm, mà nó phụ thuộc vào
sự tín nhiệm – và tuyên truyền của chính phủ hiếm khi là đáng tin cậy. Đối với
tất cả các nỗ lực của Trung Quốc tạo vị thế cho các hãng thông tấn Tân Hoa Xã
và Truyền hình Trung ương Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của CNN và BBC, khán
giả quốc tế cho công tác tuyên truyền mong manh là khó gây ảnh hưởng.
Ngược lại, Hoa Kỳ phát triển phần lớn của sức mạnh mềm
không phải là do chính phủ, nhưng từ xã hội dân sự – tất cả mọi thứ đến từ các
trường đại học và các hiệp hội cho đến loại hình văn hoá của Hollywood và văn
hóa pop. Trung Quốc chưa có ngành công nghiệp văn hóa toàn cầu theo quy mô của
Hollywood hoặc các trường đại học có khả năng so sánh với Hoa Kỳ. Thậm chí quan
trọng hơn, Trung Quốc thiếu các tổ chức phi chính phủ tạo được nhiều sức mạnh mềm
như của Hoa Kỳ.
Ngoài việc tạo thiện chí và quảng bá hình ảnh của đất
nước ở nước ngoài, các nguồn của quyền lực mềm không thuộc chính phủ đôi khi có
thể bù đắp cho các chính sách không được lòng dân của chính phủ – như Hoa Kỳ
xâm lược Iraq – thông qua phản ứng có tính phê phán và không bị kiểm duyệt của
họ. Ngược lại, Trung Quốc đã chứng kiến các chính sách của chính phủ làm suy yếu
cho sự thành công của quyền lực mềm.
Thật vậy, các cuộc đàn áp trong nước đối với các nhà
hoạt động nhân quyền làm giảm đi thành quả về quyền lực mềm của Thế Vận Hội Bắc
Kinh năm 2008. Và lợi ích của Triển lãm Thượng Hải năm 2009 đã giảm đi nhanh
chóng bởi việc bỏ tù Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa bình và các màn
hình truyền hình khắp thế giới phát sóng cảnh một chiếc ghế trống tại lễ Oslo.
Các chuyên gia gọi hành vi này là “thâm nhập vào trong phạm vi thông điệp
riêng”.
Các chương trình viện trợ của Trung Quốc thường
thành công và mang tính xây dựng. Nền kinh tế mạnh mẽ, và văn hóa truyền thống
được khắp nơi ngưỡng mộ. Nhưng nếu nước này nhận ra tiềm năng quyền lực mềm khổng
lồ, thì họ sẽ phải suy nghĩ lại chính sách ở trong và ngoài nước của mình, hạn
chế các yêu sách với các nước láng giềng và học cách chấp nhận những lời chỉ
trích nhằm mở rộng những tài năng toàn diện của xã hội dân sự. Bao lâu mà Trung
Quốc còn hâm mộ ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc và giữ chặt đường dây kiểm soát
của Đảng, thì quyền lực mềm của họ sẽ luôn còn bị hạn chế.
____
Joseph
Nye là Giáo sư Thượng hạng Đại học Harvard, cựu
Khoa Trưởng John F Kennedy School of Government, Harvard. Ông là Phụ tá Bộ trưởng
Quốc phòng thời Clinton từ 1994-1995 và là thành viên của Hội đồng Chính sách
Ngoại giao. Ông là tác giả của nhiều sách, gần đây nhất là cuốn Is the
American Century Over?
Bài
liên quan: (với nhiều chi tiết và thuyết phục hơn của
Nye) Hùng Tâm – Quyền
lực mềm oặt – mà đắt đỏ – của Bắc Kinh (Người Việt).
No comments:
Post a Comment