Wednesday, April 4, 2012

QUAN ĐIỂM CHÍNH THỨC CỦA HOA KỲ về VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM (VOA)



VOA
Thứ Ba, 03 tháng 4 2012

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Kể từ khi bình thường hóa bang giao năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã mở rộng đáng kể tầm cỡ của mối quan hệ trong nhiều lãnh vực gồm thương mại, an ninh, môi trường, y tế và hợp tác cấp vùng. Tuy nhiên tiến bộ trong vấn đề nhân quyền tiếp tục trì chậm ở quốc gia đông nam Á này.

Những luật lệ lời lẽ mơ hồ được thông qua gọi là để bảo vệ an ninh quốc gia vẫn được dùng để hăm dọa, và trong nhiều trường hợp, để tống giam những nhà hoạt động chính trị và tôn giáo bằng phương cách ôn hòa.

Ngoại trưởng Hillary Clinton và các giới chức cao cấp khác của Hoa Kỳ đã khẳng định rõ là tiến bộ về nhân quyền là điều cần thiết để xây dựng những quan hệ mật thiết hơn giữa hai quốc gia.

Trong một trong những vụ vi phạm nhân quyền mới nhất, Mục sư của một hội thánh Tin lành bị đặt ra ngoài vòng pháp luật đã bị kết án 11 năm tù vì bị cho là gieo rắc chia rẽ giữa chính phủ cộng sản Việt Nam và nhân dân.

Mục sư Nguyễn Công Chính 43 tuổi, đã bị khép tội phá hoại chính sách đoàn kết của chính phủ tại phiên xử ông trong tỉnh Gia Lai ở cao nguyên Trung phần.

Chính phủ Việt Nam vẫn siết chặt kiểm soát ở nhiều lãnh vực của xã hội dân sự và không chấp nhận những nỗ lực thiết lập một môi trường chính trị dung chấp hơn.

Tòa khép mục sư Chính vào tội danh chủ mưu và phát tán các tài liệu bị coi là lăng mạ nhà cầm quyền. Các công tố viên cũng nói ông cộng tác với “các nhóm phản động” và xúi giục dân thiểu số phạm những hành vi sai trái.

Hoa Kỳ hết sức lo ngại về vụ bắt giữ, kết tội và khép án tù Mục sư Chính. Vụ án này phản ánh tình trạng nhân quyền suy thoái trầm trọng hơn tại Việt Nam.

Hoa Kỳ đòi Việt Nam công bố mọi sự thật trong vụ án này vì lợi ích của tính minh bạch và trách nhiệm của tư pháp.

Nếu bang giao giữa hai quốc gia được xây dựng trên tiến bộ đáng kể mà đôi bên đã đạt được trong các quan hệ song phương, cải thiện và có mức độ tôn trọng nhân quyền lớn hơn ở Việt nam là điều cần thiết.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hối thúc Việt Nam cho phép các công dân của họ hành xử những quyền làm người được quốc tế công nhận.

* Bài xã luận "Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam" phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ



.
.
.

No comments: