Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-12-11
Sau 10 ngày không có tin tức, tuần trước gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết bà hiện đang bị giữ tại cơ sở giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc.
Giữa lúc có quan ngại cho rằng việc này sẽ là một “đòn răn” cho những người biểu tình, nhiều người vẫn kiên định việc “Sống và làm việc theo pháp luật”. Quỳnh Chi tường trình.
Chị Bùi Thị Minh Hằng tại khu vực Nhà Thờ Đức Bà, Sài Gòn với biểu ngữ cầm tay phản đối việc bắt giữ người biểu tình ủng hộ luật biểu tình và đeo khăn quàng Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam ngày 27/11/2011. Photo courtesy of chuacuuthe.com
Quyết định 5225
Giấy thông báo tiếp nhận bà Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng) đóng dấu bưu điện ngày 1 tháng 12 và đến được nhà của bà tại Vũng Tàu vào ngày 7 tháng 12. Nội dung văn bản khá ngắn gọn, bao gồm ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú của bà Hằng cũng như địa chỉ CSGD Thanh Hà. Đại ý, văn bản này thông báo cho anh Bùi Trung Nhân, con trai út của bà Hằng rằng thời gian được giáo dục ở trại sẽ là 24 tháng, mức cao nhất đối với người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Đặc biệt, văn bản cho biết việc tiếp nhận này “theo Quyết định số 5225 ngày 08 tháng 11 của UBND thành phố Hà Nội”.
Theo anh Bùi Trung Nhân, anh hoàn toàn bất ngờ khi nhận thông báo này và sẽ tìm hiểu về mặt pháp lý:
“Theo em được biết thì những người bị đưa vào những trại giáo dục như thế thường là những thành phần gây mất trật tự xã hội trong một thời gian dài, hoặc là những thành phần tệ nạn xã hội. Em không nghĩ mẹ em lại bị quy vào những thành phần như thế.
Em cũng chưa thực sự biết được mẹ có hành vi gì mà lại bị nhận quyết định ấy. Cho nên em cũng đang liên hệ với các luật sư để làm rõ việc này”.
Xét về hình thức, việc một văn bản chỉ mang số mà không kèm theo một mã số khác như ký tự mô tả văn bản và cơ quan ban hành văn bản là việc không thường xuyên xảy ra nếu không muốn nói là bất thường. Theo điều 13 của nghị định số 76/2003/NĐ-CP quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, quyết định phải nêu rõ người ký và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đưa vào CSGD.
Anh Lê Dũng, người tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trong mùa hè vừa qua cho biết:
“Quyết định ấy mang số 5225 của UBND TP Hà Nội. Ngay cả Nhân và chúng tôi cũng chưa thấy ở đâu cả. Chính vì thế mà Nhân quyết định ra Hà Nội để tìm hiểu xem ai là người trực tiếp ký và quyết định ấy căn cứ vào cơ sở pháp lý nào”.
Giấy thông báo chính thức việc đưa Bùi Hắng vào CSGD 2 năm. Hình do thính giả RFA gởi.
Sau khi có thông tin chính thức của giấy thông báo gởi từ CSGD Thanh Hà cho gia đình bà Bùi Hằng, một số ý kiến cho rằng việc một người tham gia biểu tình bị bắt vào trại giáo dục nhân phẩm sẽ khiến giới biểu tình lo lắng bởi bất cứ ai trong số họ cũng có thể là nạn nhân kế tiếp của các trung tâm giáo dục nhân phẩm. Tuy nhiên, có lẽ đó chỉ là suy luận.
Chia sẻ về quan ngại này, anh Lê Dũng cho biết:
“Thật ra chúng tôi cũng không ngại chuyện ấy bởi việc của chính quyền thì họ cứ làm thôi và cả thế giới biết việc ấy. Việc đưa chị Minh Hằng vào CSGD thì không đủ cơ sở pháp lý thuyết phục. Tuy nhiên, họ muốn làm gì là quyền của họ và chúng tôi cứ làm những gì mình suy nghĩ là đúng”.
Nội dung thông báo của CSGD Thanh Hà cũng có nhiều điểm đáng bàn cãi và cần được tìm hiểu xác đáng. Theo thông báo này, quyết định tiếp nhận bà Bùi Hằng được thực hiện theo văn bản ký ngày 8 tháng 11 của UBND TP Hà Nội. Bà Hằng bị bắt vào ngày 27 tháng 11. Nếu xem đây là hành động nhằm cưỡng chế thi hành quyết định này thì phải có cơ sở chứng minh bà Hằng không tự giác chấp hành quyết định.
UBND Hà Nội ra quyết định cho cư dân Bà Rịa
Một điểm đáng chú ý nữa là theo quy định, chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh là người trực tiếp ban hành quyết định hành chính để đưa một người vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hay trường giáo dưỡng. Việc bà Bùi Hằng, một cư dân tại Bà Rịa – Vũng Tàu bị UBND thành phố Hà Nội ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là một dấu hỏi.
Việc một quyết định của cơ quan chức năng không đủ cơ sở minh bạch khó lòng thu phục hoặc gây lo ngại cho dân chúng.
Anh Nguyễn Tiến Nam, một nhân vật thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong thời gian qua cho biết:
“Việc chị Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và đưa vào CSGD Thanh Hà là hoàn toàn vô lý và sai trái. Nhất là sai về quy định quản chế tập trung cải tạo. Khi họ làm sai thì họ phải chịu trách nhiệm.
Mình không lo lắng cho việc mình sẽ bị bắt khi tham gia biểu tình vì nếu mình không làm gì sai thì không phải sợ”.
Đồng quan điểm với anh Nam, anh Lê Dũng cho biết:
“Chúng tôi không ngại gì cả, một nước mà “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật theo như khẩu hiệu của các lãnh đạo thì mình cứ theo pháp luật thôi. Nếu muốn bắt ai thì phải theo đúng pháp luật, thông tư, nghị định nhà nước. Bây giờ không thể giấu được điều gì cả. Tất cả sẽ được đưa lên mạng và cả thế giới biết hết”.
Không chỉ đối với những người biểu tình hay những tiếng nói của dân chủ và công bằng nói riêng, cẩm nang của trật tự toàn xã hội là nền pháp trị. Trong khi internet, đặc biệt là mạng xã hội trở nên khá phổ biến như hiện nay, thì sự đúng sai của bất kể một hành động nào cũng đều được thế giới biết đến và mang ra mổ xẻ. Chính vì thế mà nhiều người tin rằng, một khi “Sống và làm việc theo pháp luật”, thì lẽ phải luôn đứng về phía họ.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
-----------------------
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
2011-12-12
Nghị định của chính phủ về việc quy định đưa người vào các cơ sở giáo dục từ lâu đã được nói đến với những bất cập sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung.
Việc bà Bùi Thị Minh Hằng bị đưa vào cơ sở giáo dục Thanh Hà một lần nữa làm Nghị định này được nói đến. Để tìm hiểu Nghị định này, Quỳnh Chi hỏi chuyện LS Nguyễn Thanh Lương, phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Bến Tre, cũng là người có nhiều tư vấn trên báo chí về các quy định hành chính và luật dân sự. Trước tiên, ông cho biết:
Đưa đi giáo dục, “tiền trảm hậu tấu”?
LS Nguyễn Thanh Lương: Theo điều 1 và điều 3 sửa đổi bổ sung của nghị định 125 ký ngày 11 tháng 12 năm 2008 của chính phủ (trước đó là NĐ 76/2003/NĐ-CP), quy định các đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục khá nhiều. Trước hết là những người có hành vi phạm pháp luật hơn một lần trong thời hạn một năm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc đã bị giáo dục tại địa phương. Ngoài ra, còn có các đối tượng như những người xâm phạm sức khỏe, danh dự công dân nước ngoài, xâm phạm tài sản của các tổ chức - cá nhân, gây rối trật tự công cộng hoặc lợi dụng quyền tự do tính ngưỡng, dân chủ…
Quỳnh Chi: Trình tự và thủ tục quyết định đưa một người vào cơ sở giáo dục là như thế nào?
LS Nguyễn Thanh Lương: Trường hợp do công an cấp huyện thụ lý, trong thời hạn 10 ngày thì CA cấp huyện lập hồ sơ gởi UBND cùng cấp. Kể từ ngày nhận hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp huyện gởi hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến thường trực hội đồng tư vấn. Hội đồng tư vấn là của công an cấp tỉnh thẩm định để thẩm định giúp UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp cơ quan CA cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị đưa một người vào cơ sở giáo dục, theo quy định tại khoản 3 (nghị định 125 của CP), giám đốc CA tỉnh phải báo cáo chủ tịch UBND cùng cấp. UBND cùng cấp sẽ gởi hồ sơ đến các thành viên hội đồng tư vấn.
LS Nguyễn Thanh Lương: Trường hợp do công an cấp huyện thụ lý, trong thời hạn 10 ngày thì CA cấp huyện lập hồ sơ gởi UBND cùng cấp. Kể từ ngày nhận hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp huyện gởi hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến thường trực hội đồng tư vấn. Hội đồng tư vấn là của công an cấp tỉnh thẩm định để thẩm định giúp UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp cơ quan CA cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị đưa một người vào cơ sở giáo dục, theo quy định tại khoản 3 (nghị định 125 của CP), giám đốc CA tỉnh phải báo cáo chủ tịch UBND cùng cấp. UBND cùng cấp sẽ gởi hồ sơ đến các thành viên hội đồng tư vấn.
Quỳnh Chi: Thưa ông, trong một hội thảo được tổ chức vào năm ngoái của Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc –UNDP, các nhóm nghiên cứu cho rằng đối với nghị định này, trình tự, thủ tục, việc tổ chức và thực hiện còn có nhiều điểm bất cập. Ông có nhận xét nào về vấn đề này?
LS Nguyễn Thanh Lương: Qua nghiên cứu của tôi, những nhận định vừa rồi là đúng. Trước hết là về qui trình. Đây là một quy trình “khép kín”, không có luật sư bào chữa hay không có ý kiến của người bị lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục. Cho nên, thực tế sẽ xảy ra nhiều vấn đề bị lạm dụng. Ví dụ, giám đốc CA tỉnh ra quyết định quản lý đối tượng tại CA cấp tỉnh trong thời hạn không quá 15 ngày để trước khi tiến hành các thủ tục cần thiết trong khi chờ chủ tịch UBND tỉnh để đưa vào CSGD. Nhưng nếu trường hợp chủ tịch UBND tỉnh không ra quyết định hoặc đối tượng không đủ điều kiện, hội đồng tư vấn không đề xuất xét duyệt thì việc tạm giữ đối tượng như thế như là “tiền trảm hậu tấu”. Đó là một kẻ hở của pháp luật.
LS Nguyễn Thanh Lương: Qua nghiên cứu của tôi, những nhận định vừa rồi là đúng. Trước hết là về qui trình. Đây là một quy trình “khép kín”, không có luật sư bào chữa hay không có ý kiến của người bị lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục. Cho nên, thực tế sẽ xảy ra nhiều vấn đề bị lạm dụng. Ví dụ, giám đốc CA tỉnh ra quyết định quản lý đối tượng tại CA cấp tỉnh trong thời hạn không quá 15 ngày để trước khi tiến hành các thủ tục cần thiết trong khi chờ chủ tịch UBND tỉnh để đưa vào CSGD. Nhưng nếu trường hợp chủ tịch UBND tỉnh không ra quyết định hoặc đối tượng không đủ điều kiện, hội đồng tư vấn không đề xuất xét duyệt thì việc tạm giữ đối tượng như thế như là “tiền trảm hậu tấu”. Đó là một kẻ hở của pháp luật.
Quỳnh Chi: Ông vừa nói đến qui trình khép kín. Cũng đã có ý kiến cho rằng việc lập hồ sơ là do công an, việc duyệt hồ sơ cũng lại do công an. Nhiều người cho rằng công an “độc diễn” trong quá trình đưa một người vào CSGD. Nhận xét của ông như thế nào?
LS Nguyễn Thanh Lương: Mặc dù thành phần trong hội đồng tư vấn có nhiều đơn vị, tổ chức như sở tư pháp…nhưng cơ bản là do công an chủ trì vì thường trực hội đồng tư vấn là công an. Cho nên, những ý kiến như trên cũng có phần đúng.
Bất cập của nghị định
Quỳnh Chi: Quy định về vai trò của luật sư trong nghị định này như thế nào?
LS Nguyễn Thanh Lương: Nghị định không có quy định về luật sư tham gia, cũng không cấm luật sư tham gia. Nhưng ý tôi muốn nói quy trình này cũng chưa đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch. Có nhiều trường hợp họ mời luật sư nhưng tôi cho rằng vai trò luật sư cũng mờ nhạt vì nghị định này không có chế định cho luật sư tham gia. Đây là tôi muốn nói đến một qui trình đơn phương, khép kín.
LS Nguyễn Thanh Lương: Nghị định không có quy định về luật sư tham gia, cũng không cấm luật sư tham gia. Nhưng ý tôi muốn nói quy trình này cũng chưa đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch. Có nhiều trường hợp họ mời luật sư nhưng tôi cho rằng vai trò luật sư cũng mờ nhạt vì nghị định này không có chế định cho luật sư tham gia. Đây là tôi muốn nói đến một qui trình đơn phương, khép kín.
Quỳnh Chi: Nếu một người đã bị quyết đưa vào cơ sở giáo dục thì có cơ hội nào họ kháng lại quyết định đó hoặc được trở về nhà trước thời hạn không?
LS Nguyễn Thanh Lương: Điều 55 của nghị định này có quy định về việc khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chánh. Nếu khiếu kiện hành chính thì có thể khiếu kiện cơ quan hoặc cá nhân người ra quyết định.
Quỳnh Chi: Những bất cập của nghị định này có thể gây ra hậu quả gì thưa ông?
LS Nguyễn Thanh Lương: Theo điều 2, thời hạn đưa vào CSGD là từ 6 tháng đến 24 tháng. Bất cập ở chỗ mặc dù quy định như vậy nhưng khi một người đã mãn hạn, họ vẫn bị gia hạn ở lại trung tâm. Theo khoản 1, điều 26 của NĐ này, một khi người chấp hành chưa tiến bộ thì giám đốc cơ sở sẽ có biện pháp quản lý giáo dục tiếp. Việc này không phù hợp với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Nói thẳng đó là điều trái luật vì pháp lệnh không có quy định nào là gia hạn xử lý hành chính.
LS Nguyễn Thanh Lương: Theo điều 2, thời hạn đưa vào CSGD là từ 6 tháng đến 24 tháng. Bất cập ở chỗ mặc dù quy định như vậy nhưng khi một người đã mãn hạn, họ vẫn bị gia hạn ở lại trung tâm. Theo khoản 1, điều 26 của NĐ này, một khi người chấp hành chưa tiến bộ thì giám đốc cơ sở sẽ có biện pháp quản lý giáo dục tiếp. Việc này không phù hợp với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Nói thẳng đó là điều trái luật vì pháp lệnh không có quy định nào là gia hạn xử lý hành chính.
Quỳnh Chi: Ngoài điểm ông vừa trình bày, còn việc nhiều người bị đưa vào “oan” thì sao?
LS Nguyễn Thanh Lương: Gọi là “oan” thì làm tôi nhớ lại một trường hợp của một minh tinh điện ảnh. Đó cũng là
LS Nguyễn Thanh Lương: Gọi là “oan” thì làm tôi nhớ lại một trường hợp của một minh tinh điện ảnh. Đó cũng là
một cái oan. Mà oan thì sẽ không khắc phục được và cũng chưa có qui chế bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Nó gây ra nhiều hệ lụy mà hiện nay luật pháp chưa điều chỉnh. Cụ thể, nó chi phối quyền tự do cá nhân, quyền nhân thân theo qui định bộ luật dân sự. Nhưng tương lai, việc này có thể được khắc phục qua dự thảo luật xử lý vi phạm hành chính sắp tới.
Quỳnh Chi: Cám ơn ông.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment