Tuesday, December 13, 2011

TẠI SAO TRUNG QUỐC NHẤT ĐỊNH CẦN BIỂN ĐÔNG CHO RIÊNG MÌNH (Daniel Shaeffer)



Daniel Shaeffer
Chủ nhật, 11 Tháng 12 2011 19:02

Nhiều người cho rằng sự quả quyết của Trung Quốc tại Biển Đông là dựa trên những lý do kinh tế và môi trường. Nhưng trên tất cả là đây chỉ là những lý do bề mặt đang che giấu phía sau những ý định và lợi ích sâu xa của Trung Quốc. Những ý định và lợi ích này trên tất cả đều liên quan đến bố trận quốc phòng của Trung Quốc, đối mặt với những gì mà Trung Quốc coi là chính sách ngăn chặn của Mỹ chống lại mình, nếu không nói là mối đe dọa Mỹ. Trong những tính toán như vậy, Biển Đông không khác gì một quân cờ, một quân cờ quan trọng, nhưng chỉ là một quân cờ trong kế hoạch phòng thủ tổng thể màTrung Quốc đang xây dựng nhằm hạn chế cái được cho là mối đe dọa Mỹ

Kính thưa chủ tịch, các quý ông và quý bà,

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ ba về “ Biển Đông: Hợp tác vì phát triển và an ninh khu vực” đã mời tôi trình bày về chủ đề: “Tại sao Trung Quốc nhất định cần Biển Đông cho riêng mình”

Bài trình bày này là một quan điểm về tương lai và độc lập hoàn toàn. Tôi xin nhấn mạnh điều đó. Bài trình bày dựa trên việc phân tích những thông tin khác nhau mà tôi thu thập được không chỉ về tình hình ở Biển Đông mà còn ở biển Hoa Đông, và thậm chí cả ở khu vực Thái Bình Dương. Bài tham luận này cũng gần như lặp lại những gì tôi đã giới thiệu trước đó ở Đài Bắc vào ngày 7 tháng 10, trong một hội thảo quốc tế được tổ chức bởi Sở Nghiên cứu Âu - Mỹ của Viện Nghiên cứu Trung ương về "Các vấn đề Luật và Chính sách chủ yếu ở Biển Đông: Quan điểm của châu Âu và Mỹ"

Do sự hung hãn của Trung Quốc thể hiện gần đây trong việc bảo vệ những gì họ coi là quyền lợi chính đáng ở Biển Đông theo nguyên tắc đường chín đoạn đứt khúc, ví dụ như việc cắt cáp kháo sát địa chấn của tàu Việt Nam vào ngày 26 tháng 5 và ngày 9 tháng 6, hoặc việc gây sức ép với công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh không được cùng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khai thác hai lô ngoài khơi Việt Nam nhưng vắt ngang đường chín đoạn đứt khúc, tất cả những sự kiện như thế này đều được báo chí quốc tế đưa tin, mọi người trên Thế giới đều tin rằng sự quả quyết này của Trung Quốc chỉ dựa trên những lý do về kinh tế.

Do hàng năm Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông, một quyết định được báo chí quốc tế truyền tin, nên mọi người trên thế giới đều tin rằng sự quả quyết này của Trung Quốc là dựa trên những lý do kinh tế và môi trường.

Tất cả những lý do hiển nhiên này tất nhiên là không phải không có căn cứ. Những lý do này là những lý do thật sự. Nhưng trên tất cả là đây chỉ là những lý do bề mặt đang che giấu phía sau những ý định và lợi ích sâu xa của Trung Quốc. Những ý định và lợi ích này trên tất cả đều liên quan đến bố trận quốc phòng của Trung Quốc, đối mặt với những gì mà Trung Quốc coi là chính sách ngăn chặn của Mỹ chống lại mình, nếu không nói là mối đe dọa Mỹ. Trong những tính toán như vậy, Biển Đông không khác gì một quân cờ, một quân cờ quan trọng, nhưng chỉ là một quân cờ trong kế hoạch phòng thủ tổng thể màTrung Quốc đang xây dựng nhằm hạn chế cái được cho là mối đe dọa Mỹ. Kế hoạch phòng thủ tổng thể này của Trung Quốc dựa trên ba giai đoạn:

1- Đảm bảo cho hải quân Trung Quốc tự do hàng hải hoàn toàn trên toàn Biển Đông, đặc biệt là cho các tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc(SSBNs)[1], mà không bị bất cứ lực lượng hải quân nước ngoài nào xen vào bằng việc đi lại ở khu vực này. Đây là lý do chính giải thích tại sao, để thực hiện mục đích chiến lược của mình, Trung Quốc nhất quyết muốn biến Biển Đông thành một khu thánh đường. Điều này giải thích tại sao Trung Quốc đangrất muốn Hải quân Mỹ không tiếp tục qua lại trên vùng biển này nữa.

2- Lấy lại Đài Loan để có được vùng biển có chủ quyền thực sự và tự do hoàn toàn cho tàu bè của Trung Quốc tự do tiến ra biển khơi, ít nhất là trong thời gian hòa bình, hoặc thậm chí là trong các cuộc khủng hoảng cấp thấp, hoặc hơn nữa là trong một chiến tranh lạnh thứ hai mà dường như bắt đầu xuất hiện. Chiến tranh là một vấn đề khác bởi vì trong tình trạng chiến tranh, tất cả các nguyên tắc của Công ước LHQ về Luật Biển liên quan đến việc quản lý của các quốc gia đối với các vùng biển tiếp giáp bờ biển của mình đều bị phá vỡ, do những tính toán và nhu cầu tác chiến có lẽ chiếm ưu tiên mà không dành chỗ cho bất kỳ cân nhắc nào khác.

3 – Bố trí tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc nhắm vào các bờ biển Mỹ trong tầm tên lửa, bao gồm trước hết là Hawai.

Để minh hoạ cho những giả thuyết này, tôi bắt đầu từ ba sự việc sau:
1 – Điều đầu tiên là quan hệ Trung Quốc- Mỹ không có chút tin tưởng nào. Ngờ vực giữa hai nước có thể là từ chủ đạo, ngay cả khi cả hai đang cố gắng hết sức để duy trì một dạng giữ đối thoại, bao gồm cả trong lĩnh vực quốc phòng để tránh những sự cố có thể biến thành xung đột.

Đọc toạn bộ bản dịch tại đây

Tướng Daniel Schaeffer, Viện chính sách Pháp Asie 21, Cựu tuỳ viên quân sự Pháp tại Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc

Bản gốc tiếng Anh: “Why China absolutely needs the South China sea for itself alone: A PROSPECTIVE AND INDEPENDENT VIEW FROM OUTSIDE "

Bài tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba: Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.


[1] Tàu ngầm tên lửa đạn đạo sử dụng năng lượng hạt nhân

.
.
.

No comments: