15.12.2011
Các tác giả thắng giải National Book Award 2011 (từ trái sang phải):
học giả Stephen Greenblatt (The Swerve, phi hư cấu),
nhà văn Thanhha Lai (Inside Out and Back Again, văn chương thiếu niên),
nhà thơ Nikky Finney (Head Off and Split, thơ),
và nhà văn Jesmyn Ward (Salvage the Bones, tiểu thuyết).
[Ảnh của National Book Foundation]
học giả Stephen Greenblatt (The Swerve, phi hư cấu),
nhà văn Thanhha Lai (Inside Out and Back Again, văn chương thiếu niên),
nhà thơ Nikky Finney (Head Off and Split, thơ),
và nhà văn Jesmyn Ward (Salvage the Bones, tiểu thuyết).
[Ảnh của National Book Foundation]
LTS: Vào ngày 18 tháng 10 vừa qua, Thanhha Lai thắng giải National Book Award 2011 của Mỹ với tập thơ Inside Out & Back Again (Từ Trong Ra Ngoài và Bắt Đầu Lại ) (HarperCollins: 2011), trong thể loại Văn Chương Cho Người Trẻ (Young People’s Literature). Tác phẩm đầu tay của Thanhha Lai được coi như tiểu thuyết kể bằng thơ tự do. Trong tính cách của một cô bé 10 tuổi trải qua cuộc biến động của thời cuộc tại Việt Nam năm 1975 và cuộc di cư sang Mỹ sau đó, tác giả kể lại những kỷ niệm thời thơ ấu và những sự bỡ ngỡ nơi các vùng đất mới với nhiều hài hước và cảm xúc chân thật.
Bài phỏng vấn sau đây được thực hiện bởi Nina Hòa Bình Lê, thứ nữ của nhà thơ Trần Dạ Từ và nhà văn Nhã Ca, được cho phép đăng trên Da Màu trước khi xuất hiện trên Việt Báo số Xuân Nhâm Thìn 2012.
Đồng thời, Nina Hòa Bình Lê được nhà xuất bản HarperCollins cho phép dịch sang Việt ngữ một số bài thơ trong tác phẩm Inside Out & Back Again của Thanhha Lai. Xin mời quý độc giả đọc bản dịch của Nina Hòa Bình Lê cho bài thơ “Không Biết Cha” (“Unknown Father”) cũng xuất hiện trên Da Màu hôm nay. Bản dịch bài “Không Biết Cha,” và cho các bài thơ khác trong Từ Trong Ra Ngoài và Bắt Đầu Lại cũng sẽ xuất hiện trong Việt báo số Xuân Nhâm Thìn 2012.
Để biết thêm chi tiết, xin quý độc giả vui lòng liên lạc với tòa soạn Việt Báo, 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683, Phone: 714.894.2500, Fax: 714.766.6171. Email: quyentran@viebao.com
Da Màu chân thành cảm ơn Thanhha Lai, Nina Hòa Bình Lê và tòa soạn Việt Báo đã có nhã ý cho phép chúng tôi đăng bài phỏng vấn dưới đây, cùng bản dịch của Nina Hòa Bình Lê cho bài thơ “Không Biết Cha” (“Unknown Father”) của Thanhha Lai.
1. Xin cho biết về bản thân tác giả, công việc hiện tại, và dự định trong tương lai, tác phẩm mới?
Gia đình tôi rời Việt Nam trên một chuyến tàu hải quân vào đêm trước khi mất Sài Gòn và cuối cùng, chúng tôi đã đặt chân vào đất liền và đến định cư tại một trại tỵ nạn ở Florida. Người bảo trợ cho chúng tôi là một ông chủ đại lý xe từ Montgomery, Alabama. Câu chuyện tái định cư và bắt đầu lại cuộc sống của chúng tôi là một câu chuyện quen thuộc đối với bất cứ gia đình người Việt nào. Sau hai năm ở Alabama, chúng tôi dọn đến Texas, và sau đó, phần lớn mọi người trong gia đình dọn xuống miền Nam California để gia nhập với hàng ngàn người Việt khác đã sinh sống tại đây. Tôi nghĩ có lẽ lý do là ai cũng muốn được ăn một tô phở ngon!
Tôi tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí từ trường đại học University of Texas ở Austin. Tôi cũng đã dọn về phía Tây và làm việc cho tờ Orange County Register từ năm 1988 đến 1990. Sau đó, tôi ngứa tay thèm viết tiểu thuyết nên tôi dời về lại miền Đông đến Boston, và sau đó dọn về New York City, nơi tôi tốt nghiệp cao học MFA chuyên về Văn Chương Sáng Tạo từ Đại Học New York University. Tôi bỏ ra 15 năm để viết truyện cho người lớn mà chẳng đi đến đâu. Bỗng một ngày tôi ôn lại các hình ảnh những ngày cuối ở Sài Gòn, và những hình ảnh này chuyển biến trở thành hình thể thực thụ của chúng, thành một thể thức thật đẹp mà người ta gọi là thơ. Tôi không phải là một nhà thơ, nhưng tôi biết rằng văn bản chặt chẽ, hình ảnh nhanh gọn có sức phát nổ thành những nguyên liệu, cảm xúc thật sự là cách duy nhất để có thể bước vào tâm trí một bé gái 10 tuổi có suy nghĩ bằng tiếng Việt, không suy nghĩ bằng tiếng Anh.
Tôi đã hoàn tất bản thảo TỪ TRONG RA NGOÀI & BẮT ĐẦU LẠI trong vòng sáu tháng, nhưng thời gian tôi dành để đếm những cuốn sách không thành công cũng bằng với thời gian viết cuốn sách này. Nghĩ cho cùng, tất cả những kinh nghiệm viết lách này đều hữu ích cả. Tôi đã bắt đầu với cuốn sách thứ hai. Tôi đã có sẵn các nhân vật và cốt truyện, nhưng như thường lệ, tôi chưa tìm ra tiếng nói thực sự phù hợp. Khi tôi định rõ được tiếng nói này, mọi chuyện còn lại chỉ là tiếp tục công việc.
2. Tác giả có nói hay đọc tiếng Việt được không? Nếu đọc được tiếng Việt, Thanh Hà đã đọc tác phẩm, tác giả nào?
Tôi đọc tiếng Việt với trình độ của một học sinh lớp bốn. Tôi viết tiếng Việt với trình độ của một học sinh lớp hai. Tôi viết thơ cho mẹ tôi bằng tiếng Việt, và chữ nghĩa tiếng Việt trong thơ của tôi luôn là thứ giải trí cho mẹ. Hẳn là vì tôi đánh vần sai và dùng chữ sai liên tục. Nhưng Mẹ luôn hiểu tôi, cho nên chắc là tôi viết tiếng Việt cũng không đến nỗi tệ.
Tôi đã đọc Nhất Linh hồi còn ở Việt Nam. Dự án đọc tiếng Việt lớn nhất của tôi là Truyện Kiều. Đây là lý do thứ hai thúc đẩy tôi học tiếng Việt. Lý do thứ nhất là để có thể nói chuyện với Mẹ. Tôi đọc bản Truyện Kiều song ngữ với phần dịch thuật của Huỳnh Sanh Thông. Tôi đã run vì xúc động bởi cái đẹp trong thơ Nguyễn Du. Khi đọc đến dòng “Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ,” tôi gần té ngã vì rung động. Tôi thuộc hai câu “Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.” Hai câu này chính là lời tụng nguyện bí mật của tôi. Khi tôi lo lắng, tụng đi tụng lại hai câu thơ này giúp tôi bình tĩnh lại, có lẽ nhờ vào vần điệu và các từ ngữ âm vang đối nhau.
Giáo sư trường New School (New York) và Tác giả thắng giải NBA
đọc “Từ Trong Ra Ngoài và Bắt Đầu Lại” trên sân khấu
trong buổi đọc sách của các tác giả chung kết phần thưởng NBA
đọc “Từ Trong Ra Ngoài và Bắt Đầu Lại” trên sân khấu
trong buổi đọc sách của các tác giả chung kết phần thưởng NBA
3. Là một người Việt tỵ nạn, Thanh Hà nghĩ người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ (thế hệ của tác giả và thế hệ của ba mẹ tác giả) đã có những tiến triển gì trong 36 năm qua và trong tương lai?
Tôi không đủ tư cách để có nhận định chung về người Việt ở Hoa Kỳ. Tôi tin rằng bất kỳ dân tộc nào cũng có những câu chuyện thành công và những câu chuyện không được bóng bẩy mấy. Đối với tôi, nhân vật đằng sau những câu chuyện này mới là quan trọng và hấp dẫn. Vì vậy cái nhìn của tôi đối với người Việt gốc Mỹ không theo kiểu tổng thể, mà theo mỗi cá nhân.
4. Trong cuốn sách, Tác Giả bắt đầu với Tết Con Mèo và kết thúc với Tết Con Rồng. Tết Con Rồng sắp đến, Tác giả đón Tết như thế nào? Vài lời chúc Tết đến độc giả Việt Báo, đặc biệt là các độc giả thiếu nhi người Mỹ gốc Việt đang đọc về Tết từ cuốn sách của tác giả.
Tôi ở thành phố New York, và lúc nào thời tiết cũng lạnh cóng ở mức đông đá khi Tết đến. Trong những năm trước, vợ chồng tôi đưa con gái tôi xuống San Diego nơi cả làng tụ họp. Nhưng năm tới đây chúng tôi sẽ không đi được. Chúng tôi sẽ ghé phố Tàu, ăn bánh chưng và con gái tôi sẽ được mặc áo đầm đỏ đón Tết.
Tôi nhờ Mẹ giúp tôi viết lời chúc Tết đến các em, và Mẹ nói rằng theo truyền thống chúc Tết, ai cũng phải chúc: “Năm mới chúc các em học giỏi và chóng lớn, nghe lời cha mẹ và ông bà.” Vì vậy tôi sẽ chúc các em điều này, vì sợ rằng nếu không, bầu trời sẽ sụp đổ.
Nhưng tôi cũng mong ước rằng mỗi năm, mỗi em sẽ tràn ngập niềm vui khi đọc sách, không cần phải đọc sách từ trường hay để được điểm ở trường, nhưng từ những cuốn sách đem lại cho các em hứng khởi tung bay. Những cuốn sách vui nhộn, ý nghĩa và câu chuyện sẽ ở lại với các em trong nhiều năm tới. Làm sao kiếm được những cuốn sách này? Hãy hỏi thầy cô và chuyên viên ở thư viện. Và cũng thử đọc đủ loại sách, mở sách ra, và nếu hai trang sách lựa đọc lôi cuốn bạn, nhiều phần là bạn sẽ thích cuốn sách này. Hãy tìm chỗ ngồi đọc và đọc, đọc, đọc. Khi đọc xong một cuốn sách, hãy mở cuốn sách kế tiếp.
5. Còn điều gì khác?
Tôi thật là thiếu chuẩn bị khi tên tôi được gọi lên lãnh Giải Sách Toàn Quốc (National Book Award), vì vậy tôi chỉ phát biểu vài lời ngắn gọn và chưa có dịp cám ơn Mẹ và anh chị em tôi. Tôi biết là Mẹ tôi sẽ đọc Việt Báo, vì vậy xin cho tôi cơ hội để bày tỏ cảm xúc của tôi.
Tôi xin cảm ơn Mẹ tôi vì Mẹ đã là chính “Me”. Nhiều nhân vật trong TỪ TRONG RA NGOÀI VÀ BẮT ĐẦU LẠI là giả tưởng, nhưng nhân vật giữ đúng bản chất thật là nhân vật Mẹ tôi. Nếu chiến tranh đã lấy mất đi người Cha của tôi, thì cuộc đời đền bù lại khi ban cho tôi một người Mẹ vô cùng tuyệt vời. Tôi cũng xin cảm ơn sáu người anh em trai và hai chị em gái của tôi. Có được những tình tiết hài hước trong cuốn sách này, đó là vì tôi được sinh ra và lớn lên trong gia đình đầy những tiếng cười. Nếu tôi có thể vượt qua được những ký ức buồn, đó là nhờ các anh chị em tôi đã luôn có mặt để xoa dịu mọi vết thương. Và xin cảm ơn toà soạn của quý báo đã hỗ trợ tôi. Chúc quý vị một năm mới Nhâm Thìn nhiều gặt hái tốt đẹp.
-------------------------------
15.12.2011
Tôi không biết
gì hơn về Cha
ngoài những mẩu vụn
Mẹ thỉnh thoảng kể ra.
gì hơn về Cha
ngoài những mẩu vụn
Mẹ thỉnh thoảng kể ra.
Cha thích món lươn kho
yêu bánh paté chaud,
và đương nhiên, yêu quý các con,
đến nỗi mắt Cha ngấn lệ
ngắm nhìn các con mơ ngủ.
yêu bánh paté chaud,
và đương nhiên, yêu quý các con,
đến nỗi mắt Cha ngấn lệ
ngắm nhìn các con mơ ngủ.
Cha ghét mặt trời chiều,
ghét màu nâu,
cơm nguội.
ghét màu nâu,
cơm nguội.
Anh Quang nhớ rõ
Cha thường hay nói
tút xuýt
một kiểu phát âm
của người Việt
dùng thành ngữ của Pháp
tout de suite
có nghĩa “ngay bây giờ”.
Cha thường hay nói
tút xuýt
một kiểu phát âm
của người Việt
dùng thành ngữ của Pháp
tout de suite
có nghĩa “ngay bây giờ”.
Mẹ cười
khi Cha theo đuôi Mẹ
trong bếp
lập đi lập lại,
đói bụng, thèm lươn kho,
tút xuýt, tút xuýt.
khi Cha theo đuôi Mẹ
trong bếp
lập đi lập lại,
đói bụng, thèm lươn kho,
tút xuýt, tút xuýt.
Đôi lúc tôi nói thầm
Tút xuýt
giả vờ như
tôi cũng biết Cha
rất rõ.
Tút xuýt
giả vờ như
tôi cũng biết Cha
rất rõ.
Tôi sẽ
không bao giờ nói tút xuýt
trước mặt Mẹ.
Không ai
muốn làm Mẹ phiền muộn
hơn nữa.
không bao giờ nói tút xuýt
trước mặt Mẹ.
Không ai
muốn làm Mẹ phiền muộn
hơn nữa.
Mỗi ngày.
--------------------------------
XEM THÊM :
Nguyễn Thị Hải Hà
Thứ Năm, 24 tháng 11 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment