Hiền Vy, thông tín viên RFA
2011-12-20
Vào mùa Thu năm 1986, ba cô bạn trẻ cùng nhau bắt đầu gây dựng lớp Việt ngữ tại đại học Rice với hoài bão duy trì tiếng Việt và Văn hóa Việt ở xứ người.
Hai mươi lăm năm qua đi, các lớp học phôi thai đó giờ đây đã trở thành một cơ sở văn hóa vững chắc tại thành phố Houston.
Vào tối thứ Bảy, ngày 17 tháng 12 năm 2011, một buổi lễ "Kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Việt Ngữ Hùng Vương" được tổ chức long trọng tại Houston với sự tham dự của khoảng 700 quan khách trong đó có bà Thị trưởng thành phố.
Từ phải Giáo sư Đàm Quang Hưng, chị Hồ Xuân Nguyệt, Bác sĩ Lê thị Huyền, và cô Lê Văn Anh. Photo Hien Vy RFA
"Quá khứ, Hiện tại và Tương lai"
"Quá khứ, Hiện tại và Tương lai" là chủ đề của buổi tiệc Kỷ niệm 25 năm thành lập trường Việt ngữ Hùng Vương". Bác sĩ Lê thị Huyền, một trong ba sáng lập viên kể lại thời điểm sơ khai của Trường trong video clip trình chiếu cho quan khách:
"Lúc qua Mỹ thì mình có mười mấy năm sống ở Việt Nam nên cũng đã có được cơ hội để hấp thụ tiếng Việt đủ nên muốn trau dồi thêm và truyền lại cho những em út, con cháu của người quen của mình. Lúc nói ý kiến đó thì có hai người khác thực sự muốn tổ chức để thành lập một cái trường là Vân Anh và Nguyệt. Cho nên lúc đó ba cô bắt đầu thành lập cái trường"
Trong quá trình một phần tư thế kỷ, trường Hùng Vương đã dạy tiếng Việt cho hàng ngàn trẻ em gốc Việt cũng như nhiều người bản xứ muốn học Việt ngữ. Trường phải di chuyển cơ sở từ đại học Rice, đến trường tư thục dạy toán của giáo sư Đàm Quang Hưng, rồi đến đại học St. Thomas và bây giờ cơ sở đặt tại trường Đại học Cộng Đồng trong trung tâm thành phố. Dù di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng chủ trương của trường không hề thay đổi.
"Lúc qua Mỹ thì mình có mười mấy năm sống ở Việt Nam nên cũng đã có được cơ hội để hấp thụ tiếng Việt đủ nên muốn trau dồi thêm và truyền lại cho những em út, con cháu của người quen của mình. Lúc nói ý kiến đó thì có hai người khác thực sự muốn tổ chức để thành lập một cái trường là Vân Anh và Nguyệt. Cho nên lúc đó ba cô bắt đầu thành lập cái trường"
Trong quá trình một phần tư thế kỷ, trường Hùng Vương đã dạy tiếng Việt cho hàng ngàn trẻ em gốc Việt cũng như nhiều người bản xứ muốn học Việt ngữ. Trường phải di chuyển cơ sở từ đại học Rice, đến trường tư thục dạy toán của giáo sư Đàm Quang Hưng, rồi đến đại học St. Thomas và bây giờ cơ sở đặt tại trường Đại học Cộng Đồng trong trung tâm thành phố. Dù di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng chủ trương của trường không hề thay đổi.
Mỗi sáng Chủ nhật, từ 9 đến 12 giờ trưa, ngoài việc dạy tiếng Việt, trường còn dạy Sử Việt cho các lớp lớn và đức dục cho các em nhỏ, như lời một phụ huynh phát biểu:
"... Thấy điều rất lạ là chúng nó học cả Đức dục. Trường Việt ngữ Hùng Vương dạy cả đức dục ..."
Mayor Annise Parker và thầy HiệuTrưởng Nguyễn Lâm Viên. Photo Hien Vy RFA
Mayor Annise Parker và thầy HiệuTrưởng Nguyễn Lâm Viên. Photo Hien Vy RFA
Mỗi năm có hai khóa học và mỗi khóa có khoảng trên 400 học sinh với 50 thầy cô giảng dạy. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Lâm Viên cho rằng sự thành công của trường Việt ngữ Hùng Vương là do sự làm việc hăng say với tinh thần vị tha của mọi người:
"Sự tồn tại lâu dài và bền vững của trường cho đến ngày hôm nay là nhờ tấm lòng thiện nguyện của thầy cô và phụ huynh, luôn luôn sẵn sàng làm việc với nhau cùng chí hướng. Đoàn kết trong sự thương yêu và cảm thông hầu hoàn thành sứ mệnh với mục đích duy nhất là duy trì tiếng Việt và văn hóa."
Cô Lê thị Huyền thì nói là vì mọi người có chung lý tưởng và lòng thương mến quê Mẹ :
"Môi trường sinh hoạt của trường Việt ngữ Hùng Vương như một đại gia đình. Thế hệ trước dìu dắt thế hệ sau và thế hệ sau cũng đoàn kết với nhau và lúc nào cái mẫu số chung cũng là Văn Hóa và Ngôn Ngữ Việt Nam. Tôi thấy đó là một trái tim rất lớn. Một trái tim Việt Nam."
Trong dịp này bà thị trưởng Annise Parker đã trao bảng tuyên dương cho trường Hùng Vương để vinh danh Trường đã giúp tuổi trẻ hiểu biết về nền văn hóa và di sản Việt Nam.
Với mục đích đào tạo cho giới trẻ Việt Nam có căn bản về ngôn ngữ và văn hóa Việt khi sống ở hải ngoại, Trường còn khuyến khích các học sinh đã hoàn tất chương trình học trở thành những phụ giáo của Trường. Trường Hùng Vương tại Houston hiện đang có nhiều thầy cô rất trẻ tham gia trong việc giảng dậy và dìu dắt các em nhỏ hơn.
"Sự tồn tại lâu dài và bền vững của trường cho đến ngày hôm nay là nhờ tấm lòng thiện nguyện của thầy cô và phụ huynh, luôn luôn sẵn sàng làm việc với nhau cùng chí hướng. Đoàn kết trong sự thương yêu và cảm thông hầu hoàn thành sứ mệnh với mục đích duy nhất là duy trì tiếng Việt và văn hóa."
Cô Lê thị Huyền thì nói là vì mọi người có chung lý tưởng và lòng thương mến quê Mẹ :
"Môi trường sinh hoạt của trường Việt ngữ Hùng Vương như một đại gia đình. Thế hệ trước dìu dắt thế hệ sau và thế hệ sau cũng đoàn kết với nhau và lúc nào cái mẫu số chung cũng là Văn Hóa và Ngôn Ngữ Việt Nam. Tôi thấy đó là một trái tim rất lớn. Một trái tim Việt Nam."
Trong dịp này bà thị trưởng Annise Parker đã trao bảng tuyên dương cho trường Hùng Vương để vinh danh Trường đã giúp tuổi trẻ hiểu biết về nền văn hóa và di sản Việt Nam.
Với mục đích đào tạo cho giới trẻ Việt Nam có căn bản về ngôn ngữ và văn hóa Việt khi sống ở hải ngoại, Trường còn khuyến khích các học sinh đã hoàn tất chương trình học trở thành những phụ giáo của Trường. Trường Hùng Vương tại Houston hiện đang có nhiều thầy cô rất trẻ tham gia trong việc giảng dậy và dìu dắt các em nhỏ hơn.
Thầy Lộc là một trong những người trẻ đó, phát biểu trong buổi tiệc:
"Được gọi là tương lai của trường Hùng Vương quả thật là một sự vinh hạnh. Lộc và những giáo viên trẻ cũng như các em phụ giáo của trường Việt Ngữ Hùng Vương chỉ là những thiện nguyện viên vì yêu thích trẻ em hoặc vì muốn giúp đỡ cộng đồng nên đã đến phụ giúp trường Việt Ngữ Hùng Vương".
Còn cô Túc Trí thì hy vọng trong tương lai trường Hùng Vương sẽ vẫn tồn tại và bền vững:
"Vui không thể tưởng được vì ngày hôm nay có sự hiện diện của thầy cô đã và đang cộng tác qua bao nhiêu thời đại nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ 25 năm sau mà có buổi lễ 50 năm do các em tổ chức thì mọi người sẽ vui nhiều hơn".
Còn cô Túc Trí thì hy vọng trong tương lai trường Hùng Vương sẽ vẫn tồn tại và bền vững:
"Vui không thể tưởng được vì ngày hôm nay có sự hiện diện của thầy cô đã và đang cộng tác qua bao nhiêu thời đại nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ 25 năm sau mà có buổi lễ 50 năm do các em tổ chức thì mọi người sẽ vui nhiều hơn".
Tiếng Việt, văn hóa Việt
Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Lâm Viên và Hiệu Phó Bùi Thúy Phương. Photo Hien Vy RFA
Đề cập đến những nguy cơ của văn hóa Việt trong nước đang bị ảnh hưởng tiêu cực của chính sách xâm lăng văn hóa từ Trung quốc, những người có tâm huyết đang sống xa quê hương vẫn nung nấu những giấc mơ và niềm tin.
Trong khi sáng lập viên Lê Vân Anh lo lắng trước sự bành trướng của Trung Quốc:
"Tàu không chỉ có nhắm vào Việt Nam mà còn nhắm vào các nước khác nữa. Nước Việt Nam mình là gần Tàu nhất nên đó là niềm lo sợ chung"
Thì một phụ huynh cho rằng Trung quốc không dễ dàng để đồng hóa Việt Nam:
Trong khi sáng lập viên Lê Vân Anh lo lắng trước sự bành trướng của Trung Quốc:
"Tàu không chỉ có nhắm vào Việt Nam mà còn nhắm vào các nước khác nữa. Nước Việt Nam mình là gần Tàu nhất nên đó là niềm lo sợ chung"
Thì một phụ huynh cho rằng Trung quốc không dễ dàng để đồng hóa Việt Nam:
"Tôi nghĩ rằng chuyện đồng hóa khó lắm bởi vì tinh thần bất khuất của người Việt Nam từ xưa tới giờ nên không dễ dàng đồng hóa đâu".
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dỵ, cũng là một thầy giáo đã từng giảng dậy tại Trường, tin rằng tiếng Việt không dễ bị đồng hóa nhưng Văn hóa Việt thì có thể bị Trung quốc ảnh hưởng:
"Tôi tin tưởng rằng với lòng nhiệt thành của các em trẻ thì tiếng Việt ở hải ngoại cũng vẫn sẽ tồn tại mãi và văn hóa Việt Nam cũng sẽ tồn tại mãi.
Tôi nghĩ tiếng Việt thì sẽ không bao giờ bị đồng hóa cả vì Việt Nam đã bị Bắc thuộc một ngàn năm và Pháp thuộc một trăm năm mà không bị đồng hóa. Chiều hướng bây giờ, sự lấn áp của Trung quốc không hẳn là về phương diện quân sự nhiều mà là đi sâu vào lãnh vực văn hóa và chính trị thì ảnh hưởng của họ ngày càng nhiều. Văn hóa thì có thể bị đồng hóa, nếu mà các cấp lãnh đạo trong nước không nhìn thấy khía cạnh đó, hoặc là vì lý do nào đó, họ tiếp tục đi theo đường hướng thân Trung quốc"
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dỵ, cũng là một thầy giáo đã từng giảng dậy tại Trường, tin rằng tiếng Việt không dễ bị đồng hóa nhưng Văn hóa Việt thì có thể bị Trung quốc ảnh hưởng:
"Tôi tin tưởng rằng với lòng nhiệt thành của các em trẻ thì tiếng Việt ở hải ngoại cũng vẫn sẽ tồn tại mãi và văn hóa Việt Nam cũng sẽ tồn tại mãi.
Tôi nghĩ tiếng Việt thì sẽ không bao giờ bị đồng hóa cả vì Việt Nam đã bị Bắc thuộc một ngàn năm và Pháp thuộc một trăm năm mà không bị đồng hóa. Chiều hướng bây giờ, sự lấn áp của Trung quốc không hẳn là về phương diện quân sự nhiều mà là đi sâu vào lãnh vực văn hóa và chính trị thì ảnh hưởng của họ ngày càng nhiều. Văn hóa thì có thể bị đồng hóa, nếu mà các cấp lãnh đạo trong nước không nhìn thấy khía cạnh đó, hoặc là vì lý do nào đó, họ tiếp tục đi theo đường hướng thân Trung quốc"
Quá khứ là một thành công lớn. Hiện tại trường Hùng Vương đang vững mạnh. Còn tương lai văn hóa và ngôn ngữ Việt có lẽ còn tùy thuộc vào giới trẻ trong cũng như ngoài nước, đặc biệt là những người có những giấc mơ lớn như sáng lập viên Lê thị Huyền:
"Cái hoài bão của mình là một ngày nào đó khi mà đất nước mình không còn bị ảnh hưởng của Trung cộng nữa và có thể thay đổi chính quyền Việt Nam, thì mình có cơ hội dựng lại và đem lại cái gì thuần túy của Việt Nam cho thế hệ bây giờ và thế hệ tương lai. Tôi là một người hay mơ mộng. Tôi có những giấc mơ nhỏ và những giấc mơ lớn. Và đó là giấc mơ lớn mà tôi nghĩ có thể một ngày nào đó tôi sẽ thấy giấc mơ đó thành tựu"
(Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)
"Cái hoài bão của mình là một ngày nào đó khi mà đất nước mình không còn bị ảnh hưởng của Trung cộng nữa và có thể thay đổi chính quyền Việt Nam, thì mình có cơ hội dựng lại và đem lại cái gì thuần túy của Việt Nam cho thế hệ bây giờ và thế hệ tương lai. Tôi là một người hay mơ mộng. Tôi có những giấc mơ nhỏ và những giấc mơ lớn. Và đó là giấc mơ lớn mà tôi nghĩ có thể một ngày nào đó tôi sẽ thấy giấc mơ đó thành tựu"
(Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved
.
.
.
No comments:
Post a Comment