Thứ Ba, 21/07/2015 06:37
(Bình luận quân sự) - Ngày 18/7, Tờ
“Svobodnaia Pressa” (SV-Nga) đã cho đăng bài với tiêu đề trên, xin dịch lại để
giới thiệu cùng bạn đọc (có sắp xếp lại để tiện theo dõi).
- Luật an ninh gây náo loạn Quốc hội Nhật Bản
- Luật an ninh mới – Nút Delete “Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản”
Mục đích là để cung cấp thêm một cách nhìn từ một hướng
khác về cùng một vấn đề.
Phần một: Lời dẫn của Ban biên tập
“Nhật Bản vừa tiến hành một bước đi tối quan trọng
trong việc mở rộng thẩm quyền của Lực lượng phòng vệ nước này. Ngày thứ năm
16/7/2015, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua một gói các điều chỉnh trong lĩnh vực
quốc phòng cho phép Lực lượng quân sự nước này quyền sử dụng sức mạnh của mình ở
nước ngoài.
Lần đầu tiên kể từ sau thất bại của Nhật Bản trong
Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có quyền sử dụng
vũ khí trong trường hợp đối mặt với khiêu khích quân sự, để bảo vệ các nước
bạn bè kể cả trong trường hợp Nhật Bản không bị tấn công. Thêm nữa, điều khoản
cấm các quân nhân Nhật Bản mang vũ khí trong các chiến dịch của Liên Hợp
Quốc cũng bị hủy bỏ.
Người đưa ra sáng kiến trên (các điều chỉnh) là Thủ
tướng S.Abe tuyên bố: “Tình hình an ninh quanh Nhật Bản đang ngày
càng trở nên phức tạp. Những điều chỉnh này (trong luật) có tầm quan trọng mang
tính chất sống còn để bảo vệ cuộc sống của người dân Nhật Bản và ngăn ngừa chiến
tranh”.
Những mối đe dọa đối với an ninh Nhật Bản, theo quan
điểm của giới lãnh đạo nước này, xuất phát từ ba cường quốc hạt nhân – Trung Quốc,
Bắc Triều Tiên và Nga. Đồng thời, cũng theo các nhà lãnh đạo Nhật Bản thì nước
này sẽ tiếp tục tăng cường và củng cố mối quan hệ với đồng minh chủ chốt của
mình - Mỹ.
Bắc Kinh đã có ngay những phản ứng hết sức căng
thẳng trước bước đi trên của Tokyo. “Việc Nghị viện Nhật Bản thông qua đạo luật
mới về an ninh là chưa từng có tiền lệ” - nguyên văn một trích đoạn trong
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Cũng trong thông cáo này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc
cho biết là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm
với Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nhật Bản Siotaro Iati đang có chuyến
thăm chính thức tại Trung Quốc đã bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” và
“nhận thức cứng rắn” của Trung Quốc trước sự kiện này.
Tại cuộc hội đàm này, ông Dương cũng nhấn mạnh: “Nhật
Bản đang tăng cường sức mạnh quân sự và đã có những thay đổi đáng kể trong
chính sách của mình trong lĩnh vực phòng vệ và an ninh. Không nhẽ Tokyo có ý định
từ bỏ đường lối chính trị phòng thủ? Chúng tôi kiên quyết kêu gọi Nhật Bản rút
ra những bài học kinh nghiệm từ lịch sử bằng một cách thức thích hợp và theo đuổi
con đường phát triển hòa bình”.
Nhưng giờ thì ngay cả “nhận thức cứng rắn” (của
Trung Quốc) cũng đã rất khó có thể làm cho Thủ tướng S.Abe thay đổi quan điểm.
Vấn đề tăng cường quyền hạn cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, có thể nói là mũi
tên đã được đặt trên dây cung. Hiện nay gói dự luật sẽ được chuyển cho Thượng
viện xem xét.
Và kể cả trong trường hợp các dự án luật này không
được (Thượng viện) thông qua (liên minh của S.Abe chiếm đa số trong Thượng
viện – nhưng không phải là đa số áp đảo), thì về mặt nguyên tắc cũng không có
gì có thể thay đổi được tình hình.
Trong trường hợp dự thảo luật được đưa quay lại Hạ
viện (theo Hiến pháp Nhật thì Hạ viện có quyền ưu tiên trong quá trình thông
qua các dự án luật) thì luật mới này sẽ mặc nhiên được coi là đã được thông qua
sau 60 ngày kể từ ngày bỏ phiếu thông qua lần đầu tại Hạ viện. Tức là sẽ có hiệu
lực vào ngày 14/9/2015 tới.
Phần hai : Các chuyên gia Nga am hiểu về Nhật Bản trả lời các
câu hỏi của “SV”.
Nhật Bản dự định đánh nhau với ai và tại sao?
1.Giám
đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn đông Viện Hàn lâm khoa học
Nga Valeri Kistanov cho biết ý kiến của mình về câu hỏi này như sau:
Nhật Bản chuẩn bị đánh nhau với ai thì chắc chắn là
các nhà chiến lược Nhật Bản biết, nhưng để tuyên bố công khai thì nước này, như
người ta thường nói, chỉ củng cố khả năng quốc phòng của mình.
Trong tốp đầu các mối đe dọa đối với Nhật Bản có:
thứ nhất là Bắc Triều Tiên sở hữu tên lửa hạt nhân, vị trí thứ hai – mối
đe dọa Trung Quốc.
Một hiện tượng rất phổ biến ở Nhật Bản là thuật ngữ
“mối đe dọa Trung Quốc” đã ăn sâu vào trong tiềm thức và phổ biến trong ngôn ngữ
giao tiếp của các chính khách, chuyên gia, quân nhân và các nhà hoạt động xã hội
nước này.
Tôi nghĩ rằng, tất cả mọi người đều hiểu: Nhật Bản
tăng cường tiềm lực quân sự và mở rộng khuôn khổ hoạt động của Lực lượng phòng
vệ chính là nhằm vào hướng Trung Quốc.
“SV”:
- Tại sao lại như vậy?
Valeri
Kistanov : Trước đây Nhật Bản là cường quốc hàng đầu tại khu vực, và dưới cái ô quân
sự của Mỹ thì nước này cảm thấy an toàn. Nhưng bây giờ Trung Quốc bắt đầu phục
hưng – kể cả trong lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế.
Kết quả là mâu thuẫn giữa hai cường quốc lớn không
chỉ của khu vực mà là của cả thế giới ngày càng tăng: Xin nhắc lại là kinh
tế Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai trên thế giới, còn kinh tế Nhật Bản – đứng
thứ ba.
Hơn nữa, cuộc đấu tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc
diễn ra trên tất cả các hướng: tranh vị thế chủ đạo trong kinh tế, đảm bảo an
ninh, các lĩnh vực ảnh hưởng v.v...
Điều đó được thể hiện, trước hết, qua cuộc tranh chấp
lãnh thổ xung quanh các đảo Sensaky ở biển Hoa Đông. Trước đây không lâu, tôi
xin nhấn mạnh là người Trung Quốc chưa từng đề cập đến vấn đề là
người Nhật “sở hữu bất hợp pháp” các hòn đảo này.
Nhưng giờ đây Trung Quốc cảm thấy mình đã đủ mạnh để
đưa ra các yêu sách lãnh thổ. Thêm nữa, xung quanh các hòn đảo trên có các mỏ
nhiên liệu trữ lượng lớn, ngư trường, và nhất là các tuyến đường thương mại
đến Nhật Bản đi qua vùng biển này.
Một vấn đề rất nóng nữa trong thời gian gần đây là
tình hình ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo tại
các khu vực đảo và bãi ngầm tranh chấp.
Một thực tế khác làm người Nhật quan ngại là người
Trung Quốc nhanh chóng tăng chi phí quân sự một cách không minh bạch – chủ
yếu để tăng cường sức mạnh của Hải quân Trung Quốc– các tàu chiến của Trung Quốc
đã ra các đại dương. Chương trình vũ trụ (dĩ nhiên là có yếu tố quân sự) của Bắc
Kinh cũng làm Tokyo luôn trong trạng thái căng thẳng.
Về phần mình, người Trung Quốc cũng có “tâm trạng rất
bị tổn thương” (tạm dịch) trước cái cách mà người Nhật đã từng đối xử
đối với nạn nhân chủ yếu của mình là Trung Quốc (trong Chiến tranh-ND).
Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh dự định tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Cuộc kháng
chiến chống Nhật một cách cực kỳ hoành tráng.
Nhìn tổng thể, Trung Quốc đang tiến hành chính sách
tấn công và dần đẩy lùi Nhật Bản, còn người Nhật thì đang buộc phải lùi lại.
“SV”:-
Bằng cách xem xét lại quy chế của Lực lượng phòng vệ, Tokyo hy vọng thay đổi tiến
trình đấu tranh đó?
Valeri
Kistanov : Nhật Bản
cùng với Mỹ đang nỗ lực phong tỏa Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời thành lập một
Liên minh chống Trung Quốc. Hiện nay một liên minh như vậy chưa được hình thành
một cách dứt điểm, tuy chưa công khai nhưng tham gia vào mặt trận chống
Trung Quốc này, ngoài Mỹ và Nhật Bản, còn có Philippin cùng Việt Nam.
Các chuyên gia nhận định rằng Úc cũng sẽ tham
gia vào liên minh này. Chiến lược của liên minh là buộc Trung Quốc phải phân
tán và xé lẻ lực lượng của mình trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Theo cách
nghĩ sâu xa của người Nhật thì điều đó sẽ kiềm chế Trung Quốc trong các tham vọng
lãnh thổ của nước này trên trường quốc tế.
Hiện nay đã có tin là Nhật Bản có thể bắt đầu tuần
tiễu Biển Đông với mục đích giám sát các hoạt động quân sự trên biển của Trung
Quốc. Để đáp trả việc Bắc Kinh tăng chi phí quân sự, Nhật bản cũng tăng chi phí
của mình cho quốc phòng – trong năm tài chính hiện nay ngân sách quân sự của Nhật
Bản là 50 tỷ đô la.
Và bây giờ thì Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được cải
cách với mục tiêu là đánh chiếm lại các đảo đang tranh chấp với Trung Quốc.
Chính nhằm thực hiện mục tiêu này mà người Nhật đang thành lập các đơn vị
lính thủy đánh bộ và trang bị cho các đơn vị này các thủy phi cơ.
“SV”:-
Người Nhật có hy vọng là Mỹ sẽ giúp đỡ mình trong cuộc “đấu tranh” với Trung Quốc?
Valeri
Kistanov : Người Nhật hiểu rất rõ: nếu không có Mỹ
thì họ không đủ sức kiềm chế Trung Quốc, và cũng phải phải trả một cái giá nhất
định cho sự hỗ trợ đó (của Mỹ). Và đây là sự trả giá đó – thông qua một gói dự
luật cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật Bản chiến đấu ở cách xa bờ biển của mình,
nếu như đồng mình của mình là Mỹ bị tấn công.
Tất nhiên, một bước đi như vậy có thể dẫn tới những
rủi ro nhất định. Ví dụ Lực lượng Nhất Bản buộc phải tham gia vào các chiến dịch
không đáp ứng các quyền lợi của Nhật Bản.
Mặc dù vậy, Tokyo vẫn tiến hành bước đi tương đối mạo
hiểm này – để có thể tăng sự tin tưởng (của Mỹ) và chắc chắn nhận được sự hỗ trợ
(của Mỹ) trong “công cuộc” kiềm chế Trung Quốc.
2.
Giám đốc Trung tâm Cục diện chiến lược Ivan Konovalov:
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, mặc dù về mặt hình thức
chỉ là một tổ chức dân sự, nhưng trên thực tế là một quân đội được trang
bị tốt. Quân số -150.000 quân nhân, tương đương với Quân đội Đức.
Rất ít người để ý đến một một điều là đối với Nhật Bản
– nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai,- có một nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng là lấy lại vị thế trước chiến tranh của mình. Đấy là mục tiêu chiến
lược quan trọng nhất của Thủ tướng S.Abe và ông quyết định thực hiện bằng được
mục tiêu này với bất cứ giá nào.
Cũng dễ hiểu là khi nói về hoạt động của Lực lượng
phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài, người ta nghĩ ngay rằng đó là sự hỗ trợ quân sự
cho đống minh chủ chốt của Nhật Bản là Mỹ.
Còn Washington, tôi xin nhấn mạnh, mấy năm trước đây
đã tuyên bố thay đổi điểm nhấn (ưu tiên) chiến lược – chuyển những nỗ lực quân
sự chủ yếu sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương – để chống lại sức mạnh ngày
càng gia tăng của Trung Quốc.
Trung Quốc là một đối thủ khó chịu (đối với Mỹ), và
sự hỗ trợ của Tokyo đối với Wasington là cực kỳ đúng lúc.
“SV”:-
Như vậy , khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã trở thành khu vực chủ chốt trong
bàn cờ địa- chính trị . Nga phải làm gì để củng cố vị thế của mình ở khu vực
này?
Ivan
Konovalov: Phải nói rằng cho đến cách đây không lâu, Bộ Quốc
phòng Nga dành cực kỳ ít sự quan tâm cho khu vực Viễn Đông. Nhưng trong mấy năm
gần đây, tình hình đã được cải thiện.
Một điều rất đáng để ý là một trong những
trung đoàn tên lửa phòng không với các tổ hợp S-400 đầu tiên đã được điều đến
chính khu vực này. Và cả hai tàu mang máy bay lên thẳng “Mistral” định mua của
Pháp cũng là để tăng cường cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Theo quan điểm của tôi thì hiện này tuyến Viễn Đông
– là một trong những tuyến phòng thủ quan trọng nhất của Nga. Và tôi cũng không
nghĩ là Nhật Bản hoặc Trung Quốc muốn “kiểm tra sự chắc chắn” của tuyến
phòng thủ này.
- Lê Hùng
No comments:
Post a Comment