12/07/2011 01:53 AM
Hội Nghiên Cứu Sử Học Việt Nam tại Âu Châu
Vietnamese historical Researcher Association in Europe
Địa chỉ thông tin: website http://www.truclamyentu.info; http://www.quansuvn.info
Email: truclamyentu@truclamyentu.info; quansuvn@quansuvn.info
Email: truclamyentu@truclamyentu.info; quansuvn@quansuvn.info
Thư Ngỏ đồng kính gởi:
Bà Navanethem Pillay, Cao ủy Liên Hiệp Quốc Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ,
Bà Micheline Calmy-Rey, Tổng thống kiêm Tổng trưởng ngoại giao của Liên Bang Thụy Sỹ và
Ông Lewis Gordon, giám đốc Trung tâm Luật bảo vệ môi trường
về việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bắt giữ vô căn cứ những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.
Kính thưa quý vị,
Thư ngỏ ngày 11/11/2011, những người quan tâm đến tình trạng nhân quyền ngày càng sa sút trầm trọng ở Việt Nam đã được gởi đến Cao ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc và Trung tâm luật bảo vệ môi trường.
Hôm nay với lá thư ngỏ số 2 được bổ túc nhiều chi tiết rất quan trọng. Ngoài hai cơ chế nêu trên, chúng tôi xin được phép gởi lá thư này đến bà Micheline Calmy-Rey, Tổng thống kiêm tổng trưởng ngoại giao của Liên bang Thụy Sỹ.
Chúng tôi được biết rằng, ngày 16/11/2011, bà Marie-Gabrielle Ineichen-Fleisch Quốc Vụ khanh Bộ Kinh tế Thụy Sỹ đến Việt Nam làm việc. Thụy Sỹ hiện đứng thứ hai về giao dịch thương mại với Việt Nam và đứng thứ tư về đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là sự cam kết của Thụy Sỹ tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam đến năm 2016.
Người Việt Nam chúng tôi trân trọng cám ơn sự quan tâm của Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thông qua Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ và Trung tâm Luật bảo vệ môi trường về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Đồng thời chúng tôi cũng gởi lời cám ơn đến chính phủ và người dân Thụy Sỹ đã quan tâm và giúp đỡ Việt Nam phát triễn kinh tế bằng cách trợ giúp vốn ODA cũng như đầu tư vào nước chúng tôi. Tuy nhiên, người Việt Nam chúng tôi lo ngại rằng, nguồn vốn đến từ chính phủ và người dân Thụy Sỹ đã không được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam xử dụng một cách đúng mức vào việc phát triễn kinh tế, nâng cao mức sống người dân nội địa.
Ngược lại, họ dùng những nguồn tiền viện trợ, đầu tư của nước ngoài vào việc củng cố, phát triễn công an là bộ máy đàn áp dân chúng, qua thư ngỏ này chúng tôi sẽ trình bày đến quý vị ba phần sau đây:
1/ Giam giữ đến chết những tù nhân chính trị;
2/ Giam giữ lâu năm, bắt bớ, bắt cóc tùy tiện, hành hạ, ngược đãi những tù nhân chính trị, lương tâm, tôn giáo và
dân oan.
Phần I: Giam giữ đến chết những tù nhân chính trị.
Xin đưa lên hai trường hợp tiêu biểu.
1/ Ông Trương Văn Sương, tù nhân chính trị
Ông Trương Văn Sương 68 tuổi. Cựu Trung úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sinh quán Sóc Trăng.
Sau ngày miền Nam thất thủ (30/04/1975), ông bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giam trong sáu năm, từ 1975 tới năm 1981 tại Quảng Bình.
Ông đã bị kết án tù chung thân vì tội phản động, tức là không đồng ý với đường lối cai trị của nhà cầm quyền đều bị xem là tội phạm chính trị.
Cuộc sống của ông đã trải qua 33 năm trong lao tù. Ông được tạm tha để về nhà trị bịnh ngày 14/07/2010.
Trong căn nhà cây lá thô sơ, dột nát tại thành phố Sóc Trăng, ông trả lời phỏng vấn của phóng viên đài RFA với những câu rất là nhân từ và bác ái. Ông cho những chuyện cực hình mà chính quyền CSVN đối xử với ông đó là chuyện thuộc về quá khứ, còn hiện tại và tương lai nên đối xử với nhau bằng tinh thần nhân đạo và đoàn kết để dân tộc được trường tồn và đất nước khỏi rơi vào tay của kẻ thù Trung cộng. Ôngkhông bao giờ thù oán những người đã hành hạ ông.
Nhà báo tự do ở Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Toàn đã nhiều lần gọi ông Trương Văn Sương là Nelson Mandela của Việt Nam!
Theo lời ông Trương Văn Sương thuật lại với báo Người Việt: “Cứ sáu tháng thì tôi phải bị cùm, bị biệt giam kỷ luật một lần. Mỗi năm tôi bị bắt đi hai lần như vậy. Lý do là vì họ bắt tôi phải viết lại bản kiểm điểm vì bản kiểm điểm của tôi họ không vừa lòng.
“Họ không vừa lòng ở điểm nào, thưa ông?”
“Trương Văn Sương: Bản kiểm điểm của tôi viết như vầy: ‘Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội và chúng tôi là những người có công với đất nước. Còn với những người có tội thì chính đảng Cộng Sản Việt Nam mới là người có tội'.
Ngày 19/08/2011 bị bắt đưa trở lại trại giam Nam Hà dù chưa hết bịnh. Và ngày 21/09/2011 ông đã qua đời một cách mờ ám trong trại tù Nam Hà.
2/ Ông Nguyễn Văn Trại, tù nhân chính trị
Ông Nguyễn Văn Trại bị Cộng sản Việt Nam bắt vào năm 1996, sau đó bị kết án 15 tù vì đã tham gia các tổ chức chính trị đấu tranh đòi hỏi Tự do - Dân chủ cho Việt Nam. Đến lúc lâm trọng bệnh, ông chỉ còn 5 tháng nữa là được tự do.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, người tù Nguyễn Văn Trại đã bày tỏ nguyện vọng được về nhà để chờ chết bên cạnh gia đình, vợ con... nhưng nguyện vọng cuối cùng này cũng bị từ chối.
"Trước cơn hấp hối, tù nhân Nguyễn Văn Trại được trại giam đưa ra nằm bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai, sau đó xuất viện vào 5g chiều ngày 10/07/2011 do bệnh viện từ chối chữa trị, vì bệnh nan y không thể chữa trị được.
Công an trại giam đã đưa ông trở lại nhà Tù Z30A, Xuân Lộc-Đồng Nai. Ông đã qua đời trong oan nghiệt và tức tưởi vào lúc 10g30 sáng Thứ Hai ngày 11/07/2001 tại nhà giam.
Gia đình thân nhân xin được đưa thi hài ông Nguyễn Văn Trại về an táng tại quê nhà, nhưng Ban Giám Thị Trại từ chối, với lý do ông “NGUYỄN VĂN TRẠI LÀ MỘT TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI”.
Phần II/ Giam giữ lâu năm, bắt bớ, bắt cóc tùy tiện, hành hạ, ngược đãi những tù nhân chính trị, lương tâm, tôn giáo và dân oan:
Dưới đây là danh sách 14 người tiêu biểu:
1/ Ông Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị giam 36 năm, mắt mờ, tình trạng sức khỏe yếu kém.
2/ Blogger Điếu cày Nguyễn Văn Hải, đã mãn hạn tù ngày 19/10/2011, những vẫn bặt âm vô tín, không rõ sống chết.
3/ Linh mục Tadéo Nguyễn Văn Lý. Năm 2007, Linh mục Lý bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế, hiện bị bệnh rất nặng nhưng vẫn bị đưa trở lại trại giam Thái Hà ngày 25/07/2011.
4/ Ông Nguyễn Văn Lía, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị bắt giam trái phép từ ngày 24/04/2011 đến nay không rõ sống chết.
Thông tin bổ túc: Hôm 30 tháng 11/ 2011 tại trại tạm giam của công an tỉnh An Giang, Ông Nguyễn văn Lía, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, sáng lập khối PGHH Truyền Thống, đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo đang bị cầm tù. Đúng ngày thăm gặp theo quy định của Pháp Luật, thân nhân và một số đồng đạo đến thăm Ông Nguyễn Văn Lía, Công an trại giam chận lại và chỉ cho vào thăm có 3 người. Đi ra chỗ thăm gặp, Ông Nguyễn Văn Lía dáng người rất tìu tụy, gầy héo, đầu trùm khăn. Hỏi ra cớ sự Ông Nguyễn văn Lía nói lớn tiếng cho thân nhân thăm gặp nghe: Công An điều tra ép tôi ký nhận tội, tôi không ký, họ đánh giật tôi gảy một bẹ xương sườn, kéo bẻ tay tôi cầm bút ký, cho người đè đầu tôi hớt sát như cạo. Tháng này mùa đông rất lạnh mà đầu hết tóc tôi phải quấn khăn.
Lời Ông Nguyễn văn Lía gào lên những người chung quanh đều nghe. Thân nhân đến thăm chứng kiến đầu mình thân thể Ông Lía, cảm động khóc mướt. Nguyễn thị Lụa, con gái của người tù lương tâm này ra đến cổng, cận đường cái, gào lên cho mọi người đi qua lại trên đường nghe rằng: Cha tôi bị công an ép ký tên nhận tội trong khi Ông không có tội, chúng đánh cha tôi gảy bẹ sườn, xin sự xót thương của mọi người, cứu cha tôi, và Lụa thảy cặp đồ xuống đất chắp hai tay, ngước mặt lên Trời: Kính Đức Phật Đức Thầy và Trời cao Xin hãy cứu cha con.
5/ Luật sư Lê Công Định, luật sư về thương mại quốc tế. Bị xử 5 năm tù giam và 3 năm quản thúc.
Thông tin bổ túc: Theo nguồn tin ngoại giao và được kiểm chứng với gia đình, luật sư Lê Công Định sẽ rời Việt Nam trong một thời gian tới đây. Ông sẽ tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
6/ Blogger Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù
Thông tin bổ túc: Thân phụ ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi thư cho Tổng thống Obama ngày 29/11/2011 để tìm kiếm sự chú trọng hơn nữa của Ngài về vấn đề quyền con người với mong muốn đạt đủ sự thừa nhận đại chúng trên toàn cầu (hết trích)
7/ Ông Phạm Minh Hoàng bị kết án 3 năm tù.
Thông tin bổ túc: được giảm án còn 17 tháng tù, và sẽ được ra khỏi nhà tù vào tháng 1-2012.
8/ Ông Vi Đức Hồi, bị tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
9/ Ông Nguyễn Tiến Trung, bị kết án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia.
10/ Ông Trần Anh Kim, bị xử 5 năm 6 tháng tù giam.
11/ Bà Mai Thị Dung, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, án 11 năm tù, sức khỏe sa sút trầm trọng, có mẹ già trên 81 tuổi.
12/ Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 7 năm tù chỉ vì tranh đấu bảo vệ quyền lợi công nhân.
13/ Cô Phạm thanh Nghiêm, 4 năm tù chỉ vì biểu tình ngồi nói lên quan điểm khác biệt với nhà cầm quyền CHXHCNVN.
14/ Blogger Tạ Phong Tần, bị công an Cộng sản Việt Nam bí mật bắt cóc từ tháng 09/2011 cùng với 14 thanh niên Công giáo khác. Hiện không rõ tung tích.
Căn cứ vào những hành động bắt bớ, giam giữ tùy tiện, lục soát, đánh đập những người nêu trên, nhà cầm quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã vi phạm các điều sau đây:
- Điều 9 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền quy định; việc tố cáo hành động xâm phạm những quyền căn bản thiêng liêng của con người.
- Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên.
Ngoài ra còn phải đề cập đến hàng trăm, hàng ngàn tù chính trị, lương tâm, dân oan khác đã và sẽ được cộng đồng quốc tế tích cực can thiệp đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do tức khắc vô điều kiện để sớm trở về đòan tụ với gia đình, vợ con trước Lễ Giáng Sinh 2011.
Nhân kỷ niệm quốc tế nhân quyền năm nay, rất mong quý vị dùng thẩm quyền để lên tiếng báo động đến 196 thành viên khác của Liên Hiệp Quốc về sự giam giữ lâu năm, bắt bớ tùy tiện, bí mật bắt cóc, hành hạ, tra tấn, ngược đãi những người bất đồng chính kiến của nhà cầm quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì họ là những người yêu nước, thương dân thực sự, đã dấn thân tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ và bảo vệ thường dân vô tội và đất nước Việt Nam trước hiểm họa xâm lăng cộng sản Trung Quốc.
Đồng thời kính đề nghị Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ của Liên Hiệp Quốc và Trung tâm Luật bảo vệ môi trường cử phái đoàn đến Việt Nam để điều tra những vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam; đồng thời gặp gỡ những tù nhân chính trị, lương tâm, tôn giáo, dân oan nêu trên.
Kính mong đề nghị chính phủ Thụy Sỹ là nhà đầu tư, trợ vốn ODA, hãy áp lực một cách mạnh mẽ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thả những người tù chính trị, tôn giáo, lương tâm và dân oan (danh sách dẫn thượng). Đồng thời ngưng ngay những hành động bạo hành với người dân, thực hiện công lý nghiêm minh.
Kính mong người Việt Nam ở trong lẫn ngoài nước và cộng đồng quốc tế quan tâm đến Nhân quyền, tự do, dân chủ, công bằng và sự thật hãy ký tên ủng hộ thư ngỏ này để vận động sự lên tiếng cũng như can thiệp của Ủy ban Liên Hiệp Quốc Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ, Trung tâm Luật bảo vệ môi trường và chính phủ Thụy Sỹ.
Âu châu ngày 02/12/2011
Đồng ký tên:
1/ Hội Nghiên Cứu Sử Học Việt Nam tại Âu Châu (EUROPA)
2/ Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc (SWITZERLAND)
3/ Bác sĩ Lê Thị Lễ (USA)
4/ Giáo sư NGUYỄN Thị Hiền (SWITZERLAND)
5/ Giáo sư PHAN Thị Độ (AUSTRALIA)
5/ LONG NGUYEN, GIA ĐÌNH MỦ ĐÒ (CANADA)
6/ Phạm Trần Anh, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Hải Ngoại, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam (USA)
7/ Đỗ Long, Hội Người Việt Quốc Gia Philadelphia và Phụ Cận (Philadelphia, Pa, USA)
8/ Vương Thiên Vũ, Hội Việt Nam Tỵ Nạn (AUSTRALIA)
9/ Giang Hong, website http://ngonluan.de(GERMANY)
10/ Lý Trung Tín, Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn(GERMANY)
11/ Lư Thị Thu Trang - Thành viên K. 8406 (VIỆT NAM)
12/ Lư Thị Thu Duyên- Thành viên K. 8406 (USA)
13/ Lê Ngọc Thanh (USA)
14/ Nguyễn Huỳnh Mai, cựu tù cải tạo Sĩ Quan Miền Nam (VIỆT NAM) - Tôi Nguyễn Huỳnh Mai xin ký tên ủng hộ, gởi đến Ủy Ban Giam Sát của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc do Hội Nghiên Cứu Sử Học Việt Nam tại Âu Châu soạn thảo.
15/ Mr&Mrs Nguyễn Bình-Huyên (FRANCE) - Kính gởi với lòng ủng hộ mãnh liệt.
16/ Dược Sĩ Pham Đăng, Union Des Electeurs D'origine Asiatique, Nhóm Nghiên Cứu Kinh Tài & Chiến Lược(FRANCE) - Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ : THƯ NGỎ GỬI ỦY BAN GIÁM SÁT VIỆC BẮT GIỮ VÔ CĂN CỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC & TRUNG TÂM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
17/ Tom han(U.S.A)
18/ Điệp Mỹ Linh (USA)
19/ Ai DANG VU, MD (FRANCE)
20/ Thiên Kim (FRANCE) - Kính chúc quý vị an bình, sức khoẻ và luôn lấy việc tốt lành để giúp dân tộc qua cơn bĩ cực ngày hôm nay dưới ách CSVN.
21/ Trượng Nguyễn (USA) - ủng hộ sự Tự Do Dân Chủ
22/ Sirbing (USA)
23/ Thomas pham (USA) - Tôi ủng hộ việc làm của quý vị trên con đường tranh đấu dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
24/ Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm, Ban Bảo Vệ Tự Do Tín Ngưỡng Đạo Cao Đài (USA)
25/ Chinh Nguyên (USA)
26/ Đông Anh (USA)
27/ Tâm Thơ (USA)
28/ Trần Quốc Kháng (USA)
29/ Giang Thiên Tường (USA)
30/ Mạc Phương Đình (USA)
31/ Dương Huê Anh (USA)
32/ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân (USA)
33/ Huệ Thu (USA)
34/ Cẩm Hà (USA)
35/ Sử Thiên Nam (USA)
36/ Lu Hà (GERMANY) - nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi cuả Ban nghiên cứu Lịch sử đồng ký tên. Chúc quý vị thu thập thêm nhiều chữ ký.
37/ Khanh VU DUC, LL.L., LL.B., MPA, Barrister, Solicitor & Notary Public VDK LAW OFFICE (CANADA) - Tôi hoàn toàn ủng hộ bức thư ngỏ vừa nêu trên và xin phép được đồng ký tên với quý vị cùng đồng bào trong và ngoài nước để vận động sự lên tiếng cũng như can thiệp của Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ và Trung tâm Luật bảo vệ môi trường với chính phủ Việt Nam.
38/ Ho Van Dinh, Đảng Dân Tộc, Chính Phủ Việt Nam Tự Do (USA).
39/ Colonel TRAN Thomas, (USA)
40/ Nguyen Ngoc Thieu, (USA)
41/ Phát Tâm, Tổng Đoàn Trưởng, Đoàn Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam, (VIỆT NAM)
2/ Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc (SWITZERLAND)
3/ Bác sĩ Lê Thị Lễ (USA)
4/ Giáo sư NGUYỄN Thị Hiền (SWITZERLAND)
5/ Giáo sư PHAN Thị Độ (AUSTRALIA)
5/ LONG NGUYEN, GIA ĐÌNH MỦ ĐÒ (CANADA)
6/ Phạm Trần Anh, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Hải Ngoại, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam (USA)
7/ Đỗ Long, Hội Người Việt Quốc Gia Philadelphia và Phụ Cận (Philadelphia, Pa, USA)
8/ Vương Thiên Vũ, Hội Việt Nam Tỵ Nạn (AUSTRALIA)
9/ Giang Hong, website http://ngonluan.de(GERMANY)
10/ Lý Trung Tín, Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn(GERMANY)
11/ Lư Thị Thu Trang - Thành viên K. 8406 (VIỆT NAM)
12/ Lư Thị Thu Duyên- Thành viên K. 8406 (USA)
13/ Lê Ngọc Thanh (USA)
14/ Nguyễn Huỳnh Mai, cựu tù cải tạo Sĩ Quan Miền Nam (VIỆT NAM) - Tôi Nguyễn Huỳnh Mai xin ký tên ủng hộ, gởi đến Ủy Ban Giam Sát của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc do Hội Nghiên Cứu Sử Học Việt Nam tại Âu Châu soạn thảo.
15/ Mr&Mrs Nguyễn Bình-Huyên (FRANCE) - Kính gởi với lòng ủng hộ mãnh liệt.
16/ Dược Sĩ Pham Đăng, Union Des Electeurs D'origine Asiatique, Nhóm Nghiên Cứu Kinh Tài & Chiến Lược(FRANCE) - Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ : THƯ NGỎ GỬI ỦY BAN GIÁM SÁT VIỆC BẮT GIỮ VÔ CĂN CỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC & TRUNG TÂM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
17/ Tom han(U.S.A)
18/ Điệp Mỹ Linh (USA)
19/ Ai DANG VU, MD (FRANCE)
20/ Thiên Kim (FRANCE) - Kính chúc quý vị an bình, sức khoẻ và luôn lấy việc tốt lành để giúp dân tộc qua cơn bĩ cực ngày hôm nay dưới ách CSVN.
21/ Trượng Nguyễn (USA) - ủng hộ sự Tự Do Dân Chủ
22/ Sirbing (USA)
23/ Thomas pham (USA) - Tôi ủng hộ việc làm của quý vị trên con đường tranh đấu dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
24/ Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm, Ban Bảo Vệ Tự Do Tín Ngưỡng Đạo Cao Đài (USA)
25/ Chinh Nguyên (USA)
26/ Đông Anh (USA)
27/ Tâm Thơ (USA)
28/ Trần Quốc Kháng (USA)
29/ Giang Thiên Tường (USA)
30/ Mạc Phương Đình (USA)
31/ Dương Huê Anh (USA)
32/ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân (USA)
33/ Huệ Thu (USA)
34/ Cẩm Hà (USA)
35/ Sử Thiên Nam (USA)
36/ Lu Hà (GERMANY) - nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi cuả Ban nghiên cứu Lịch sử đồng ký tên. Chúc quý vị thu thập thêm nhiều chữ ký.
37/ Khanh VU DUC, LL.L., LL.B., MPA, Barrister, Solicitor & Notary Public VDK LAW OFFICE (CANADA) - Tôi hoàn toàn ủng hộ bức thư ngỏ vừa nêu trên và xin phép được đồng ký tên với quý vị cùng đồng bào trong và ngoài nước để vận động sự lên tiếng cũng như can thiệp của Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ và Trung tâm Luật bảo vệ môi trường với chính phủ Việt Nam.
38/ Ho Van Dinh, Đảng Dân Tộc, Chính Phủ Việt Nam Tự Do (USA).
39/ Colonel TRAN Thomas, (USA)
40/ Nguyen Ngoc Thieu, (USA)
41/ Phát Tâm, Tổng Đoàn Trưởng, Đoàn Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam, (VIỆT NAM)
Xin gởi thơ ủng hộ về email truclamyentu@truclamyentu.info (quý vị ghi tên, tổ chức, quốc gia cư ngụ là đủ - địa chỉ cư ngụ không bắt buộc).
Hạn chót thu thập chữ ký là ngày 09/12/2011
Tham khảo các hoạt động của :
Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ (Working Group on Arbitrary Detention O.N.U) http://www.ohchr.org
Trung tâm Luật bảo vệ môi trường (The Environmental Defender Law Center - EDLC) http://www.edlc.org/
Chính phủ Thụy Sỹ (Présidence suisse du Conseil de l'Europe) http://www.eda.admin.ch/eda/fr/home.html
.
.
.
No comments:
Post a Comment