Andrew Browne - Wall Street Journal 02-06-2015
Người dịch: Trần Văn Minh
Posted by adminbasam on
04/06/2015
Ở
vào thế giành quyền kiểm soát “hồ” của mình, Trung Quốc rút lại
sự khoan dung lâu dài dành các nước láng giềng.
Đô đốc Trung Quốc,
ông Tôn Kiến Quốc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại
Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần này. Đô đốc Tôn cho biết, Trung Quốc đã
‘kiềm chế hết mức’ ở Biển Đông. Ảnh: AFP / Getty Images
SINGAPORE—Cách Trung Quốc xem các tranh chấp chủ quyền
đang sôi động ở Biển Đông, rằng sự nhẫn nại của họ đã đi quá xa.
Các nước nhỏ hơn ở quanh vùng biển gồm Việt Nam,
Philippines và Malaysia đã thách thức sự kiên nhẫn của Bắc Kinh bằng cách đưa
ra các tuyên bố chủ quyền trên nhiều đảo nhỏ, công trình xây dựng trên các đảo
này và thăm dò năng lượng ở vùng biển xung quanh. Thật vậy, những hành động này
đi trước bất kỳ hành động nào của Trung Quốc. Nhưng sự khoan dung cũng có giới
hạn.
Cảm nghĩ về tính chính đáng này đã dẫn Trung Quốc tới
dự án xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa, mà hiện nay là tâm điểm của một cuộc
khủng hoảng đang gia tăng trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.
Và điều này đến từ một quan điểm lịch sử xa xưa.
Trung Quốc chỉ đơn thuần trả lại những gì họ gọi là “vùng biển gần” của họ cho
nhà nước mà họ tin rằng nhà nước này đã hiện hữu hàng ngàn năm – như là một cái
“hồ” của Trung Quốc – trước kỷ nguyên chủ nghĩa thực dân xâm chiếm.
Ngày nay, sau khi Trung Quốc bỏ sau lưng cuộc nội
chiến, sự xâm lược của Nhật Bản và các xáo trộn khác, và sau bốn thập niên tăng
trưởng kinh tế ngoạn mục, cuối cùng họ đã đủ mạnh để đứng thẳng lên dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Còn xa với cách hành xử như một quyền lực xét lại với
tham vọng quân sự để thống trị, trong cách tính toán của Trung Quốc để mở rộng
các rạn san hô và đá thành các pháo đài tiềm năng là một hành động cứu chuộc với
lịch sử.
Một cách ngắn gọn, các hoạt động nạo vét của Trung
Quốc không phá vỡ sự cân bằng, Trung Quốc khôi phục lại nó.
Bên ngoài, quan điểm chung này giúp giải thích tuyên
bố bất thường của Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại hội nghị an ninh quan trọng ở
Singapore vào cuối tuần trước.
Khi chính ông nói tới vấn đề nằm trong tâm trí của tất
cả mọi người tại Đối thoại Shangri-La – việc Trung Quốc xây dựng 2.000 mẫu đất
trên lãnh thổ giữa biển trong vòng 18 tháng qua (tương đương với 1.500 sân bóng
bầu dục) – Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tuyên bố rằng, nước ông đang
thực sự kiềm chế.
Ông nói, “Trung Quốc đã kiềm chế hết sức”.
Không đếm xỉa tới lời kêu gọi của ông Ash Carter, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ, nên ngừng công việc mở rộng, là đe dọa ưu thế quân sự của
Mỹ và đẩy qua hết một bên quốc gia Á châu này đến quốc gia khác, đến nỗi các
lãnh đạo quân đội và an ninh của họ than phiền rằng Trung Quốc đang đe dọa hòa
bình, Đô đốc Tôn khẳng định rằng các hoạt động xây dựng là “hợp pháp, chính
đáng và hợp lý”.
Đô đốc Tôn đã không tiếp tục giải thích những gì
Trung Quốc có thể sẽ làm nếu họ không tự kềm chế.
Tuy nhiên, câu hỏi này là gốc rễ của sự lo lắng hiện
nay đang chi phối châu Á. Nếu một công cuộc xây dựng thả cửa với mức độ chưa từng
thấy mà gọi là kiềm chế, thì sự không kiềm chế sẽ như thế nào?
Bởi vì các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc
quá rộng lớn – gần như toàn bộ Biển Đông và tất cả các thực thể biển – nỗi lo sợ
trong vùng Đông Nam Á là Trung Quốc đang tạm thời đè nén sự thôi thúc cho việc
kiểm soát toàn bộ cái “hồ” của họ và các tuyến đường biển trong đó.
Bằng cách thúc giục Việt Nam ngưng các công trình cải
tạo đảo của mình trong khu vực, ông Carter cho thấy rằng ông hiểu rất rõ mối
nguy hiểm khi mà sự kiên nhẫn của Trung Quốc có thể chấm dứt.
Nhiều nước trong khu vực tin rằng chỉ là vấn đề thời
gian trước khi Trung Quốc tuyên bố kiểm soát bầu trời bằng cách thiết lập một
khu vực phòng thủ không gian, giống như điều mà họ đã tuyên bố trên biển Hoa
Đông – một hành động mà Đô đốc Tôn không loại trừ. Một hành động như vậy “sẽ phụ
thuộc vào vấn đề nếu an ninh hàng hải của chúng tôi bị đe dọa”, ông nói.
Trung Quốc đã khẳng định quyền điều khiển tất cả các
hoạt động đánh bắt cá trong khu vựcBiển Đông. Và họ xem toàn bộ khu vực này là
một phân khu hành chánh của đảo Hải Nam, một lệnh điều hành của chính phủ [TQ]
tiến xa về phía nam, tới tận Indonesia.
Thêm nữa, Trung Quốc lựa chọn những khía cạnh của luật
pháp quốc tế hỗ trợ cho trường hợp của họ và phớt lờ những điều không hỗ trợ. Mặc
dù họ ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng họ chưa bao giờ nêu ra yêu
sách biển dựa theo luật đó.
Tháng trước, hải quân Trung Quốc đã cố gắng xua đuổi
một máy bay do thám của Mỹ mang theo một đội thu hình của CNN tiếp cận đá Chữ
Thập, một trong những công trình xây dựng lớn nhất. “Hãy đi khỏi!” một nhân
viên phát thanh của hải quân Trung Quốc la lớn.
Máy bay P-8 Poseidon đã bị cảnh báo đang tiến tới một
“khu vực báo động quân sự” – một dạng không phận không có cơ sở pháp lý. Lời cảnh
báo này chỉ ra rằng Trung Quốc hẳn có ý định sử dụng công trình xây cất để tăng
cường kiểm soát bầu trời trên Biển Đông và các tuyến đường biển, tuyến đường chứa
hơn một nửa thương mại thế giới.
Thựa ra, sự nhập nhằng là một chiến thuật có chủ ý của
Trung Quốc. Một đường chín đoạn xuất hiện trên bản đồ của Trung Quốc xung quanh
Biển Đông, cho thấy quyền sở hữu của Trung Quốc không bao gồm bất kỳ tọa độ
nào. Cũng như Trung Quốc chưa từng giải thích về cơ sở pháp lý của bản đồ.
Dù vậy, không phải ai cũng tin rằng Trung Quốc có ý
định áp đặt các tuyên bố chủ quyền của họ tới cùng.
Viết trên báo Straits Times của Singapore tuần này,
ông Vương Canh Vũ (Wang Gungwu), một giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore và
là một học giả hàng đầu về triều đình Trung Quốc, biện giải rằng Trung Quốc
chưa bao giờ mong muốn trở thành một đế chế hàng hải. Các chuyến hải hành 600
năm trước của thái giám Đô đốc Trịnh Hòa là một điều khác thường.
Không giống như Anh và Mỹ, là những nước xây dựng vị
thế siêu cường thông qua sức mạnh hải quân, Trung Quốc có truyền thống tìm kiếm
quyền lực thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ.
Ông Vương viết: “Vấn đề chính của Trung Quốc là làm
thế nào để thuyết phục các nước láng giềng rằng họ không có ý định chuyển từ quả
quyết tới áp chế”.
Trong lúc
này, Mỹ và các đồng minh Á châu chỉ còn phỏng đoán sự tự kiềm chế của Trung Quốc
sẽ kéo dài bao lâu. Các cuộc tranh luận tại Washington về việc liệu sự kiềm chế
của Trung Quốc cần được khuyến khích thông qua ngoại giao và kêu gọi tuân thủ
các nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực quốc tế, hoặc áp đặt bằng vũ lực. Dù bằng
cách nào đi nữa, sự kiềm chế không thể xem như mặc định.
No comments:
Post a Comment