VOA
11.07.2015
Trong buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 của Đức Đạt
Lai Lạt Ma tại Dharamsala, thiếu niên Tây Tạng biểu diễn những bài hát và vũ điệu
truyền thống tại ngôi chùa của thành phố.
Giáo viên dạy nhạc Dawa Tashi là người đã tập dượt
cho những em học sinh này suốt mấy tháng qua. Âm nhạc và vũ điệu của Tây Tạng có
ý nghĩa quan trọng đối với những người trẻ tuổi lưu vong. Ông nói:
"Giữ gìn văn
hóa Tây Tạng và truyền lại cho những thế hệ trẻ hơn những gì chúng tôi có.
Thông qua văn hóa chúng tôi thể hiện bản sắc riêng của mình. Mọi người biết đó
là Tây Tạng. Để làm các em học sinh cảm thấy mình là người Tây Tạng".
Trình diễn văn hóa sinh động là một trong những di sản
của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông đã ưu tiên lập ra những trường học Tây Tạng ở Ấn Độ,
nơi ông đã sống lưu vong kể từ năm 1959.
Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, đó là một hành trình dài
từ một người đào thoát tuyệt vọng tới nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếng thế giới.
Ông Kelsang Damdul là người tận mắt chứng kiến quá trình này. Người đàn ông 89
tuổi này là người đã dẫn đầu một nhóm binh lính mở đường cho Đức Đạt Lai Lạt Ma
thoát khỏi Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng.
Ông Damdul nói lúc đó rất hồi hộp lo sợ. Giống như cả
thế giới đang đổ sập xuống. Ông nói rằng đó là ngày buồn nhất vì họ phải rời bỏ
đất nước của mình. Nhưng không thể làm gì khác.
Bây giờ, ông Damdul sống trong một nhà dưỡng lão ở
Dharamsala. Khoảng 12.000 người Tây Tạng sinh sống tại thành phố này trên đồi,
với hơn 100.000 người tỏa khắp Ấn Độ.
Ông Lhakpa Tsering cùng gia đình rời bỏ Tây Tạng khi
ông 13 tuổi. Sau này ông trở thành người đứng đầu một khu định cư của người Tây
Tạng ở thành phố Mundgod thuộc bang Karnataka ở miền nam Ấn Độ.
Ông nhớ Đức Đạt Lai Lạt Ma thường đến đây để kiểm
tra tiến độ và động viên những người tị nạn nản lòng.
"Ngài từng đặt
tay lên vai tôi. Chúng tôi đi vào cánh đồng bắp. Ngài giống như người chủ gia
đình vậy. Ngài dẫn dắt trong tất cả mọi việc".
Ngày nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma được biết tới với thông
điệp của ông về bất bạo động, nhưng căng thẳng ở Tây Tạng tiếp diễn sau khi một
cuộc đàn áp của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2008.
Trong khi sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma là một dịp
hoan hỉ khắp thế giới, nhiều người ở Tây Tạng không thể tự do đón mừng dấu mốc
này.
No comments:
Post a Comment