Sri Lestari
Gửi
cho BBC từ Indonesia
10-7-2015
Một
số phụ nữ Hồi giáo của dân tộc Chăm đang vây một quán bún gạo trên một đường phố
chính gần giáo đường Hồi giáo Al Ehsan tại Đa Phước, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Nhìn thoáng qua, cảnh này có thể xảy ra bất cứ nơi
nào ở Indonesia hay Malaysia, với một thực tế rằng những phụ nữ đang mang khăn
trùm đầu, và những người đàn ông mặc sarong và đội ‘mũ peci’ -một chiếc mũ mà
người theo đạo Hồi thường ăn vận.
Tỉnh An Giang là quê hương của những người Chăm theo
đạo Hồi, đặc biệt là các làng xung quanh Nhà thờ Hồi giáo Al Ehsan ở Đa Phước.
Trong ngôi làng này mọi người đều là người theo đạo Hồi.
"Khoảng 2.000 người từ 600 gia đình trong làng,
hầu hết trong số đó là người dân tộc Chăm," vị chủ trì Nhà thờ Al Ehsan,
Ibrahim Sulaiman cho biết.
Những người Chăm đến từ Vương quốc Champa ở miền nam
và miền trung Việt Nam. Họ là những người theo đạo Hindu, nhưng sau đó hầu hết
trong số đó chuyển sang đạo Hồi.
Po Chien, vị vua cuối cùng của Champa là tín đồ đạo
Hồi và những người theo ông đã truyền bá giáo lý đạo này ở châu Á, bao gồm
Indonesia.
Khi chinh phục Vương quốc Champa vào cuối thế kỷ 15,
Po Chien tập hợp các tín đồ của ông và đi đến miền Nam Việt Nam cũng như
Campuchia.
Di sản của Vương quốc Champa có thể được thấy ở Nha
Trang, nơi đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới.
Chăm là một tộc người thiểu số với số dân khoảng
160.000 người, trong tổng dân số chừng 90 triệu của Việt Nam. Hầu hết người
Chăm theo đạo Hồi, trong khi những người khác là Chăm Bani, cũng theo tôn giáo
này, nhưng thực hành đồng thời các tín ngưỡng thờ tổ tiên truyền thống.
Pha
trộn văn hóa
Người Chăm ở tỉnh An Giang tự gọi mình là những người
Chăm Mã Lai, với các mối quan hệ văn hóa từ tổ tiên gốc Indonesia và Malaysia,
những người đã đến đây và kết hôn với người Chăm bản địa trong các thế kỷ trước.
Mohamad Yousuf, chủ trì Nhà thờ Mubarak ở một trong
những ngôi làng Chăm ở thị trấn Tân Châu, giải thích cho tôi về pha trộn văn
hóa.
"Tổ tiên của chúng tôi là những người Chăm từ
Nha Trang, nhưng một số người trong số họ đã kết hôn với người Indonesia và
Malaysia vốn đến đây nhiều thế kỷ trước. Nhà thờ đạo Hồi này đã được xây dựng
vào năm 1750 và người ta đã lấy nguyên liệu đá từ Trengganu, Malaysia,"
Yousuf nói.
Nhà thờ Mubarak nằm ở thủ phủ Tân Châu, đối diện con
sông ở thị xã Châu Đốc. Nó là một trong những nhà thờ đạo Hồi lâu đời nhất ở Việt
Nam.
Pha trộn văn hóa với người Mã Lai cũng đã xảy ra bởi
vì phần lớn thanh niên ở đây tiếp tục tu học đạo Hồi ở Malaysia và Indonesia,
bên cạnh ở Saudi Arabia, theo Gazali bin Ahmad, một giảng sư đạo Hồi.
Chính phủ Việt Nam kiểm soát đất nước, nhưng người theo
đạo Hồi có thể tự do thực hành tôn giáo của mình. Vị giảng sư nói Việt Nam cung
cấp giáo dục phổ thông cho người thiểu số nhưng đối với người Chăm theo đạo Hồi,
họ cần có giáo dục tôn giáo đặc biệt mà chính phủ không thể cung cấp.
Theo đó, những người Hồi giáo Chăm đối mặt với một
thách thức để học tập tôn giáo tốt hơn và có một công việc đàng hoàng hơn.
"Chúng tôi có trường dạy đạo cho trẻ em, nhưng
chúng tôi không có giáo dục bậc đại học để học cao hơn về kinh Koran, vì vậy
chúng tôi phải tới các nước khác," Ibrahim nói.
"Các thanh niên của chúng tôi du học về tôn
giáo ở Malaysia, Indonesia và Madinah nhờ vào học bổng (nước ngoài), vì chúng
tôi không thể trang trải kinh phí học tập của họ.
“Chúng tôi không có đủ tiền để tiếp tục học tập ở
đây và chúng tôi đang gặp khó khăn về việc làm," Gazali nói.
Công
ăn, việc làm
Vị giảng sư nói thêm rằng các thanh niên sẽ quay trở
về làng của họ để dạy kinh Koran. Nhưng nếu họ muốn tìm việc làm tốt hơn, họ phải
đi ra ngoài An Giang.
Mustaqarim, một thanh niên ở Tân Châu đã tốt nghiệp
đào tạo về kinh Koran ở Malaysia và hiện đang làm việc trong một công ty du lịch
và lữ hành ở TP. Hồ Chí Minh.
Anh nói: "Không
có công ăn việc làm cho chúng tôi ở đây.
“Chúng tôi chỉ có
thể tìm thấy việc làm của nông dân và ngư dân. Nó không đủ nuôi sống gia đình
tôi, "Mustaqarim nói
Vợ của Mustaqarim và con trai hai tháng của họ, đã
trở lại làng để dự kỳ lễ Ramadan.
Cũng giống như những người Chăm theo đạo Hồi khác,
Mustaqarim phải nghỉ việc một tháng và trải qua kỳ lễ Ramadan trong ngôi làng của
mình.
Có một điều đặc biệt là làng Chăm Đa Phước là một điểm
thu hút khách du lịch đến thăm ở Châu Đốc, nhưng các cư dân lại nói rằng họ
không kiếm đủ lợi nhuận từ du lịch.
"Chúng tôi chỉ
bán sản phẩm dệt cho du khách. Nhưng các khỏan đóng góp không đủ, vì vậy chúng
tôi không thể quá phụ thuộc vào kinh doanh du lịch," Ibrahim nói.
Trở lại giáo đường Al Ehsan, một số phụ nữ Chăm đang
trên đường về nhà, trong lúc tiếp tục phát ra từ giáo đường những lời kêu gọi cầu
nguyện khá lớn.
Việc tu bổ giáo đường Al Ehsan vẫn đang diễn ra với
các khoản đóng góp từ các nước Hồi giáo.
Và người dân ở đây nói rằng họ phụ thuộc vào các quốc
gia Hồi giáo để có thể tiếp tục các công việc giáo dục tôn giáo và xây dựng các
giáo đường của mình.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, gửi đến
BBC từ Indonesia.
-----------------------------------
XEM THÊM :
No comments:
Post a Comment