Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày 06-06-2015
Thành
phố Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức chuyến du lịch Trường Sa đầu tiên vào
ngày 22/06/2015. Theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện
Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales, biện pháp này nằm trong số các sách lược «
phi đối xứng » mà Việt Nam sử dụng để thách thức yêu sách « chủ
quyền không thể chối cãi » của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn nhanh qua thư điện tử của Ban Tiếng
Việt RFI, Giáo sư Thayer đã xem sáng kiến du lịch Trường Sa của Việt Nam là một
cách khác nhằm khẳng định chủ quyền trong khu vực.
Thayer
: Tour du lịch đến quần đảo Trường Sa là một hành động
kín đáo khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Các chuyến du lịch này cũng nhằm trắc
nghiệm phản ứng của Trung Quốc sau khi quan hệ bình thường Việt-Trung vừa được
tái khởi động.
Nếu tàu chấp pháp trên biển của Trung Quốc can thiệp
hoặc sách nhiễu tàu du lịch Việt Nam, thế giới sẽ coi đấy là một mưu toan cản
trở thương mại hợp pháp. Nếu Trung Quốc không phản ứng, Việt Nam sẽ cảm thấy
yên tâm phần nào.
Trong trường hợp Trung Quốc phản ứng bằng cách sách
nhiễu tàu du lịch Việt Nam, Việt Nam chờ đợi là nước ngoài sẽ can thiệp về mặt
chính trị nhân danh Việt Nam.
RFI
: Tại sao Việt Nam lại tổ chức du lịch Trường Sa vào
lúc này ?
Thayer
: Trung Quốc đang bị nêu bật vì các hành động nạo vét
đáy biển và rạn san hô để tạo ra các hòn đảo nhân tạo. Trung Quốc đã phản công
bằng cách biện minh rằng họ chỉ hành động trong vùng thuộc chủ quyền của mình.
Đây là cơ hội giúp Việt Nam trắc nghiệm phản ứng của
Trung Quốc – Liệu Trung Quốc có muốn bị thêm quảng cáo bất lợi hay là họ kiềm
chế các hành động khiêu khích để trấn an Việt Nam ?
Các hoạt động du lịch không tác hại cho uy tín của
chính quyền trung ương tại Hà Nội, vì về hình thức đó là sáng kiến của chính quyền địa phương tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
RFI
:Du lịch Trường Sa là một sáng kiến khôn ngoan ?
Thayer : Việt Nam luôn luôn phải sử dụng chiến thuật thông minh trong việc đấu
tranh chống lại Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sáng kiến này
là một « thách thức phi đối xứng », nhắm vào tuyên bố của Trung Quốc
về « chủ quyền không thể tranh cãi »của họ trên Biển Đông.
Sáng kiến du lịch này không phô trương, và uy tín của chính phủ Việt Nam sẽ chỉ được
nâng cao dưới mắt người dân trong nước. Tuy nhiên cũng có rủi ro. Nếu Trung Quốc
sử dụng các chiến thuật thô bạo, và buộc Việt Nam lùi bước, điều đó có thể gây
phản ứng ngược trong dư luận trong nước.
Đưa lên bàn cân thì đây có vẻ là một sáng kiến thận
trọng và không mang tính khiêu khích.
-----------------------------
Trọng Thành - RFI
Đăng ngày 06-06-2015
Hôm
nay 06/05/2015, theo Reuters, lực lượng tuần duyên Đài Loan đã đưa vào sử dụng
hai tàu hải cảnh lớn nhất, trọng tải 3.000 tấn. Một trong hai chiếc tàu sẽ được
điều đến đảo Ba Bình, ở Trường Sa, khu vực căng thẳng đang dâng cao, đặc biệt
sau việc Trung Quốc tăng tốc mở rộng nhiều đảo tranh chấp và đưa vũ khí hạng nặng
tới khu vực này, theo cáo buộc của Hoa Kỳ.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) có mặt
trên một trong hai chiếc tàu, tham gia hoạt động diễn tập cứu nạn tại khu vực
ngoài khơi cảng Kaoshiung (Cao Hùng), phía nam đảo quốc. Hiện tại, Đài Loan
đang gấp rút hoàn thành cảng mới tại đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba, Đài
Loan gọi là đảo Thái Bình). Hai tàu hải cảnh nói trên đều có thể vào được cảng
mới, dự kiến sẽ hoàn thành trước cuối năm nay. Ba Bình, rộng 46 ha, là đảo tự
nhiên lớn nhất của quần đảo Trường Sa. Kể từ năm 2000, lực lượng tuần duyên Đài
Loan trực tiếp làm nhiệm vụ tại đảo nói trên.
Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Vương Sùng Nghi (Wang
Chung-yi), người đứng đầu lực lượng tuần duyên Đài Loan cho hay : « Khả
năng phòng ngự của đảo Thái Bình sẽ được cải thiện », sau khi cảng mới
nói trên và đường băng cho máy bay hạ cánh dài 1.200 mét được hoàn tất.
Ngược với các nước như Philippines và Việt Nam, Đài
Loan gần như hoàn toàn tránh đối đầu với Trung Quốc trong các tranh chấp tại Biển
Đông, mà yêu sách đường chữ U chiếm gần trọn diện tích vùng biển này của Bắc
Kinh khiến các láng giềng bất bình và gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Chính
quyền Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh phản loạn, và đe dọa sẽ dùng vũ lực lấy
lại đảo này, nếu Đài Bắc tuyên bố độc lập. Trên thực tế, bất chấp các mâu thuẫn
giữa hai bờ eo biển Đài Loan, Bắc Kinh và Đài Bắc có cùng chung quan điểm đòi hỏi
chủ quyền đường chữ U (cũng còn gọi là « đường lưỡi bò »).
Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông gia tăng,
ngày 26/05, Tổng thống Đài Loan đưa ra đề nghị yêu cầu tất cả các bên tranh chấp
tạm ngưng đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, để đàm phán. Đầu tháng này, lãnh đạo
đảng đối lập Dân Tiến của Đài Loan – đảng có khả năng chiến thắng trong cuộc bầu
cử sắp tới tại đảo quốc – có chuyến công du Hoa Kỳ, để tranh thủ sự ủng hộ của
chính giới Mỹ. Theo Want China Times - một báo Đài Loan được đánh giá là thân Bắc
Kinh - vấn đề Biển Đông là chủ đề quan trọng nhất trong cuộc thảo luận giữa bà
Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), Phó chủ tịch đảng Dân Tiến, với các nghị sĩ Hoa Kỳ
hôm thứ Ba tuần này.
---------------------------------
Thanh Phương - RFI
Đăng ngày 06-06-2015
Theo
báo chí Nhật, các lãnh đạo nhóm G7 sẽ bày tỏ mối quan ngại của họ về mọi hành động
đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở Bìển Đông và Biển Hoa Đông trong bối cảnh
căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng châu Á.
Nhật báo Yomiuri số ra ngày hôm nay, 06/06/2015, cho
biết là vào cuối cuộc họp thượng đỉnh, sẽ diễn ra trong hai ngày 07 và
08/06/2015 tại Đức, các nhà lãnh đạo nhóm G7, tức là nhóm 7 nước công nghiệp
phát triển hàng đầu, sẽ ra một bản tuyên bố kêu gọi duy trì trật tự quốc tế ở
các vùng biển, dựa trên pháp luật quốc tế. Nhưng bản tuyên bố của G7 sẽ không
nêu tên quốc gia nào.
Trung Quốc hiện đang bị quốc tế chỉ trích về các
công trình xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Căng thẳng giữa Trung Quốc
với Việt Nam cũng đang nổi lên do việc chính quyền thành phố Sài Gòn cho phép mở
tuyến du lịch đến quần đảo Trường Sa kể từ ngày 22/06/2015. Hôm qua, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng hành động này của phía Việt Nam «
vi phạm chủ quyền của Trung Quốc » ở vùng Biển Đông.
Cách đây một năm, các lãnh đạo nhóm G7 cũng đã từng
bày tỏ mối quan ngại về căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trên
vấn đề khai thác tài nguyên trên vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, yêu cầu các
bên không được dùng vũ lực.
BBC 6-6-2016
No comments:
Post a Comment