Nhật Báo Ba Sàm
Posted by admin on July 15th, 2015
Đôi
lời: Rất nhiều thắc mắc của người dân về lai lịch của vị
“cha già dân tộc”, ông Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh. Một số thông tin trên mạng
cho rằng, có hai ông Hồ, một ông Hồ có quê quán ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, là người đã chết hồi thập niên 1930, còn một ông Hồ khác đã được
sinh ra ở tận… bên Tàu, là người đã chết ngày 2-9-1969.
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã
từng đăng lại “văn kiện đảng toàn tập”, trong tập 4 (1932-1934), viết nhân dịp
“Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương”, tức là vào đầu tháng
2 năm 1933, đã tiết lộ chi tiết về ông Hồ Chí Minh như sau:
“Sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Đông Dương không
phải là ngẫu nhiên. Được lập nên từ những nhóm nhỏ qua các cuộc tranh đấu không
thương xót chống các kẻ tử thù của giai cấp vô sản, Đảng Cộng sản Đông Dương vừa
được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các
phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới
sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị
ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công“.
Vậy số phận của “đồng chí Nguyễn Ái Quốc” này đã bị
ám sát lúc đó như thế nào? Phải chăng ông đã chết trong nhà tù ở Hồng
Kông như các nguồn tin không thuộc “lề đảng” đã đưa ra? Nếu ông Nguyễn Ái
Quốc (ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn) đã chết hồi năm 1932, thì ông
Nguyễn Ái Quốc, được biết với cái tên Hồ Chí Minh, chết vào ngày 2-9-1969
là ai? Có phải là một nhân vật xuất thân bên Tàu như “các thế lực thù địch” đã đưa
tin? Rất nhiều câu hỏi về vị “cha già dân tộc” mà không có lời giải đáp.
Bản chụp lại từ báo
điện tử ĐCSVN
____
Kỷ
niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương
Văn
kiện đảng toàn tập
Tập 4 (1932-1934)
Đảng Cộng sản Đông Dương non trẻ và anh hùng đã ra đời
cách đây ba năm. Sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là ngẫu
nhiên. Được lập nên từ những nhóm nhỏ qua các cuộc tranh đấu không thương xót
chống các kẻ tử thù của giai cấp vô sản, Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống
nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền
Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo
của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm
1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công. Bằng những cuộc tranh đấu suốt ba
năm vừa qua, Đảng chúng tôi đại biểu cho đội tiên phong chân chính của giai cấp
vô sản Đông Dương, người cầm đầu không chối cãi được của 20 triệu nô lệ của tư
bản tài chính Pháp. Đảng sinh ra trực tiếp từ trong lòng của giai cấp vô sản là
giai cấp mà Đảng tập hợp những phần tử ưu tú nhất.
Giai
cấp vô sản Đông Dương dưới ách của cái khối liên minh đế quốc phong kiến
Mặc dù chính sách phản động của chủ nghĩa đế quốc
Pháp, chính sách nhằm duy trì Đông Dương ở tình trạng dã man, nhằm làm cho Đông
Dương không có khả năng phát triển độc lập và làm cho nó đến mức trở thành cái
đuôi kinh tế của nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp đã bóc lột nhiều của cải của đất
nước với một nhân công rất rẻ mạt. Sự phục hồi nền kinh tế Pháp trong những năm
sau chiến tranh thúc đẩy giai cấp tư sản Pháp tăng cường chương trình “khai
thác Đông Dương” được Đume1), mở đầu và sau đó được bọn Xarô, Varen2) và
Pátxkiê áp dụng và phát triển. Dưới bộ mặt giả đạo đức mang lại “nền văn minh
Pháp” cho Đông Dương, chủ nghĩa đế quốc Pháp, được bọn xã hội – phát xít, bọn
phong kiến, bọn cải lương bản xứ ủng hộ, tước đoạt của nông dân những ruộng đất
màu mỡ nhất và phân chia giữa chúng với nhau, do đó mà 3/4 các đất đai màu mỡ
rơi vào tay bọn đế quốc, bọn phong kiến và bọn tư sản bản xứ là bọn chiếm không
quá 5% dân số, trong khi tuyệt đại đa số nông dân (95%) chỉ có dưới 1/4 đất đai
cày cấy được. Do đó mà việc cày cấy lúa không đủ cung cấp cho các nhu cầu của họ.
Mỗi năm họ thiếu tới 1/3 số lúa gạo để sống, trong khi bọn đế quốc Pháp xuất khẩu
hàng triệu tấn gạo mỗi năm. Sự cướp bóc trực tiếp của chủ nghĩa đế quốc Pháp
không chừa giai cấp công nhân. Các chính phủ của Xarô, Varen và Pátxiê đã định
ra những “đạo luật công nhân”, bảo vệ lợi ích của chủ đồn điền trồng lúa mà các
chính phủ đó đã không cho bọn chúng hàng ngàn hécta ruộng đất. Chúng đã lập ra
các sở tuyển mộ, di cư để bảo đảm cho bọn cá mập thực dân một đội nhân công rẻ
mạt. Các đạo luật được gọi là “những đạo luật công nhân” là những sắc luật thật
sự đầy máu và kinh khủng nhằm tước đoạt công nhân một cách không thương xót.
Các phu ký giao kèo với các đồn điền là 80.000 người, nhận được tiền công nhật
0,30 đồng buộc phải “đóng góp hàng năm 1-20 đồng cho những chi tiêu của làng,
cho ngân sách làng của nơi khai thác” buộc phải làm một lao động có vẻ không
công tối đa hai giờ mỗi tuần cho việc lau chùi “các nhà ở của họ”, các nhà phụ
và sân tiếp giáp, buộc phải trả lại các chi phí vận chuyển, tuyển mộ họ nếu họ
được tuyển mộ ngoài Nam Kỳ và bị nộp phạt 16 đến 250 frances và bị phạt tù giam
sáu ngày đến ba tháng nếu họ bỏ trốn khỏi doanh nghiệp nông nghiệp, v.v.. Thêm
vào những đạo luật ăn cướp đó là sự đánh đập tàn bạo của bọn cai và của chủ; bọn
này thường giết hại các phu. Giai cấp công nhân Đông Dương không biết đến một sự
tự do sơ đẳng nào mà các công nhân các nước khác đã có. Các công nhân Đông
Dương làm việc trong những điều kiện nô lệ thật sự; họ không thể nhẫn nhục khuất
phục sự bóc lột vô liêm sỉ của các giai cấp thống trị, họ đã biết bao nhiêu lần
chống lại những sự đối xử tồi tệ của bọn chủ, bọn cai đòi những điều kiện lao động
tốt hơn. Từ đó, các cuộc bãi công thường nổ ra một cách tự phát trong những năm
1925, 1926, 1927, 1928 nhưng không có những yêu sách được xác định một cách rõ
ràng phù hợp với lòng mong muốn của quần chúng và có thể hướng dẫn họ trong cuộc
tranh đấu. Nhưng mặc dù vậy, các cuộc bãi công vẫn thường liên tiếp nổ ra và đi
đến cuộc tranh đấu vũ trang chống lại bọn cai mà quốc tịch không phải luôn luôn
là cùng quốc tịch với các phu đồn điền.
Đảng
Cộng sản Đông Dương và việc thành lập các nghiệp đoàn giai cấp
Giai cấp vô sản Đông Dương tăng lên về số lượng. Hoạt
động cách mạng của nó lớn lên không ngừng. Phong trào cách mạng thế giới, cuộc
Cách mạng Tháng Mười, cuộc khởi nghĩa Quảng Châu có một ảnh hưởng lớn đối với
quần chúng bị bóc lột ở Đông Dương. Những phần tử ưu tú của giai cấp vô sản bắt
đầu tổ chức công nhân vào các nhóm nghiệp đoàn. Do đó người ta thấy xuất hiện
ba nhóm cộng sản ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ; các nhóm này tự đặt ra cho mình
nhiệm vụ đem lại cho phong trào công nhân một tính chất có tổ chức, có ý thức.
Họ đã tổ chức được nhiều công nhân đồn điền, mỏ, công xưởng vào các nhóm nghiệp
đoàn. Người ta có thể đánh giá hoạt động của các nhóm đó và tính chiến đấu của
giai cấp công nhân bằng sự tăng tiến nhanh của số lượng những người bãi công
trong ba năm qua. 1928: 3.000 người đình công 1929: 16.000… 1930: 29.000… Một số
lượng khá quan trọng những cuộc bãi công đã được những người cộng sản tổ chức
và lãnh đạo. Để làm ví dụ, chúng ta hãy lấy cuộc bãi công của 1.500 phu người Bắc
Kỳ làm ở đồn điền Phú Riềng. Cuộc bãi công đó được chuẩn bị trong hơn một
tháng. Những yêu sách của công nhân là cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu đối với quần
chúng. Lúc đó người ta đã đặt ra các yêu sách như sau: Trả tự do cho một người
cai (giám công) bị chủ bắt giữ. Bỏ những người cai Nam Kỳ. Bỏ việc nấu cháo
chung ở công trường. Ký ninh viên thay cho ký ninh nước. Ngày làm tám giờ. Các
phu đã bầu ra một đoàn đại biểu công nhân để trình bày các yêu sách của họ với
ban giám đốc đồn điền. Cuộc diễu hành của đoàn đại biểu với nhiều cờ và băng đỏ
đi đầu, theo sau và hỗ trợ là cả khối 1.500 phu. Các truyền đơn được phân phát
rộng rãi trong các cuộc mít tinh, diễn ra trong nhiều giờ ở các công trường.
Sau các bài diễn thuyết của các đại biểu, bản thân các công nhân đòi hỏi diễu
hành biểu dương lực lượng. Tính chiến đấu của quần chúng cao đến mức là những
xung đột giữa phu và cai trở nên không tránh khỏi. Trước cuộc đình công giới chủ
đã chi 3.000 đồng để mua chuộc những phần tử xấu trong số các phu, thêm vào đó
bọn chủ còn yêu cầu chính quyền giúp đỡ. Điều đó đã được chấp nhận. Các toán
quân của Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hoà nhanh chóng được gửi đến. Cuộc
bãi công bị dìm trong máu, sau khi đã duy trì được một cuộc tranh đấu dài ngày,
nhiều lần đẩy lùi các toán quân. Cuộc đàn áp thật là tàn bạo. Trên 150 phu bị bắt
và bị bỏ tù với thời gian hàng trăm năm. Phong trào công nhân kết hợp với phong
trào giải phóng. Sau cuộc bãi công Phú Riềng, nổ ra cuộc nổi loạn ở Yên Bái vào
đêm 9-2-1930 do Quốc dân Đảng Đông Dương lãnh đạo và bị bỏ dở do sự khủng bố
điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc. Do bản chất tiểu tư sản của mình, Quốc dân Đảng
Đông Dương không có khả năng tổ chức quần chúng. Công lao vận động quần chúng
thuộc về Đảng Cộng sản Đông Dương. Các đồng chí của chúng tôi đi vào tất cả các
giới công nhân và nông dân và đã đạt kết quả tổ chức được 7.500 công nhân vào
các Công hội đỏ, 64.900 bần nông và trung nông vào các hội nông dân và 61.000
thanh niên vào thanh niên cộng sản và 6.000 đảng viên của Đảng. Bọn đế quốc buộc
phải thừa nhận hoạt động của chúng tôi, sự tiếp xúc thường xuyên của chúng tôi
với quần chúng. Tên khát máu Pátxkiê đã tuyên bố về vấn đề đó như sau: “Các
nhóm người An Nam khác nhau liên hợp lại thành một Đảng Cộng sản Đông Dương duy
nhất; Đảng này từ tháng 3-1930 đảm đương tất cả việc tuyên truyền. Chưa được một
năm, Đảng đã thành hình, đã đưa những người cầm đầu của nó vào kỷ luật, đã bắt
đầu dấy lên các cuộc bãi công, tìm cách lập ra ở hầu khắp mọi nơi các hiệp hội
nông dân, các hiệp hội thợ thuyền, các hiệp hội thanh niên cộng sản…” (Diễn văn
ngày 28-11-1930 trước Hội đồng Chính phủ). Phong trào cách mạng lan tới tất cả
quần chúng lao động. Mặc dù sự khủng bố chưa từng thấy, phong trào công nhân và
nông dân vẫn mở rộng và đạt đỉnh cao nhất của nó vào tháng 9-1930 trong hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh; ở đây dân chúng đã bị chìm sâu trong những cảnh mất mùa
liên tiếp trong 12 năm và đã chịu ảnh hưởng của các Xôviết Tàu. Bất chấp bom,
súng liên thanh, đạn súng trường, những toán lính lê dương, các lực lượng cấu kết
giữa bọn đế quốc và phong kiến, bọn xã hội – phát xít, bọn quốc gia cải lương bản
xứ, nông dân của hai tỉnh nói trên đã hưởng ứng tất cả những lời kêu gọi của
chúng ta. Họ tiến bước theo hàng ngũ chặt chẽ, đã đi đến lật đổ các chính quyền
địa phương, tịch thu đất đai của các địa chủ nhằm để phân chia cho những người
nông dân lao động, định ra những đạo luật cách mạng, thành lập những nhóm tự vệ,
những xích vệ, v.v. ý niệm về chủ nghĩa cộng sản, về các Xôviết, về cuộc cách mạng
phản đế và ruộng đất thâm nhập sâu sắc vào quần chúng. Các đồng chí chúng tôi
phát huy mọi nỗ lực để dẫn đầu phong trào. Bọn đế quốc không phủ nhận được sự
tuyên truyền của chúng tôi trong quần chúng. Tờ Tạp chí Đông Dương đã viết:
“Trong hai huyện Thanh Chương và Nam Đàn đã bị những lý thuyết cộng sản chinh
phục và đã thoát ra khỏi hành động và quyền lực của Chính phủ An Nam và của
chính phủ bảo hộ. Sự nhanh nhạy của những tiến bộ và của sự tuyên truyền đã
thích hợp với mọi sự nổi dậy”, ảnh hưởng của chúng tôi đã thể hiện rõ trong tất
cả các giới công nhân và nông dân, những dân nghèo ở thành thị; các giới đó đã
tham gia vào tất cả các ngày hội quốc tế (ngày 1-5, ngày ba L.,3) v.v.) do Đảng
Cộng sản Đông Dương tổ chức. Đảng chúng tôi đã đóng góp vào một công tác khẩn
trương nhằm đặt ra tại cuộc họp toàn thể lần thứ nhất vấn đề Bônsơvích hoá đảng
bằng cách xác định nhiệm vụ cơ bản và trước mắt của Đảng, của các Công hội đỏ,
của các Hội nông dân, của Thanh niên cộng sản Đoàn, của Hội phụ nữ, của Mặt trận
phản đế, của Hội Cứu tế đỏ, đã tổ chức những cuộc bãi công (Bến Thuỷ) để ủng hộ
phong trào Xôviết ở Bắc Việt Nam, gắn những yêu sách về kinh tế với những yêu
sách về chính trị, đã phái những cổ động viên về các làng. Đây là lần đầu trong
lịch sử của phong trào cách mạng ở Đông Dương mà công nhân và nông dân tiến
hành tranh đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng tôi chống khối đế quốc, phong kiến
dựa trên bọn xã hội – phát xít và bọn cải lương bản xứ, vứt bỏ mọi ảnh hưởng của
giai cấp tiểu tư sản… Những cuộc chiến đấu giai cấp của ba năm qua còn chứng tỏ
một lần nữa sự đúng đắn của học thuyết Mác – Lênin về các lực lượng động lực của
cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân, đập tan vĩnh viễn những quan điểm
mensơvích và tờrốtkít, là những quan điểm đã phủ nhận lực lượng bất khả chiến
thắng của giai cấp công nhân và nông dân, và chứng tỏ một cách không thể chối
cãi vai trò tiền phong của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào giải phóng
các dân tộc Đông Dương. Phong trào quần chúng có suy yếu đi chút ít vào nửa thứ
hai của năm 1931, do sự khủng bố chưa từng thấy của giai cấp cầm quyền và của
những cuộc vây bắt những chiến sĩ ưu tú của Đảng, bọn thủ tiêu, bọn tờrốtkít, bọn
chống cách mạng và bọn cơ hội chủ nghĩa thuộc đủ mọi loại đã lớn tiếng kêu lên
rằng đây là một “thất bại” dứt khoát của Đảng chúng tôi. Chúng làm lợi cho chủ
nghĩa đế quốc Pháp và bọn ủng hộ nó vì những người này đi lạc vào hàng ngũ của
chúng tôi không biết được rằng trong quá trình tranh đấu chống một kẻ thù được
tổ chức hơn, được vũ trang tốt hơn thì phong trào không bao giờ đi theo một con
đường đi lên, rằng những thất bại là có thể xảy ra. Mặc thái độ đầu hàng của những
người cơ hội chủ nghĩa đó, Đảng chúng tôi đã vượt qua tất cả những khó khăn, đã
lật đổ tất cả các chướng ngại ngăn cản bước tiến lên phía trước của chúng tôi,
Ban Trung ương của Đảng chúng tôi đã soạn thảo một chương trình hành động của Đảng,
một chương trình của các công hội và các tổ chức khác, đã xác định đúng chiến
lược, sách lược của giai cấp vô sản, những lập trường của các giai cấp và các đảng
đối với cách mạng, những nhiệm vụ của cách mạng, v.v.. Công tác của Đảng chúng
tôi và của các Công hội đỏ, v.v. được tăng cường hơn; một loạt những cuộc bãi
công và biểu dương lực lượng đã được Đảng và các Công hội đỏ lãnh đạo chống thuế,
chống khủng bố, chống chiến tranh đế quốc, chống sự can thiệp của bọn đế quốc đối
với Tàu và Liên Xô, chống việc giảm tiền công, chống sa thải thợ. Các cuộc bãi
công thời gian vừa qua đã lôi cuốn vào cuộc tranh đấu của những công nhân in
Sài Gòn (tháng giêng), những phu lò mổ Chợ Lớn (tháng ba), những người kéo xe
tay Sài Gòn, những người này đã giành được một sự giảm giá thuê xe quan trọng
(tháng tư), những phu kéo xe Gia Định chống thuế mới (tháng tư), những nữ công
nhân Tàu của 13 xưởng dệt khăn mặt ở Chợ Lớn chống việc hạ 50% tiền công. Họ đã
tổ chức một cuộc diễu hành về Sài Gòn trên một quãng dài 7 kilômét và bị cảnh
sát giải tán (tháng tư), những thợ đóng sách nhà in Taxêlanh ở Sài Gòn, các
sinh viên (tháng tư) của Viện Nguyễn An Bôn chống sự dò thám của tên giám đốc
và của một trong những giám thị, các sinh viên của trường Hồng Bàng (Hà Nội).
Những tù chính trị không rời bỏ cuộc tranh đấu. Họ tranh đấu nhiều lần chống những
sự hành hạ dã man của chủ nghĩa đế quốc cho họ ăn uống tồi tệ bằng những cuộc
làm reo tuyệt thực, chống khủng bố. Thường những cuộc làm reo đó họ phải trả
giá bằng cái chết. Do đó 200 tù chính trị ở Kon Tum, 16 ở Pleiku, 8 ở Hải Phòng
đã bị giết. Song song với phong trào công nhân, nông dân trả lời lại những cuộc
chiếm ruộng đất của họ bằng những cuộc tranh đấu rất rộng lớn chống bọn địa chủ
và bọn đế quốc. Các cuộc biểu tình của nông dân diễn ra thường xuyên. Nông dân
Hương Sơn tổ chức một cuộc mít tinh và kết án tử hình một tên mật thám (tháng
ba); 1.400 nông dân Hóc Môn tổ chức ba cuộc diễu hành có cờ và băng đi đầu
tranh đấu chống khủng bố, chống thuế (tháng tư); 2.000 nông dân người Bắc Kỳ ở
Hà Tiên, Bình Thuận tổ chức những cuộc diễu hành tới Sài Gòn (tháng sáu). Những
người Mọi ở miền nam Trung Kỳ nổi dậy mới đây và bị bọn đế quốc Pháp phái những
toán quân lê dương, máy bay đến đàn áp đẫm máu. Điều đó chứng tỏ rằng trong những
điều kiện của cuối thời kỳ ổn định tương đối của chủ nghĩa tư bản mà Quốc tế Cộng
sản coi là thời kỳ quá độ sang một chu kỳ xung đột lớn giữa các giai cấp và giữa
các nhà nước, sang một chu kỳ mới của những cuộc chiến tranh và những cuộc cách
mạng, thì làn sóng cách mạng đang lên của quần chúng, phát sinh từ tình cảnh
không chịu nổi ở trong nước báo hiệu sẽ có những bước tiến khổng lồ. Những thủ
đoạn thông thường để chúng giải quyết cuộc khủng hoảng không đem lại kết quả
trong khi chủ nghĩa đế quốc cho những bọn chủ đồn điền và điền chủ hàng triệu đồng
thì nó lại giảm tiền lương của các viên chức nhỏ xuống tới 30, 40 %, tấn công một
cách dã man vào tiền công của công nhân, hoặc là bằng cách ăn cắp dưới hình thức
cúp phạt, hoặc là bằng cách trả không đều đặn, hoặc là bằng cách không trả cho
họ (các nông dân Hà Tiên), hoặc là bằng cách trả tiền công bằng phiếu (những thợ
gặt Bạc Liêu) và tăng ngày làm việc (những tiểu công chức buộc phải làm việc
chiều thứ bảy). Công nhân và phu bị đuổi hàng loạt. Quá nửa số công nhân bị quẳng
ra đường. Những người còn ở lại trong sản xuất thì bị bóc lột đáng sợ. Một phu
đồn điền, trước cuộc khủng hoảng, chăm sóc một hay hai hécta cao su, nay tám
hécta. Thêm vào đó là sự đánh đập tàn bạo của các cai và bọn chủ. Các phu thường
trốn khỏi các đồn điền mà họ coi là những địa ngục. Trong khi đó chủ nghĩa đế
quốc dành cho “bọn thanh tra những quyền đặc biệt để đàn áp những vụ xúi giục”
(tên Lôbờron tổng thống của nước Cộng hoà Pháp). Do vậy mà một người phu đồn điền
cao su ở Kông Pông Chàm bỏ xí nghiệp đã bị bọn cai Cao Miên bắt và giết ngay
(tháng ba). Các lực lượng liên minh của bọn đế quốc, phong kiến, xã hội – phát
xít và bọn quốc gia cải lương bản xứ đứng lên chống giai cấp vô sản Đông Dương.
Mới đây người ta bày ra đủ các thứ luật hiểm độc nhằm trừng phạt “những ai ngừng
việc không báo trước hai tuần phải nộp phạt 16 francs với sáu tháng tù”, những
ai tiến hành bãi công và lôi kéo người khác bãi công phải nộp phạt 2.000 francs
và hai năm tù. Vì không tháng nào không có bãi công nên bọn đế quốc Pháp ngoài
việc bảo hộ các công đoàn vàng của bọn xã hội – phát xít, đã lập ra các uỷ ban
trọng tài mà các uỷ viên là do bản thân chúng lựa chọn, đưa các nông dân công
giáo Bắc Kỳ vào các tỉnh miền tây Nam Kỳ để chống nông dân ở đây trong trường hợp
nổi loạn. Tất cả điều đó đều chỉ nhằm phá vỡ mặt trận thống nhất công nông.
Chưa một thời kỳ nào chủ nghĩa đế quốc gặp những khó khăn như hiện nay. Thuế má
không còn thu được nữa. Ngân sách chung năm 1932 đã thâm hụt 15 triệu đồng. Việc
chuẩn bị chiến tranh, việc tăng cường bộ máy đàn áp đòi hỏi những chi tiêu lớn.
Để đối phó với tình hình đó, chủ nghĩa đế quốc Pháp tăng các thuế điện thoại,
điện tín, tem thư, sân khấu, điện ảnh, môn bài, bắt giam những người không đóng
thuế và đưa đi làm lao động khổ sai. Để giúp đỡ bọn chủ đồn điền và bọn điền chủ,
chủ nghĩa đế quốc Pháp bắt nông dân làm việc không công như những nô lệ trong
những lĩnh vực được gọi là “làng thực dân”. Sự nổi loạn của nông dân diễn ra
thường xuyên. Chủ nghĩa đế quốc đã lập ở hầu hết mỗi làng những đồn cảnh sát,
đã vũ trang cho bọn địa chủ. Mới đây nó đưa tên vua nhỏ tuổi Bảo Đại trở về
Đông Dương, tăng cường khối liên minh phong kiến, đế quốc, tích cực chuẩn bị
chiến tranh, can thiệp chống Tàu và Liên Xô bằng cách liên minh với Nhật mà đối
với nước này thì nó đã giảm mạnh thuế nhập khẩu sản phẩm Nhật vào Đông Dương
(40-60%) và cho tàu chiến Nhật đến viếng thăm hải phận Sài Gòn và Hải Phòng; bằng
cách tập trung quân ở biên giới Tàu – Bắc Kỳ; bằng cách xây dựng nhiều quân cảng
(Cam Ranh, Cà Mau); bằng cách biến các cảng Sài Gòn và Hải Phòng thành các quân
cảng, bằng cách lập ra nhiều sân bay trong tất cả các vùng của Đông Dương (Cai
Lậy, Biên Hoà, Bạch Mai, Pắc Xế, Viêngchăn, v.v..). Tất cả điều đó được tiến
hành với sự ủng hộ tích cực của bọn xã hội – phát xít và bọn quốc gia cải lương
bản xứ. Các Đảng Lập hiến qua môi giới của Bùi Quang Chiêu4), đã trình bày với
Raynaud trong dịp du hành sang Đông Dương, một chương trình đàn áp;trong chương
trình này tên cầm đầu phái Lập hiến Nam Kỳ đã yêu cầu chủ nghĩa đế quốc Pháp phải:
1/ Tổ chức trong mỗi trung tâm quan trọng những lớp
võ bị.
2/ Vũ trang cho các địa chủ để tranh đấu chống “bọn
cướp”.
3/ Đưa bọn cựu chiến binh bản xứ vào hội đồng kỳ mục
của làng xã.
4/ Gửi lính Bắc Kỳ vào Nam Kỳ và ngược lại.
Bọn cải lương bản xứ trong khi giúp đỡ bọn thầy của
chúng, đã tổ chức ra những hội nghị thảo luận các “vấn đề xã hội” của các hội
thể thao (Hướng đạo đoàn song song với Liên đoàn xạ thủ Nam Kỳ, v.v..).
Những nhiệm vụ của Đảng và của các Công hội đỏ.
Bọn đế quốc Pháp, bọn phong kiến được Liên đoàn xã hội
chủ nghĩa Bắc Kỳ, giai cấp tư sản bản xứ ủng hộ, đã vứt bỏ tất cả những gánh nặng
của cuộc khủng hoảng của nước Pháp cũng như của Đông Dương lên vai những người
lao động Đông Dương; chúng cố gắng vượt qua những khó khăn ngày nay bằng bạo lực,
bằng khủng bố, bằng phản động chính trị. Tình hình hiện thời đặt ra cho Đảng Cộng
sản Đông Dương và các Công hội đỏ những nhiệm vụ đặc biệt nặng nề. Đảng và các
công hội, muốn đặt mình vào vị trí đứng đầu quần chúng, phải lãnh đạo một cuộc
tranh đấu không khoan nhượng chống ảnh hưởng của bọn xã hội – phát xít, của bọn
cải lương bản xứ là những bọn đã thâm nhập vào các giới của công nhân (công
nhân mỏ), các công chức nhỏ (nhân viên thương mại), các vô sản trẻ và các sinh
viên; chống ảnh hưởng của các đảng tiểu tư sản, của bọn tờrốtkít phản cách mạng
là bọn đã mưu toan hoạt động trong giới công chức nhỏ, sinh viên, công nhân và
nông dân (trong các tỉnh tây Nam Kỳ); chống những mưu mô của bọn đế quốc, chống
“cải cách điền địa”, “tín dụng thổ địa”, “những cải cách của Bảo Đại 5) ” chống
những đe doạ can thiệp vào Tàu, Liên Xô; chống việc chuẩn bị chiến tranh nhằm bảo
vệ Tàu, Liên Xô; đòi ân xá tù chính trị, chống khủng bố, chống thuế, chống nợ,
chống lao động khổ sai, đòi tự do báo chí, tự do di chuyển chỗ ở, tự do lập hội,
đòi hợp pháp cho các công hội đỏ, đòi sự giải phóng đầy đủ và toàn bộ Đông
Dương. Tất cả điều đó chỉ có thể được thực hiện bằng một công tác kiên trì, nhẫn
nại bên cạnh quần chúng – khẩu hiệu thời sự nhất hiện nay là chinh phục lòng quần
chúng, củng cố các tổ chức hiện có, tuyển các công nhân vào các công hội của
chúng ta, nông dân nghèo vào các nông hội. Nhiệm vụ chính hiện nay của các Công
hội đỏ là bảo vệ các lợi ích kinh tế, chính trị hằng ngày của công nhân và các
phu đồn điền và của nông dân. Điều đó có nghĩa là đặt lên hàng đầu việc biến đổi
mỗi xí nghiệp thành một pháo đài của chủ nghĩa Bônsơvích; việc tập trung trước
hết hoạt động của chúng ta vào các đồn điền, các mỏ, các xưởng đóng tàu và
phương tiện vận tải. Chỉ có cuộc tranh đấu hằng ngày với một tinh thần liên tục
mới có thể dẫn đến kết quả thành công của các nhiệm vụ đó.
Cuộc kỷ niệm năm thứ ba ngày sinh nhật Đảng diễn ra
trong một không khí chiến tranh và cách mạng, nội chiến trong tất cả các vùng của
thế giới, trong một tình hình mà tất cả các dân tộc Đông Dương đứng lên như một
người duy nhất chống áp bức của bọn đế quốc, của bọn phong kiến, của bọn địa chủ
được bọn xã hội – phát xít và cải lương phản bội bản xứ ủng hộ. Đảng Cộng sản
Đông Dương phải tự đặt mình vào vị trí đứng đầu quần chúng trong cuộc tranh đấu
tiến lên chinh phục lòng quần chúng, để thực hiện cuộc cách mạng phản đế và thổ
địa.
Kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông
Dương muôn năm!
Các Công hội đỏ Đông Dương muôn năm!
Cách mạng Đông Dương muôn năm!
Cách mạng thế giới muôn năm!
Quốc tế Cộng sản muôn năm!
Gửi
“Đông Phương bộ1 và các thuộc địa”
Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Bản dịch từ tiếng
Pháp.
_____
Mời xem lại tài liệu từ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nuớc VN:
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 1).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU
NGHỊ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 2).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 3).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 4).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 5).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 6).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 7).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 8).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU
NGHỊ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 9).
– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU
NGHỊ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945) (phần 10).
No comments:
Post a Comment