Thanh Hà - RFI
Đăng ngày 20-07-2015
Đô đốc Scott Swift
họp báo tại Seoul ngày 20/07/2015. Reuters
Họp
báo tại Seoul sáng ngày 20/07/2015 Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc
Scott Swift xác nhận ông đã thị sát tình hình tại Biển Đông. Đây là một chuyến
tuần tra « bình thường » để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên biển tại khu vực.
Lãnh đạo Hạm đội Thái Bình Dương cho biết ngày
18/07/2015 ông đã có mặt trên chiếc máy bay tuần tra P-8 Poseidon trong 7 giờ
liên tiếp. Không đi sâu vào chi tiết nhưng Đô đốc Swift giải thích đã đích thân
thị sát tình hình ở khu vực, để chứng minh là Hoa Kỳ bảo đảm các quyền tự do
lưu thông trong vùng Biển Đông phải được tôn trọng.
Không trực tiếp nhắm vào Trung Quốc, tướng Scott
Swift ghi nhận : « Có những yếu tố gây bất ôn trong khu vực và điều đó dẫn tới
tình huống bất trắc ».
Trước mắt Trung Quốc chưa có phản ứng về tin trên.
Bản tin của Reuters nhắc lại, hồi tháng 5/2015 Bắc
Kinh đã mạnh mẽ lên án một việc chiếc máy bay tuần tra P-8 Pseidon đưa một đoàn
phóng viên của đài truyền hình Mỹ CNN đến quan sát tình hình ở vùng biển có
tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia Đông Nam Á, như
Philippines, Việt Nam … Trung Quốc coi đó là một hành động « vô trách nhiệm và
nguy hiểm ».
Trung Quốc liên tục xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển
Đông với mục đích quân sự, gây lo ngại cho nhiều nước lân cận. Washington kêu gọi
Bắc Kinh chấm dứt các hành vi nói trên và giải quyết tranh chấp chủ quyền theo
công ước quốc tế.
Đô đốc Scott Swift, 63 tuổi, vừa chính thức nhậm chức
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào tháng 5/2015.
*
Đức Tâm - RFI
Đăng ngày 19-07-2015
Vào
lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng do Trung Quốc tiến hành bồi đắp, xây đảo
nhân tạo, tân Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ trấn an các đồng minh rằng
Washington chuẩn bị sẵn sàng hành động chống lại mối đe dọa của Trung Quốc.
Theo AP, phát biểu với báo giới, hôm thứ Sáu,
17/07/2015, tại Manila, Philippines, Đô đốc Scott Swift, Chỉ huy Hạm đội Thái
Bình Dương của Hải quân Mỹ khẳng định, mặc dù Hoa Kỳ cách xa vùng Biển Đông
8000 hải lý, nhưng Hải quân Mỹ hiện có bốn chiến hạm tuần duyên hoạt động tại
các vùng có tranh chấp. Trong thời gian gần đây, Mỹ đã gia tăng các cuộc tập trận
với các đồng minh ở Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Úc và Philipines.
Vẫn theo Đô đốc Scott Swift, Hải quân Mỹ rất quan
tâm đến việc hiện diện trong khu vực và đẩy mạnh các cuộc tập trận chung tại
đây, chủ yếu nhằm đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Ông nói : « Lý
do mà mọi người tiếp tục đặt câu hỏi về cam kết và các ý định của Hạm đội Thái
Bình Dương thực sự phản ánh tình trạng bấp bênh » trong khu vực hiện
nay, và « nếu như toàn bộ Hải quân Mỹ có hiện diện tại đây, thì mọi người
vẫn tiếp tục hỏi : Liệu các vị có điều thêm phương tiện nữa hay không ? ».
Cho dù Hoa Kỳ không tập trung lực lượng quân sự
trong khu vực, nhưng Đô đốc Scott Swift tỏ ra tin tưởng là Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng
đối phó với mọi cuộc xung đột có thể xẩy ra. Ông khẳng định : « Chúng
tôi sẵn sàng và chuẩn bị đối phó với mọi tình huống khẩn cấp mà Tổng thống cho
rằng cần phải hành động ».
Việc Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng
quần đảo Trường Sa dã làm cho Hoa Kỳ và các đồng minh lo ngại, mặc dù Trung Quốc
nhiều lần tuyên bố là các cơ sở này phục vụ các hoạt động nhân đạo và các căn cứ
quân sự trên đó chỉ mang tính chất phòng thủ.
Đầu tháng Bẩy, Hải quân Mỹ đã tập trận chung với
Singapore ở Biển Đông. Mặc dù nhấn mạnh đến sức mạnh quân sự Mỹ, Đô đốc Scott
Swift nhắc lại rằng Hoa Kỳ đã nói rõ là không ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải
quyết các tranh chấp.
No comments:
Post a Comment