Tuesday, June 2, 2015

Những công dân dũng cảm đứng ra khởi kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân (Jenny Li, Epoch Times và Larry Ong, Epoch Times)





Jenny Li, Epoch Times và Larry Ong, Epoch Times 
1 Tháng Sáu , 2015

Các học viên Pháp Luân Công giương biểu ngữ “Đưa Giang ra trước công lý”, trong một buổi tuần hành tại Mahattan ngày 15 tháng 5 năm 2015 . (Edward Dye/Epoch Times)

Lần cuối cùng một người ở Trung Quốc cố gắng gửi đơn kiện Giang Trạch Dân, nguyên lãnh đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc, người này đã bị giam vào ngục tù và chết ở đó vì bị tra tấn. Một người khác đồng ký vào đơn kiện này cũng bị giam 5 năm trong một nhà tù ở Thiên Tân, và những cái răng của người này đã bị nhổ đi hết.

Tuy nhiên, đầu tháng 5, Trương Triệu Sâm, một học viên Pháp Luân Công đã đệ đơn kiện Giang tội hình sự – và anh vẫn sống để kể lại câu chuyện này.

Vào ngày 15 tháng 5, trong khi Tòa án Trung cấp Thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc đang xử Trương về tội “tuyên truyền thông tin về Pháp Luân Công trên mạng”, thì anh đã nộp đơn kiện Giang, theo tin từ Minh Huệ – một trang web luôn truyền tải những tin tức cập nhật nhất về Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Một đại diện của Viện Kiểm sát, cơ quan công tố của nhà nước Trung Quốc, đã chấp nhận các đơn kiện, và Zhang được phép trở về nhà. Đây là một sự kiện lớn gây nhiều chú ý.

Hạ Ích Dương, Giám đốc Cấp cao của Quỹ Hỗ trợ Pháp lý và Nhân quyền, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, D.C đã từng kiện các quan chức Trung Quốc ở nước ngoài, cho biết: “Tôi không nhớ rõ là trước đây đã từng có điều gì như thế này được xảy ra chưa”.

Cho dù Viện Kiểm sát có hay không việc tiến hành nhiều bước xa hơn nữa để chống lại Giang, nhưng thực tế, cái chuyện mà anh Trương Triệu Sâm đã có thể trở về nhà là tín hiệu rất đáng mừng. Vì trước đây, việc trông cậy vào công lý để kiện Giang Trạch Dân đã dẫn đến những hậu quả chết người.

Trường hợp cuối cùng, vào ngày 25 tháng 8 năm 2000, các học viên Pháp Luân Công tên Chu Khắc Minh và Vương Kiệt đã gửi đơn kiện lên Toà án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Khoảng 2 tuần sau khi nộp đơn, Chu và Vương đã bị bắt. Một năm sau đó, ông Vương đã chết trong tù vì những thương tích bên trong khi bị tra tấn tại trại giam. Và Chu, một công dân và là doanh nhân Hồng Kông, đã bị nhốt tại nhà tù Thiên Tân trong vòng 5 năm, và gần như đã bị nhổ hết răng của mình trong quá trình tra tấn. Khi ở trong tù, ông vẫn cố gắng để kiện Giang nhiều lần hơn nữa.

Giang Trạch Dân đang bị kiện vì tội ác phát động và duy trì cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 16 năm trời.

Cuộc bức hại

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc đàn áp sâu rộng đối với Pháp Luân Công, một một môn tu luyện thiền định truyền thống của Trung Quốc, trong đó các học viên luyện những bài tập nhẹ nhàng và sống theo các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn.
Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân là người đứng đằng sau chiến dịch này, ông ta đã sử dụng vai trò của mình là người đứng đầu của ĐCSTQ để buộc các thành viên khác cam kết trung thành với ông ta, và tiến hành cuộc đàn áp chống Pháp Luân Công. Với sự hỗ trợ của nhiều cán bộ chủ chốt trong hệ thống an ninh và tuyên truyền, ông ta bắt đầu tiến hành tuyên truyền rợp trời dậy đất để phỉ báng Pháp Luân Công trong lãnh thổ Trung Quốc và cả nước ngoài, đồng thời khơi mào những cuộc bắt giữ và tra tấn các học viên trên quy mô rất lớn.
Vào năm 1999, một số lý do đã được đưa ra để tiến hành chiến dịch đàn áp này, một trong số đó là do bắt nguồn từ lòng đố kỵ và sự sợ hãi của Giang. Vì Pháp Luân Công được đông đảo quần chúng nhân dân yêu thích, ước tính có khoảng 70 triệu đến 100 triệu học viên, nhưng khi đó ở Trung Quốc chỉ có 63 triệu Đảng viên. Và Pháp Luân Công đã bị xem như là một đối thủ cạnh tranh đối với lòng trung thành của nhân dân. Giang đã cho thành lập Phòng 610 – một cơ quan an ninh của ĐCSTQ nằm ngoài vòng pháp luật, để tự mình phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

Dựa theo trang web Minh Huệ (minghui.org), trang web chuyên theo dõi chặt chẽ hậu quả của cuộc đàn áp này, thì cho đến nay, hơn 3.800 học viên đã chết vì bị tra tấn và cưỡng bức. Do khó khăn trong việc có được thông tin từ chính quyền Trung Quốc, nên số lượng thực sự của những cái chết như vậy được cho là còn cao hơn rất nhiều lần. Hàng trăm nghìn người khác vẫn đang bị giam giữ trong tù, các trung tâm tẩy não, và trong các trại lao động.
Chiến dịch của Giang đã dẫn đến việc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù với quy mô rất lớn. Các nhà nghiên cứu xác định rằng  tỉ lệ cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã tăng vọt kể từ năm 2000. Hai nhà nghiên cứu người Canada ước tính đã có 60.000 học viên bị giết để lấy nội tạng từ năm 2000 đến 2008. Trong khi Ethan Gutmann, tác giả của cuốn sách mới nhất “Cuộc Tàn Sát” (The Slaughter), một công trình khảo sát kỹ lưỡng về vấn đề thu hoạch nội tạng, cho rằng việc thu hoạch nội tạng vẫn đang được tiếp tục, ít nhất thì nó đã kéo dài đến năm 2013.

Đầu năm nay, Tổ chức Thế giới Điều tra Bức hại Pháp Luân Công, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã công bố một đoạn ghi âm từ một cuộc gọi điện thoại với một quan chức quân sự cấp cao, trong đó quan chức này đã khẳng định rằng việc tiến hành mổ cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công là làm theo lệnh của “Chủ tịch Giang”.

Làn sóng tố cáo

Bốn ngày trước khi công tố viên nhận được thư tố cáo của Trường Triệu Sâm, thì toàn bộ hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của Giang đã được gửi đến Tòa án Tối cao của Trung Quốc và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thông qua hình thức chuyển phát nhanh. Vào ngày 20 tháng 5, 5 học viên Pháp Luân Công khác tại Hà Bắc cũng gửi chung một đơn tố cáo chống lại Giang, theo trang Minh Huệ.

Biên nhận 3 lá đơn của Trương Triệu Sâm gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đến cho Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. (ảnh từ en.minghui.org)

Cùng thời điểm này, nhiều nạn nhân khác của chiến dịch đàn áp cũng đã xúc tiến các việc tương tự [gửi đơn kiện] trên khắp Trung Quốc. Chu Hợp Phì – một cựu quan chức làm việc tại Viện Giáo dục ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, đã gửi đơn khiếu nại hình sự lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để buộc tội Giang vào ngày 16 và 19 tháng 5.

Ở Yên Đài, một thành phố phía đông bắc Trung Quốc ở tỉnh Sơn Đông, vợ của kỹ sư phần mềm cao cấp Trâu Đắc Dung đã gửi đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Tối cao, Hội đồng Nhà nước và các cấp Tòa án thuộc thành phố Bắc Kinh nhằm cáo buộc Giang Trạch Dân đã khởi xướng và duy trì một cuộc đàn áp dài kéo dài suốt 16 năm qua.

Mặc dù ở trong tù và đã 6 lần thất bại khi kiện Giang, nhưng ông Chu Khắc Minh vẫn lập ra kế hoạch để tiếp tục gửi đơn kiện. Ông nói với thời báo Đại Kỷ Nguyên ngôn ngữ tiếng Hoa rằng ông sẽ gửi đơn khiếu nại lên Tòa án Tối cao của Trung Quốc, cũng như Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan quyết sách cao nhất của chính quyền này.

Cho đến lúc này, chưa có trường hợp nào trong số các hồ sơ kiện do cá nhân đứng tên này bị sách nhiễu hay nằm trong mục tiêu của lực lượng an ninh – một chuyển biến lớn lao so với một thập niên trước đây.







No comments: