Trà Mi dịch và tổng hợp
Posted on July
7, 2015 by editor — 0
Comments
Mỹ sẽ được lợi gì? Và chính xác thì Trọng sẽ
làm gì để thúc đẩy quan hệ song phương khi tiếp kiến với Obama tại
Phòng Bầu dục?
Nguyễn Phú Trọng – người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam
và một trong những nhân vật quyền lực nhất tại quốc gia Đông Nam Á này – sẽ gặp
Tổng thống Mỹ Obama hôm thứ ba cho một cuộc gặp lịch sử nhằm tăng cường quan hệ
giữa hai nước.
Tổng bí thư 71 tuổi này hôm thứ Sáu cho biết rằng ông hy
vọng sẽ xây dựng lòng tin giữa Washington và Hà Nội 20 năm sau khi Tổng thống
Bill Clinton bình thường hóa quan hệ ngoại giao và 40 năm sau khi kết thúc chiến
tranh Việt Nam.
Tờ Thanh Niên viết,
“Những vấn đề khác, gồm cả Đối tác xuyên Thái
Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, nhân quyền, và hợp tác quốc phòng song phương, cũng
là những điểm ở đầu của chương trình nghị sự.”
Trọng, trong trả lời bằng văn bản cho một tập hợp nhỏ
các nhà báo phương Tây vào ngày thứ Sáu, cho biết:
“Giống như trong bất kỳ mối quan hệ giữa hai quốc
gia trên thế giới, Việt Nam và Hoa Kỳ có sự khác nhau về một số vấn đề như nhận
thức về dân chủ, nhân quyền và thương mại. Để giải quyết sự khác biệt, tôi tin
rằng cách hiệu quả nhất là cuộc đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng để hiểu
nhau hơn để những khác biệt đó sẽ không trở thành rào cản trong quan hệ hai nước
nói chung.”
The Guardian viết,
“Trọng là một trong bốn nhân vật quyền lực nhất tại
Việt Nam, cùng với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Trên lý thuyết, ông là người đứng đầu trong
đảng của nhà nước Cộng sản độc đảng, nhưng tập thể lãnh đạo của đảng này
cai trị Việt Nam, và các quyết định quan trọng nhất phải được bộ chính trị gồm
16 thành viên quyết định.”
Cuộc họp với Tổng thống Mỹ diễn ra giữa những lo
ngại mới khi Trung Quốc đang biểu dương cơ bắp ở Biển Đông, đặt Bắc Kinh vào vị
trí xung đột với các nước láng giềng biển, đặc biệt là Việt Nam. Hai nước đã có
cuộc chiến ở biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979 và duy trì một mối
quan hệ lạnh nhạt, nói chung. Đầu năm nay, Trung Quốc đã bắt tay vào một chương
trình xây dựng đảo nhân tạo trong một quần đảo nhỏ mà Việt Nam cũng tuyên bố có
chủ quyền.
Trọng cho biết ông hy vọng
“rằng Mỹ sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động phù hợp
để góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp ở (Biển Đông) phù hợp với luật
pháp quốc tế để bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương và trên thế giới.”
Jackie Northam của NPR ghi nhận:
“Tổng thống Obama thông thường chỉ gặp gỡ với những
người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ, nhưng vì tầm quan trọng của Trọng ở Việt
Nam và chiến lược của Mỹ để trở lại châu Á, nên mới có quyết định rằng hai người
sẽ gặp nhau.”
Obama cũng đã gặp gỡ với Chủ tịch Nước của Việt Nam
Trương Tấn Sang tại Nhà Tắng vào năm 2013 và gặp Thủ tướng nước này năm ngoái tại
một hội nghị thượng đỉnh tại Châu Á. Và tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ash Carter đã gặp Trọng tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội.
The Washington Post viết:
“Những người ủng hộ nhân quyền đã bày tỏ sự quan tâm
trước chuyến thăm của Trọng, nói rằng Việt Nam đã không đạt được tiến bộ đáng kể
trong việc trả tự do cho các tù nhân chính trị và cải thiện các quyền lao động
cho công nhân.
“Đã có dự đoán trong giới chuyên gia ngoại giao ở
Washington rằng ông Obama có thể sẽ có chuyến viếng thăm đầu tiên đến Việt Nam
vào mùa thu này trong chuyến đi của ông sang châu Á, nhưng Nhà Trắng đã chưa
xác nhận về chuyến đi như vậy.”
Trong báo cáo C3S Paper No. 0009 hồi đầu năm 2015 của
Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Chennai, Carlyle A. Thayer, giáo sư của Đại học
New South Wales và Viện Quốc phòng Úc cho rằng
“Nếu Obama nhận lời tiếp đón Trọng ở Phòng Bầu dục
thì đó là một nhượng bộ rất lớn sau cả năm trời Việt Nam làm áp lực.
Mỹ được lợi gì? Việt Nam tiếp tục bắt giữ blogger,
người bất đồng chính kiến, do đó phá hoại những tiến bộ hạn chế Việt Nam đã đạt
được trong việc giải quyết vấn đề nhân quyền. Giới chức Hoa Kỳ thích như thuật
ngữ “những người có thể được giải thoát”. Nhưng chính xác thì Trọng sẽ làm gì để
thúc đẩy quan hệ song phương nếu có được tiếp kiến với Obama tại Phòng Bầu dục?
Được tiếp đón như thế, một là Trọng được quảng cáo,
được thế giới biết đến và hai là đem lại một chút tính chính đáng cho đảng Cộng
sản Việt Nam. Cũng có tin đồn rằng Việt Nam muốn Trọng đi Hoa Thịnh Đốn và muốn
cả hai Tập Cận Bình, và Obama đến Hà Nội.”
Ngày 3 tháng 7, 2015 Tùy viên báo chí Nhà Trắng
đã có Tuyên bó về chuyến thăm của Tổng Bí thư (đảng Cộng sản) Nguyễn Phú Trọng
của Việt Nam như sau”
“Ngày 7 tháng 7 năm 2015, Tổng thống Obama sẽ tiếp
đón Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng.
Tổng thống mong muốn thảo luận với Tổng Bí thư Trọng cách để tăng cường hơn nữa
quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ với Việt Nam, phản ảnh về những thành quả hai
mươi năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Tổng thống
cũng hoan nghênh cơ hội để thảo luận về các vấn đề khác, gồm cả Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương, nhân quyền, và hợp tác quốc phòng song phương.”
Cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống
Barack Obama đã gây bất bình cho các nhóm nhân quyền; họ tổ chức một cuộc biểu
tình bên ngoài Nhà Trắng, và dân biểu đảng Dân chủ trong Quốc hội cũng cho rằng
Việt Nam là một ví dụ về sự bất công cho giới lao động và là một nước làm gia
công với mức lương thấp cho các công ty Mỹ.
Tổng thống Barack
Obama và Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, bắt tay trong một
cuộc họp tại Nhà Trắng hôm qua. PHOTO: Agence France-Presse / GETTY IMAGES
Sau cuộc họp tại Nhà Trắng thứ ba, ông Obama ca ngợi
“tiềm năng to lớn của một thỏa thuận thương mại tiêu
chuẩn cao nâng cao các tiêu chuẩn lao động, các tiêu chuẩn về môi trường và có
khả năng có thể tạo ra nhiều việc làm có ý nghĩa và sự thịnh vượng cho cả Việt
Nam và nhân dân Mỹ.”
Cả hai bên đều công nhận rằng vẫn còn sự khác biệt
giữa hai nước.
Những người biểu tình cho nhân quyền và dân chủ tại
Việt Nam phản đối bên ngoài Nhà Trắng trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Cộng sản
Việt Nam hôm thứ ba. PHOTO: EUROPEAN PRESSPHOTO AGENCY
“Chúng tôi cũng thảo luận về sự khác biệt giữ hai nước
và con đường phía trước, gồm cả Đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng như các vấn
đề nhân quyền,” ông Trọng nói, và sau đó đã đi tham dự một buổi
ăn trưa do Phó Tổng thống Joe Biden khỏan đãi.
Mượn lời thi hào Nguyễn Du, Phó Tổng thống Mỹ đã
chào mừng 20 năm quan hệ Mỹ-Việt cùng giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng,
“Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.”
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.”
VIDEO :
VP
Biden Delivers Remarks at a Lunch in Honor of General Secretary Nguyen Phu
Trong
Streamed live on Jul 7, 2015
Live from Washington, DC.
No comments:
Post a Comment