Nguyễn Đình Cống
12/06/2015
Thư
ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCS VN
Mấy ngày qua (từ 7 đến 10 tháng 6 năm 2015) trang
Bauxite liên tục đăng chương cuối tiểu thuyết LŨ của Nguyễn Trung, trong đó mấu
chốt là cuộc đối thoại giữa đại diện lãnh đạo ĐCS VN với đại diện của doanh
nhân và trí thức. Ý kiến tổ chức đối thoại công khai về tình hình đất nước giữa
các quan điểm khác nhau là một đề xuất rất hay. Vừa rồi Lê Hồng viết bài “ Về một
số quan điểm xuyên tạc Chủ nghĩa Mác Lê nin”, đăng báo QĐND, mà nội dung chủ yếu
là chống lại những phê phán bị cho là xuyên tạc, đồng thời bảo vệ sự
trong sáng và hoàn hảo của chủ nghĩa đó. Nhân việc này Đỗ Như Ly có đề nghị TBT
báo QĐND mở cuộc tranh luận trên báo về đúng sai của CNML. Tranh luận trên báo
( bút chiến) cũng là việc làm tốt, nhưng sẽ tốt hơn khi tổ chức được nhiều cuộc
đối thoại như đề xuất của tác giả tiểu thuyết LŨ.
CNML, ban đầu nhờ vào sự tuyên truyền ngụy biện mà
mê hoặc được một số khá đông nhân dân ở một số nước chậm tiến, đã đưa Đảng Cộng
sản lên cầm quyền ở một số nước, nhưng càng ngày càng lộ rõ những độc hại.
Vì thế mà Liên Xô và các nước Đông Âu từ bỏ nó. Đảng CS Trung Quốc bên ngoài vẫn
nói theo CNML nhưng thực chất cũng đã từ bỏ nó. Ở VN, trong khi có một số
người thấy rõ sự độc hại của CNML, đề nghị từ bỏ (người phản biện)
thì những người lãnh đạo của ĐCS VN tuyên bố dứt khoát vẫn kiên trì (người
bảo vệ). Việc này gây ra một vài thắc mắc : 1- Có thể những người bảo vệ thấy
rõ cái hay, cái đúng của CNML nhưng chưa có dịp thuyết phục những người phản biện,
giúp họ cũng thấy được như mình. 2- Có thể những người bảo vệ cũng đã thấy cái
độc hại của CNML nhưng vì một lý do nào đó mà phải che giấu sự thật, dùng dối
trá để lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin.
Tôi đã hỏi một vài thầy giáo dạy môn CNML rằng họ có
thật sự tin vào những điều họ giảng dạy cho sinh viên hay không. Phần nhiều
đánh trống lảng, không trả lời, vài người cho rằng họ chỉ thuyết trình lại những
điều đã viết trong giáo trình đã được thông qua. Tôi chưa nghe có ai nói là họ
thật sự tin vào điều họ từng giảng dạy. Mà họ, cũng không có ai đề nghị tôi giải
thích vì sao tôi lại kết luận là CNML chứa nhiều độc hại.
ĐCS VN chuẩn bị Đại hội 12. Để góp ý cho ĐH có một số
đề nghị cải cách thể chế mà mấu chốt là từ bỏ CNML. Tôi nghĩ sẽ rất có lợi cho
Đại hội nếu ngay từ bây giờ tổ chức được các đối thoại để xem Đảng nên tiếp tục
với CNML như thế nào là hay nhất. Trong các cuộc bầu tổng thống Mỹ, cuộc đối
thoại công khai giữa 2 ứng viên vẫn là điều hấp dẫn cử tri. Tổ chức đối thoại về
CNML cũng nên công khai và truyền hình cho toàn dân biết. Tuy vậy khi lãnh đạo
Đảng chưa có đủ sự tự tin nhưng thực tâm muốn tìm chân lý thì có thể
tạm tổ chức đối thoại kín. Muốn đối thoại có hiệu quả thì Bộ Chính trị cử ra
người giỏi lý luận nhất trong Đảng (ví dụ như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
hoặc Trưởng ban tuyên giáo Đinh Thế Huynh ). Đại diện cho người phản biện sẽ do
các tổ chức dân sự hiệp thương bầu chọn dựa trên sự ứng cử và đề cử dân chủ.
Kiên quyết không chấp nhận kiểu đối thoại hình thức, theo kịch bản dàn dựng sẵn
nhằm lừa bịp dư luận.
Đơn vị tổ chức đối thoại tốt nhất là Ban tuyên giáo
của Đảng. Nếu BTG không tiện trực tiếp thì chỉ đạo cho Viện Hàn lâm khoa học xã
hội hoặc Tổng hội Khoa học Kỹ thuật thực hiện. Việc này là để thiết thực hưởng ứng
lời phát biểu, lời đặt hàng của Tổng bí thư trong Đại hội Liên hiệp các hội
KHKT (ngày 5 tháng 6 năm 2015) về phản biện của trí thức. Đối thoại ban đầu nên
tổ chức tại Hà Nội, sau đó nên phát triển ra các địa phương. Những đại biểu được
bầu đi dự đại hội nên tham dự các cuộc đối thoại này.
Ngoài cuộc đối thoại với chủ đề “Đúng, sai của CNML,
nên theo hay nên bỏ” thì còn 2 vấn đề rất lớn cũng nên tổ chức đối thoại.
Vấn đề 1- Tình hình thực sự của đất nước và giải
pháp, đó là những vấn đề mà Nguyễn Trung đã công bố trong tiểu thuyết LŨ. Nguyễn
Trung sẽ là người đại diện chính cho trí thức và doanh nhân, ngoài ra ông có thể
hợp tác với những đại biếu được lựa chọn, trong đó có đại diện của 61 đảng viên
kỳ cựu đã viết thư gửi ĐH 12..
Vấn đề 2- Vấn đề “ Cải cách toàn diện để phát triển
đất nước” theo ý kiến của nhóm các trí thức Việt kiều (Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến
Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh
Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương
Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm). Ban tổ chức mời một số hoặc toàn thể các
trí thức trong nhóm tham gia đối thoại.
Tôi nghĩ rằng khi lãnh đạo Đảng còn tự tin vào sự
chính nghĩa và bản lĩnh của mình thì không những không sợ đối thoại công khai
mà còn chủ động tổ chức được càng nhiều đối thoại trước khi khai mạc Đại hội 12
càng tốt, có nhiều đại biểu của ĐH tham dự đối thoại càng tốt. Sợ hãi và trốn
tránh đối thoại công khai về tình hình đất nước chỉ chứng tỏ sự yếu kém về
chính nghĩa và bản lĩnh.
N.Đ.C
Tác giả gửi BVN
---------------------------
Lũ
(tiểu thuyết)
*
Nguyễn
Khắc Mai
Viet Studies 12-6-2015
--------------------------------
XEM THÊM NHỮNG BÀI VIẾT CỦA GS NGUYỄN ĐÌNH CỐNG :
Facebook
Nguyễn Đình Cống
No comments:
Post a Comment