Web Đối Thoại
Posted on 06/12/2011 by Doi Thoai
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngòai Nước
Tín Châu tổng hợp
“Câu chuyện hàng tuần” kỳ này, Quỳnh Chi chia sẻ với quý vị câu chuyện về những người vác lúa kiếm cơm hằng ngày
Thông báo mới nhất từ Viện Chính Sách Trái Đất cho thấy lượng thịt tiêu thụ trên toàn cầu vẫn tăng cao.
Tại Campuchia, phiên tòa xét xử các lãnh đạo của chế độ Khmer Đỏ được mở lại từ ngày 5 đến ngày 16 tháng 12 nhằm kiểm tra và xem xét các bằng chứng chống lại Khmer Đỏ, nguyên nhân trục xuất người dân khỏi thủ đô Phnom Penh và giết người.
Ông Lê Thanh Tùng một người thường xuyên giúp cho dân oan trong các vụ khiếu kiện đất đai đã bị công an tới nhà bắt tạm giam 4 tháng với tội xúi giục chống phá nhà nước.
Binh lính từ một sư đoàn đặc nhiệm được điều vào trung tâm Moscow để “đảm bảo an ninh” sau biểu tình phản đối kết quả bầu cử Hạ viện.
Một trang mạng nhiều người truy cập ở Trung Quốc đăng thông tin về nhóm học viên Việt Nam, được cho là đang học vận hành tàu ngầm ở Nga.
Pháp và Đức đã tái khẳng định cam kết của họ để cải tổ khu vực dùng euro, sau khi S&P’s đưa hầu hết các nước thuộc khu vực này vào danh sách “cần theo dõi tín dụng”.
Toà thánh cử Hồng y Renato Martino đến thăm Miến Điện và làm lễ kỷ niệm 100 năm giáo đường Yangoon.
Philippines vừa bắt giữ sáu ngư dân Trung Quốc ngoài khơi Trường Sa do đánh bắt loài rùa biển trong diện tối nguy.
Trọng tâm của hội nghị Bonn là chuyển từ một nước Afghanistan trong thời kỳ chuyển tiếp qua nước Afghanistan trong thời kỳ chuyển biến
Trong các cuộc bầu cử quốc hội Nga, Đảng đương quyền của Thủ tướng Vladimir Putin đã chịu những thất bại đáng kể không ngờ
Ngoại trưởng Clinton cho biết Mỹ sẵn sàng trợ giúp Afghanistan, nhưng quốc gia Nam Á này phải tiến hành cải cách đến nơi đến chốn
Thủ tướng Nga hy vọng sẽ được giữ thêm một nhiệm kỳ sau cuộc bầu cử Quốc Hội hôm qua
Bà Aung San Suu Kyi nói bà sẽ ra ứng cử, sẵn sàng “đánh cá” là chính quyền quân phiệt Miến Ðiện có ý định thật sự muốn tiến bước trên đường dân chủ hóa
Việt Hoàng 05:52:pm | Bách khoa toàn thư mở viết về Nguyễn Trãi như sau: ‘Nguyễn Trãi (1380-1442),hiệu là Ức Trai là đại thần nhà Hậu Lê, một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm
Nguyễn Hưng Quốc 05:02:pm | Khi chống lại luật biểu tình, với lý do “tôi tin rằng nếu được hỏi ý kiến đa số nhân dân sẽ không ủng hộ Luật Biểu Tình”, chủ yếu Hoàng Hữu Phước.
Nhất Hướng 04:51:pm | Trong lúc cuộc khủng hoảng tiền tệ tại khu vực Euro đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu thì 17 quốc gia trong khối Euro lại có những giải pháp giải quyết
Nguyễn Tường Tâm 05:09:am | Không ai nói ra, vì họ không có điều kiện để nói ra, nhưng hầu như toàn thể dân chúng đang chờ đợi thái độ của chính quyền địa phương trong vụ việc..
TQ 'để ý' việc VN học lái tàu ngầm (BBC 6-12-11)
Chính thức công bố hợp nhất ba ngân hàng thương mại (VnE 6-12-11)
Nhà tài trợ hối thúc VN tái cơ cấu thị trường tài chính (VNN 6-12-11) -- Donors urge Vietnam to speed up economic reforms (AFP 6-12-11)
Vietnam Risks Stability If Policy Eased, IMF, World Bank Say (Bloomberg 6-12-11)
Việt Nam cam kết tái cơ cấu nền kinh tế (TT 6-12-11) -- Say anything, do nothing!
Bất động sản thấp thỏm đợi tiền kiều hối (VnE 5-12-11) -- Sheeesh! Nhìn lại thị trường bất động sản VN: Đừng quên tái cấu trúc (TT 5-12-11) -- Bài Đặng Hùng Võ
Trung Quốc: Siêu cường miễn cưỡng? Reluctant superpower? (SCMP 6-12-11) -- Bài này rất có ich (tuy rằng người Việt Nam sẽ khó đồng ý với những nhận định này từ phương Tây), nên dịch. ◄ (Trong bài có trích lời chỉ trích Obama của tờ Washington Times. Đừng để ý nhiều đến tờ báo này (rất ít người đọc, bán không chạy, lỗ lã mấy năm nay!) của phe bảo thủ Mỹ, họ chỉ trích Obama như một phản xạ)
Mỹ - Châu Á Thái Bình Dương: Obama’s Pacific Pivot (Project Syndicate 6-12-11) -- Đến lượt Joe Nye xài chữ "pivot"! (Văn phong của Nye là văn phong quan lại, xài những danh từ dao to búa lớn nhưng đọc kỹ thì thấy hơi... nhút nhát, không dám làm mất lòng ai. Ông ta mà nấu phở thì sẽ thiếu rau, thiếu ớt, thiếu cả thịt. Có cụt xương "soft power" đem ra nấu đi nấu lại hoài. Đọc ông ta thì đọc, nhưng tôi vẫn không thích)
Thế kỷ châu Á? The Impoverished “Asian Century” (Project Syndicate 6-12-11) -- Tưa thì có vẻ hấp dẫn nhưng bài của cha Ấn Độ này thì khô như ngói! Chán!
Mỹ - Châu Âu: Why America Should Care About the Collapse of European Unity (Newsweek 5-12-11) -- Một bài đặc biệt "có thẩm quyền" của sử gia Simon Schama (không phải Niall Ferguson, chớ lo!)
Chủ nghĩa cộng sản bồ bịch?: Crony Communism (American Spectator 6-12-11) -- Đã nghe "tư bản bồ bịch" (crony capitalism), có lẽ đây là lần đầu tiên thấy chữ "crony communism" (Tồn nghi: Có thể Ian Bremmer (hoặc, trước nữa, James Mann) đã dùng chữ này rồi). Nhiều người đã dịch chữ "crony" là thân hữu, nhưng tôi nghĩ chữ "bồ bịch" chuyển tải đúng hơn hơi hám vừa thân mật, vừa tếu táo, "lưu manh" của danh từ này.
Giáo dục trước hết là một công tác nhân văn, là công cuộc dân chủ hóa (TS 5-12-11) -- Bài phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc◄
Dạy - học văn ở trường tiểu học: Bức tranh không hồn (TN 6-12-11)
Cần đặt vấn đề di sản ngôn ngữ (NĐB 5-12-11) -- Bài Lại Nguyên Ân
Bét bảng thì đã làm sao?! (VHNA 6-12-11) -- "Dư luận đang “nóng” chuyện ông bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo “bét bảng” trong “kì thi vấn đáp” trước Quốc hội....."
Chất Huế (TS 5-12-11) -- P/v Thái Kim Lan
Tiếp xúc với tác phẩm (SH 28-11-11) -- Bài cũ, nhưng đáng đọc lại, của Thái Bá Vân.
"Điên" là một cách ứng xử của Bùi Giáng! (Bee.net 6-12-11)
Hoàng Hồng Cầm: Đứa trẻ về trời (CAND 6-12-11)
Miền gái đẹp đất Chín Rồng: Những bà hoàng bên dòng sông Tiền (DV 6-12-11) -- Có thật! Tôi xin làm chứng!
‘Em và chó, anh chọn ai?’ (ĐV 6-12-11) -- Có những câu chẳng bao giờ nên hỏi nếu không biết chắc câu trả lời sẽ ra sao.
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Các bài mới đăng:
IMF: Nới lỏng chính sách có thể ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô
06/12/2011
Việt Nam có thể làm suy yếu tiến trình ổn định kinh tế vĩ mô nếu các nhà hoạch định chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ ở thời điểm hiện nay, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới WB nhận xét.
Ông Sanjay Kalra, Trưởng đại diện của IMF tại Việt Nam cho biết trước Hội nghị các nhà tài trợ diễn ra tại Hà Nội ngày hôm nay (6/12), “Các nhà hoạch định chính sách cần thúc đẩy tiến trình một cách nhanh chóng và kiên định để đảm bảo sức khỏe của khu vực tài chính trong khi tái thiết sự ổn định kinh tế vĩ mô. Không đạt được mục tiêu này, hay thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời điểm hiện tại, sẽ tác động xấu tới những nỗ lực trước đó”.
Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát gần chạm ngưỡng 20% cùng với thâm hụt thương mại và sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế cũng như những rủi ro đến từ hệ thống các tổ chức tín dụng. Chính phủ đã đưa ra thông tin GDP của Việt Nam có thể đạt mức khoảng 6% trong năm nay, thấp hơn mức 6,8% đạt được trong năm 2010.
Ông Kalra cho biết, một chương trình hành động rõ ràng trong việc tái cấu trúc ngành tài chính là “cần thiết cấp bách.”
Ngoài ra, ông Kalra cũng nhận định các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nên xem xét tới việc nâng lãi suất để hỗ trợ đồng nội tệ nếu cần thiết. Ông Kalra cũng cho biết thêm, trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã được cải thiện trong giai đoạn giữa năm 2011, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã “sụt giảm trở lại trong nỗ lực kiểm soát những áp lực đè nặng lên tỷ giá”.
Sự sụt giảm giá trị của đồng VND có liên quan tới sự suy giảm niềm tin trong nền kinh tế. Theo đó, NHNN Việt Nam đã cam thiệp vào thị trường ngoại hối trong tháng 10 và dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong tháng 7 tương đương với 2 tháng nhập khẩu, đại diện của WB đưa ra thông tin trong một báo cáo độc lập được công bố ngày hôm nay.
Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô hiện “mong manh và việc nới lỏng chính sách sớm sẽ tạo ra rủi ro tái diễn những kịch bản bất ổn gần đây.”
Nhận xét về ngành ngân hàng, WB cho biết ngành này đang cho thấy những dấu hiệu căng thẳng, với chất lượng tài sản “đáng lo ngại bắt nguồn từ việc tăng trưởng tín dụng thường xuyên ở mức cao trong những năm qua, lãi suất cao và năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế”. Các ngân hàng của Việt Nam đang thể hiện tình trạng thiếu thanh khoản, WB cho biết trong báo cáo của mình.
Đại diện của IMF cho rằng việc chính phủ Việt Nam “liên tục kêu gọi việc hạ lãi suất cho vay làm dấy lên những ghi ngờ về quyết tâm duy trì chính sách thắt chặt của chính phủ Việt Nam”.
Theo báo cáo của Chính phủ, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2011 có thể đứng ở mức 10 tỷ USD với nhập khẩu tăng trưởng 23,8% trong năm nay, lên 105 tỷ USD và xuất khẩu tăng trưởng 31,6% lên 95 tỷ USD.
Theo dự báo của Capital Economics Ltd., nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng chậm lại ở mức 5% hoặc thấp hơn trong năm sau. Nếu dự báo này chính xác, đây sẽ là tốc độ tăng trưởng chậm nhất của nền kinh tế Việt Nam kể từ năm 1999.
Anh Đặng Bloomberg
Thứ Ba, 06/12/2011, 07:46 (GMT+7)
Bầu cử ở Nga: Lời cảnh báo đảng cầm quyền
Sở Xây dựng “cấm” Keangnam Vina cắt các dịch vụ
06/12/2011 11:54:31
NASA phát hiện hành tinh có sự sống như trái đất
06/12/2011 09:47:25
Chiến tranh ở Syria là không thể tránh khỏi
Thứ ba, 06/12/2011 03:51
Khẩu hiệu khổng lồ bị in sai ngay giữa trung tâm thành phố
Thứ ba, 06/12/2011 03:17
Thứ Ba, 06/12/2011 – 11:32
Hà Giang: Nhức nhối nạn “lật ruộng” tìm vàng
Thứ Ba, 06/12/2011 – 10:50
Israel hé lộ chương trình máy bay không người lái tự chế
Tội phạm lộng hành: Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm!
Thứ Ba, 06/12/2011 00:17
Tổng thống Nga tính chuyện lập liên minh ở Duma
Thứ Ba, 06/12/2011 02:20
“Sống trong sợ hãi“ ở khu chung cư bạc tỷ!
Cập nhật 06/12/2011 10:19 (GMT+7)
Ban hành Đề án phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Cập nhật 06/12/2011 06:19 (GMT+7)
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Kỷ luật phó giám đốc Sở Công thương Long An
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/468114/Ky-luat-pho-giam-doc-So-Cong-thuong-Long-An.html
Thứ Ba, 06/12/2011, 08:03 (GMT+7)
TT – Chiều 5-12, UBND tỉnh Long An đã kiểm điểm ông Nguyễn Văn Minh (phó giám đốc Sở Công thương) về những sai phạm của ông này khi còn kiêm nhiệm chức vụ chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT), theo kết luận của Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh.
Tại cuộc họp này, ông Minh đã kiểm điểm, thừa nhận sai phạm trong việc bổ nhiệm vợ không đúng quy định và trách nhiệm của người đứng đầu đối với hàng loạt sai phạm của cán bộ cấp dưới. Ông Minh tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách về mặt chính quyền. Các sở, ngành có liên quan đã bỏ phiếu đề xuất hình thức kỷ luật để chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định theo hai mức: khiển trách và cảnh cáo. Một số nguồn tin cho biết đa số ý kiến đề xuất hình thức kỷ luật ông Minh là cảnh cáo. Trước đó, ông Minh đã bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng.
Trong thời gian làm chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Long An, ông Nguyễn Văn Minh đã bổ nhiệm vợ mình là bà Trần Thị Tuyết Hoa làm đội phó Đội QLTT số 3 sai quy định. Đảng ủy khối các cơ quan đã yêu cầu Sở Công thương tỉnh Long An hủy quyết định này. Tuy nhiên sau đó bà Hoa đã chủ động từ chức. Việc bổ nhiệm, kỷ luật một số cán bộ QLTT dưới quyền của ông Minh cũng chưa thuyết phục. Ngoài ra, ông Minh quản lý cán bộ không tốt để một số cán bộ QLTT vay nợ của dân, sai phạm về nghiệp vụ, sang Campuchia đánh bạc trái phép… và bị kỷ luật với nhiều hình thức khác nhau.
Trong đó nổi bật nhất là vụ ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5) nhiều lần sang Campuchia đánh bạc và có quan hệ bất chính với bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng). Sau hàng loạt sự cố này, UBND tỉnh Long An đã cho ông Minh thôi chức chi cục trưởng Chi cục QLTT, chỉ còn chức phó giám đốc Sở Công thương.
V.TR. – N.HẬU
Giải cứu người sau 4 ngày bị bắt cóc tống tiền
Thứ Ba, 06/12/2011, 08:00 (GMT+7)
TT - Ngày 5-12, một nguồn tin cho hay Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ đã giải cứu được ông Lê Văn Dũng (34 tuổi, ngụ ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai) sau khi bị bắt cóc đòi tiền chuộc.
Ông Dũng từng là tổng giám đốc một công ty điện tử viễn thông có trụ sở tại tỉnh Bình Dương. Ông Dũng được công an tìm thấy từ một khu rừng ở tỉnh Đắk Nông vào đêm 4-12, sau bốn ngày bị bắt và được thả ra ở gần quốc lộ 14.
Ông Lê Văn Công (em ruột ông Dũng) cho biết theo lời kể của ông Dũng, chiều 30-11 ông Dũng được một người quen tên Hà Xuân Gia mời lên ôtô đi ăn tối. Khi đến quán ăn, ông Dũng bị ông Gia cùng với hai người khác bịt miệng và cho xe chạy về tỉnh Đắk Nông. Sáng 1-12, các đối tượng bắt cóc ông Dũng yêu cầu ông gọi điện về nhà trả tiền cho nhóm bắt cóc 3 tỉ đồng để chuộc, sau đó hạ dần xuống còn 1 tỉ đồng.
Trong quá trình thương lượng, nhóm bắt cóc đòi nộp tiền chuộc trước 2 triệu đồng nên gia đình đã chuyển vào tài khoản của một phụ nữ ở Hà Nội. Khi khoanh vùng được các đối tượng liên quan, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội mời hai đối tượng có liên quan trong nhóm bắt cóc lên làm việc. Hiện công an đang làm rõ vụ việc.
H.MI – N.T.PHÚC
Thầy thể dục bị tố dâm ô trò nữ
Thứ hai, 5/12/2011, 10:03 GMT+7
Chiều 4/12, công an thị xã Châu Đốc (An Giang) khởi tố, bắt tạm giam Mai Thanh Phong (21 tuổi, giáo viên trường tiểu học Núi Sam B) vì có hành vi “dâm ô với trẻ em”.
Theo cơ quan điều tra, bé gái học lớp 5 đã kể cho gia đình là từng hai lần bị Phong kêu vào nhà vệ sinh trong trường để “khám” vùng kín. Không riêng gì nữ sinh này mà các bạn cùng lớp cũng bị thầy Phong sờ soạng khắp người. Có em bị thầy Phong “nghịch” nhưng không dám báo với người lớn mà chỉ rỉ tai với các bạn cùng lớp để tránh xa thầy thể dục khi thấy Phong đi vào nhà vệ sinh.
Tuy nhiên, do hành vi dâm ô của thầy giáo trẻ liên tục tái diễn, một số em hoảng loạn, báo lại sự việc với cha mẹ làm đơn tố cáo.
Công an đã vào cuộc điều tra và xác định Phong có dấu hiệu phạm tội “dâm ô với trẻ em” nên tiến hành bắt giữ.
Thiên Phước
Những vụ thanh toán của giới giang hồ
Thứ hai, 5/12/2011, 16:32 GMT+7
Hẹn tới quán nước giải quyết mâu thuẫn, hai băng nhóm vác mã tấu, đao kiếm lao vào nhau. Cuộc hỗn chiến chỉ dừng lại khi cảnh sát nổ súng chỉ thiên.
Những phi vụ thanh toán đôi khi chỉ bởi mâu thuẫn nhỏ nhưng là cách nhiều băng nhóm giang hồ thể hiện “đẳng cấp”, giành nhau thống trị địa bàn, gây hoang mang cho người dân.
Một buổi tối tháng 5, người dân sống tại đường Nguyễn Tri Phương (phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) kinh hoàng khi dõi theo cuộc hỗn chiến giữa băng nhóm giang hồ đến từ TP HCM và giang hồ Bình Dương. Một nhóm người đi trên ôtô biển kiểm soát TP HCM dừng lại tại quán nước ở đường Nguyễn Tri Phương, trong đó có 2 cô gái. Ngay sau đó, 2 cô này nhảy lên xe máy chạy đi, số còn lại ngồi đợi ở quán nước.
Khoảng 15 phút sau, 2 cô gái quay lại trong bộ dạng hốt hoảng vì ngay phía sau là gần 10 người đang ráo riết đuổi theo. Ngay lập tức, một nhóm người “phục kích” sẵn trên ôtô dùng mã tấu, đao kiếm và tuýp sẵn lao xuống, bao vây hai phía.
Bị tập kích, nhóm giang hồ Bình Dương co cụm vào trong quán nước dùng bàn ghế để chống trả. Cuộc hỗn chiến diễn ra ác liệt khi một người trong nhóm rượt đuổi 2 cô gái bị chém gần đứt lìa cánh tay. Cả khu phố náo loạn bởi những tiếng la hét, chửi thề.
Chỉ khi công an thị xã Thủ Dầu Một có mặt và nổ súng bắn chỉ thiên, hai băng giang hồ mới bỏ chạy. Người bị thương nằm la liệt dưới đường. Băng giang hồ cùng 2 cô gái lao lên xe bỏ chạy.
Phải mất gần 2km truy đuổi, cảnh sát mới chặn được chiếc xe. 14 người liên quan đã bị bắt giữ. Khám xét xe, cảnh sát thu giữ thêm 14 mã tấu, 2 cây đao, xích sắt và ống tuýp…
Một vụ giang hồ xử nhau cũng không kém phần kinh hãi, mà nguyên nhân chỉ vì nhậu xong không trả tiền. Sau vụ hỗn chiến, hai người đã bị chém trọng thương trong tình trạng nguy kịch.
Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Toàn (cùng 2 anh em trai) và 2 người bạn đến quán Bình Long (TP HCM) nhậu nhưng không chịu thanh toán tiền. Nguyễn Quang Phúc (36 tuổi, chủ quán nhậu) cùng bảo vệ của quán cản lại và giữ một xe máy dẫn đến cự cãi.
Lúc này, Thiện (anh trai của Toàn) bỏ ra ngoài, dùng đá ném vào quán và tuyên bố “tao bảo kê khắp nơi mà chúng mày đòi lấy tiền à?”. Ngay lập tức, Phúc gọi điện cho đồng bọn mang theo mã tấu, dao đến tấn công nhóm của Thiện khiến 2 người bị thương nặng. Gây án xong, nhóm giang hồ này bỏ trốn.
Không chỉ dùng dao kiếm, những kẻ có máu mặt đã dùng súng để “xử”nhau. Cách đây vài tháng, tại Từ Liêm (Hà Nội), 3 thanh niên áp sát taxi, nã súng khiến vị khách ngồi trong bị trúng đạn vào gáy. Tài xế taxi cũng bị dính đạn khiến chiếc xe mất lái, lao lên vỉa hè, nổ lốp.
Vụ việc được công an huyện Từ Liêm làm rõ, rạng sáng 28/6, taxi do anh Lê Văn Thế (20 tuổi) nhận được lệnh của tổng đài đến đón khách ở đường Hồ Tùng Mậu. Đến nơi, phát hiện một nhóm thanh niên mang theo bao tải đựng dao, kiếm, tài xế Thế không đồng ý chở. Nhóm thanh niên liền rút dao đe dọa, yêu cầu anh Thế chở xuống khu công nghiệp Minh Khai, huyện Từ Liêm.
Khi gần đến nơi, taxi của anh Thế bị một xe máy chở 3 người từ phía sau vượt lên, áp sát. Một người cầm súng hoa cải bắn vào trong taxi khiến vị khách Phạm Văn Nam (25 tuổi, ở Từ Liêm) bị thương. Tài xế Thế cũng bị trúng đạn khiến chiếc taxi mất lái, lao lên vỉa hè, nổ 3 lốp… Cảnh sát thu giữ hai thanh đao, một thanh kiếm và một dao nhíp… do những người đi taxi để lại.
Vào giữa tháng 5, nhóm sát thủ bắn chết một cô gái ngồi trong xe taxi cũng đã bị công an quận Đống Đa, Hà Nội bắt giữ khi đang tìm đường vượt biên ra nước ngoài. Vụ xả súng gây án mạng chỉ vì cô gái nợ 10 triệu đồng nhưng không trả đúng hẹn.
Theo lời khai của Lưu Quang Đức (24 tuổi), ngày 20/4, anh ta cho Nguyễn Thị Liên (20 tuổi, ở quận Hoàng Mai) vay 10 triệu đồng và hẹn 7 ngày sau phải trả. Đến ngày hẹn, cô gái này chưa có tiền trả nên tối 28/4, Đức gặp Cường “Móm” trên phố Bùi Thị Xuân rồi cùng nhau gọi điện cho Liên yêu cầu trả nợ.
Hai bên đã to tiếng với nhau qua điện thoại rồi hẹn nhau đến phố Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa để nói chuyện. Sau đó, Đức và Cường “Móm” gọi thêm 7 người khác đến để “giải quyết nợ nần”. Nhóm Cường “Móm” mang theo 3 khẩu súng bắn đạn hoa cải đến nơi hẹn. Qua hầm vượt Kim Liên, nhóm sát thủ phát hiện Liên đi trên chiếc taxi nên phóng xe đuổi theo.
Cường “Móm” rút súng yêu cầu xe dừng lại, nhưng lái xe vẫn điều khiển taxi chạy tiếp. Anh ta lập tức bắn một phát vào taxi buộc tài xế phải dừng xe. Chúng chặn đầu xe, bắn thêm phát nữa rồi dùng báng súng, dao kiếm chém vỡ toàn bộ kính trước và sau chiếc taxi.
Khi được phát hiện, cô gái ngồi trong xe taxi đã bị tử vong do bị bắn trúng đầu. Sau hơn 20 giờ truy bắt, nhóm sát thủ bắn chết cô gái đã sa lưới.
Nam Anh
90% hàng giả xuất xứ từ Trung Quốc
06/12/2011 0:03
Đó là thông tin của Tổng cục Hải quan (TCHQ) cung cấp tại Hội nghị về công tác phòng, chống hàng giả dịp cuối năm do TCHQ tổ chức hôm qua tại TP.HCM.
Xuất khẩu… hàng giả
Hàng giả diễn biến muôn hình vạn trạng, phổ biến nhất là giả giống tên hàng thật. Nếu thị trường hàng thật có thuốc Viagra thì hàng giả có ngay Viaraga. Năm nào hải quan cũng thu giữ hàng ngàn viên thuốc giả kiểu này. Hàng nhái điện thoại di động Nokia thì có Nokita… Đặc biệt mới đây, 3 công ty Việt Nam (gồm 2 công ty gia công và 1 công ty xuất khẩu) bị phạt 1,48 tỉ đồng do làm hàng giả, hàng nhái xuất khẩu sang Pakistan, Afghanistan nhãn hàng nước tăng lực giống hệt sản phẩm của Công ty Carabao Tawandang (Thái Lan). Điểm khác nhau là tên sản phẩm Carabao được viết khác thành Arabao, hình con trâu có 2 sừng biến thành con sơn dương cũng 2 sừng. Đây là vụ làm giả hàng để xuất khẩu mà Hải quan TP.HCM lần đầu xử lý. Tuy nhiên, theo Hải quan TP.HCM, tình trạng hàng giả xuất khẩu đang diễn ra ngày càng nhiều.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN, cho biết biến tướng hàng giả, hàng nhái ngày càng khó lường. Từ que diêm, bật lửa, bàn chải đánh răng… cho đến vé máy bay, thẻ tín dụng, tivi, tủ lạnh… đều bị làm giả, kể cả hàng ngoại giả hàng nội. Đó là hàng ngàn công tơ điện, ăng ten tivi, đèn sạc ắc quy, ổ cắm điện do Trung Quốc sản xuất giả hàng VN. Thậm chí, 33.000 ổ cắm điện giả được dán tem chống giả của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an VN, cả hàng và tem đều giả.
Mới đây, Cục Hải quan Đồng Nai bắt quả tang công nhân Công ty TNHH công nghiệp SPC Tianhua VN (100% vốn Trung Quốc ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3) đang thay thế các nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác xuất xứ VN cho lô hàng hợp chất xử lý nước 100 tấn, trị giá 4,5 tỉ đồng để xuất đi Mỹ. Việc giả mạo xuất xứ hàng VN nhằm hưởng ưu đãi thuế khi vào Mỹ.
Theo bà Trương Thị Tuyết Mai, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM, số liệu của Cảnh sát quốc tế Interpol cho thấy, VN có số mẫu thuốc giả cao thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Thuốc giả làm bằng bột mì hoặc thuốc có dược chất thấp không có tác dụng điều trị. Cơ quan chức năng đã phát hiện đối tượng Phạm Thị V.T dùng hóa chất tẩy tên thuốc Lanjack (chữa đau dạ dày), sử dụng bao bì, tem nhập khẩu giả biến thành thuốc kháng sinh Rovanten điều trị về các bệnh hô hấp. “Thuốc giả bỏ cho các tiệm thuốc với giá 70.000 – 90.000 đồng/hộp nhưng nguyên liệu đầu vào chỉ 7.000 đồng” – bà Mai cho biết.
Hầu hết từ Trung Quốc
Ông Trần Việt Hưng, Phó đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Cục Điều tra chống buôn lậu, TCHQ) cho biết, hai thị trường hàng giả “truyền thống” của VN là trong nội địa Trung Quốc và Hồng Kông. Tuy nhiên gần đây nhiều vụ bắt hàng giả có nguồn gốc từ Nga (rượu) và Singapore (mắt kính, quần áo). Doanh nghiệp VN qua tận Nga đặt hàng rượu giả, với các tiêu chí theo yêu cầu. Các vụ này hải quan đã chuyển cho công an truy tố. “Cuối năm hàng giả về rất nhiều. Hàng từ Trung Quốc chiếm hơn 90%”, ông Hưng khẳng định.
Theo ông Đỗ Hữu Quang, Phó cục trưởng Cục QLTT, khó khăn là cơ sở pháp lý chống hàng giả chưa hoàn thiện, các chế tài hàng giả quy định ở rất nhiều văn bản, không thống nhất, hay thay đổi, chồng chéo. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng không tốt dẫn đến hiệu quả chưa cao, thiếu chiến lược, kế hoạch phối hợp đấu tranh bài bản, lâu dài, dẫn đến tình trạng dễ làm khó bỏ, chưa thực sự gắn trách nhiệm của mình vào công việc chung là chống hàng giả.
N.T.Tâm – H.Việt
Vợ vỡ nợ, chồng tự vẫn
06/12/2011 0:57
Sáng qua 5.12, người nhà phát hiện ông Lê Viết Vũ (39 tuổi, trú đường Hùng Vương, thị trấn Đăk Hà, H.Đăk Hà, Kon Tum) treo cổ tự vẫn tại nhà riêng.
Thời gian gần đây, nhiều con nợ đã tìm đến nhà bà Trịnh Thị Ánh Ngọc (vợ ông Vũ) để đòi nợ. Cơ quan chức năng cũng đã nhận được nhiều đơn thư tố cáo, trình báo của các nạn nhân cho biết bà Ngọc vay khoảng 20 tỉ đồng nhưng mất khả năng chi trả.
Trùng Dương
Mãi lộ ngày và đêm trên đường cao tốc
06/12/2011 – 00:53
Chỉ trong 3 giờ đồng hồ, nhóm CSGT đã chặn xe và nhận tiền hàng trăm lượt xe từ miền Tây lên và ngược lại. Quy trình thu nhận công phu, hàng chục triệu mỗi ca trực.
Nhiều tài xế bức xúc gọi đến báo Pháp Luật TP.HCM tố cáo việc hằng ngày họ buộc phải chung chi từ 100.000 đến 500.000 đồng cho mỗi lượt xe khi qua các chốt trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương (đoạn từ trạm thu phí phía TP.HCM đến đầu đường Nguyễn Văn Linh).
Qua xác minh, việc này được thực hiện bởi một số CSGT Trạm 4 (Trạm An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM).
Cận tết, mãi lộ càng hoành hành
Khuya 28-11, PV đi theo xe khách từ Sóc Trăng lên Bến xe Miền Tây, khi xe vừa qua trạm thu phí (đang xây dựng) đường cao tốc địa phận TP.HCM, hai CSGT đã rọi đèn pin vào xe. Chỉ khoảng chưa đầy 30 giây, tài xế đã làm “phí” 200.000 đồng rồi lên xe mà không cần phải trình các giấy tờ gì. Chỉ 5 phút, hai CSGT đã băng ra giữa đường chỉ gậy, rọi đèn hơn 10 xe khách và xe tải. Anh N. cho biết: “Dù xe mình có giấy tờ, có đủ lịch trình xuất bến, không vi phạm gì nhưng vẫn phải chung chi. Nếu không thì mấy anh ấy sẽ không vui, mà không vui thì bị bắt bẻ phạt lỗi nặng, mà mấy ảnh đã xem xe thì thế nào cũng ra lỗi, bị giam bằng thì vợ con đói”. Mỗi chuyến xe khách, tài xế được chủ trả 160.000 đồng. Và nếu chẳng may bị chỉ gậy thì coi như mất tiền công.
Rạng sáng 30-11, xe anh N. chở khách về lại Sóc Trăng và phải tiếp tục làm luật 200.000 đồng, dù xe lúc này chỉ có bảy hành khách (giá mỗi vé xe chỉ 100.000 đồng/người).
Theo phản ánh của nhiều tài xế, CSGT Long An, Tiền Giang chỉ xử phạt khi thấy có lỗi chứ không phải nộp tiền tươi liên tục cả đi cả về như CSGT tuần tra Trạm 4. Anh L., tài xế xe container, kể chiêu để đỡ bớt tiền phạt mà nhiều tài xế trốn “nộp” là bằng cách ngừng xe tưới nước cho bánh xe (để khi xe chạy trên đường cao tốc sẽ đỡ hư lốp) hoặc giả như xe bị hư để dừng lại các quán nước chờ thay ca trực sẽ nhanh chóng chạy thoát. Nhiều tài xế lanh lẹ hơn đã chạy cập hông một xe khác và bỏ chạy khi gậy của CSGT chưa kịp chỉ vào xe mình. Tuy nhiên, theo anh B., tài xế xe khách tuyến Cà Mau – Chợ Lớn, thì việc bỏ chạy hay giả vờ xe hư không được lâu và dễ bị để ý. “Nếu xe nào bị để ý vì trốn “làm luật” nhiều thì nguy cơ bị xử phạt nặng, thẳng tay là không tránh khỏi, trốn được vài lần trong tháng là may lắm rồi. Nói chung, phải biết chuyện không thì phiền phức lắm. Chỉ thiệt cho tài xế thôi. Càng gần tết là tụi tui bị làm luật càng nhiều” – anh B. cho hay.
Quy trình thu nhận công phu
Suốt hơn một tuần tìm hiểu, theo xe các tài xế, chúng tôi đã chứng kiến thủ thuật lấy tiền cánh tài xế của các CSGT đoạn đường này thật tinh vi, khó phát hiện.
Gần 5 giờ sáng 30-11, PV đã phục kích ghi lại được hình ảnh tài xế lũ lượt đóng tiền “phí”, khi trời còn mờ sương sớm.
Một tổ tuần tra gồm hai CSGT (một cấp bậc đại úy tên là Đông và một trung úy) chặn ngay trạm thu phí trên đường cao tốc, đoạn giáp ranh giữa Long An – TP.HCM. Tất cả các xe khi vừa lọt qua cổng trạm đều được chỉ gậy. Khi tài xế xuống xe cầm theo giấy tờ, kẹp theo 100.000-300.000 đồng. Lúc này một CSGT tay cầm tập biên bản xử phạt, tay kia kiểm tra giấy tờ và nhanh chóng đưa tiền kẹp vào tập biên bản. Sau đó giả ghi chép nhưng không đưa biên bản cho tài xế. Lộ liễu hơn, có tài xế không cần cầm giấy tờ liên quan đến xe, chỉ cầm gọn trong tay tiền và đi ra phía đuôi xe, CSGT kéo tài xế nép sát vào mình để tài xế nhét vào xấp biên bản.
Tập biên bản sau khi đã “dày” tiền thì được cuốn tròn lại nhét vào túi áo, quần. Khi túi đã chật cứng tiền, một CSGT đứng che cho đồng nghiệp “xổ” tiền vô cốp xe.
“Quy trình” lấy tiền bỏ vô cốp xe cũng công phu không kém. Biên bản được giơ cao lên để che việc bỏ tiền vô cốp, sau đó cảnh sát này thọc tay vào túi quần lấy ra một tập biên bản rồi bỏ nhanh vô cốp xe. Tiếp đó “gỡ” xấp tiền ra bỏ sâu vô thùng. Tất cả những thao tác này diễn ra một cách chóng vánh, thuần thục.
Sau khi cất tiền xong, hai cảnh sát này tiếp tục chặn xe, đồng hồ lúc này đã gần 7 giờ sáng. Thấy xe chúng tôi đậu trên lề đường quá lâu, một CSGT bước nhanh đến quát: “Đi nhanh mày”. Tài xế than: “Xe em hư chút, em sửa sắp xong rồi”. Có vẻ nghi ngờ, người cảnh sát này dòm vô xe ô tô rồi bỏ đi”.
Hàng chục triệu mỗi ca trực
7 giờ sáng 1-12, hai CSGT khác đứng cách vị trí trạm thu phí gần 1 km, lại tiếp tục thổi xe ô tô và làm luật. Chỉ thấy tài xế cầm sổ chạy lại và chạy đi nhanh như cắt mà không có biên lai xử phạt.
Trưa 3-12, một nhóm CSGT lại tiếp tục ra chốt chặn và quy trình lặp lại liên tục, tuy không lộ liễu bằng lúc đêm khuya và sáng sớm nhưng mọi thủ tục kiểm tra đều đứng sau đuôi xe vi phạm và nhanh chóng tài xế được đi ngay sau đó.
Một tài xế nhẩm tính mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt xe lưu thông qua đoạn đường này, nếu chỉ 1 giờ đồng hồ một số CSGT làm ít nhất là 100 xe thì số tiền bỏ túi cỡ 20 triệu đồng. Điều này cũng đồng nghĩa tiền công của hàng loạt tài xế bị teo tóp.
NGUYỄN ĐỨC
Mại dâm trong nhà nghỉ
05/12/2011 – 09:44
Ngày 4-12, Công an TP Cà Mau, cho biết đã phá một ổ mại dâm và bắt 9 gái bán dâm vào đêm 3-12 tại nhà nghỉ trọ Ngọc Dung (đường Nguyễn Trãi, phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau).
Tất cả 9 cô gái trên nằm trong đường dây gái gọi núp bóng dưới hình thức quán nhậu, karaoke trá hình… Khi khách có nhu cầu thì các đội tượng này sẵn sàng phục vụ.
Vụ việc đang được Công an TP Cà Mau điều tra làm rõ.
Theo M. Anh (NLĐO)
Giấu súng trong xe, dọa gọi… Phó Thủ tướng
17:51 | 05/12/2011
TPO – Sau khi bị lực lượng 141 Công an Hà Nội kiểm tra và thu giữ súng trong xe, đối tượng Nguyễn Khánh Hưng quay ra chống đối, hù dọa gọi… Phó Thủ tuớng để nói chuyện.
Vụ việc xảy ra rạng sáng 4-12. Khoảng 0h15 phút, khi đang làm nhiệm vụ tại nút giao thông Lê Thái Tổ – Hàng Khay (Hà Nội), tổ công tác Y5/141 Công an Hà Nội do Trung tá Nguyễn Văn Tiến, Đội phó Đội Tuần tra làm tổ trưởng, phát hiện đối tượng điều khiển xe BMW màu trắng, BKS 29A-070.98 có biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu dừng xe, kiểm tra.
Tổ công tác thu giữ một khẩu súng Vantel màu đen, loại của Đức sản xuất đặt trên hộc đựng đồ, cạnh cần số.
Lái xe Nguyễn Khánh Hưng, (SN 1984, quê ở Vị Xuyên, Bắc Quang, Hà Giang, hiện trú tại số 5, ngách 16/64, ngõ 16 Hoàng Cầu, Hà Nội) đã bị tạm giữ, đưa về cơ quan công an để điều tra làm rõ. Khi bị còng tay, đối tượng Hưng tỏ thái độ chống đối, hù dọa gọi cả Phó thủ tướng để nói chuyện với lực luợng chức năng.
Tiếp đó, lúc 0h30 phút, tại nút giao thông Lê Thái Tổ – Tràng Thi, tổ công tác Y2/141 do Trung tá Thiều Mạnh Ngọc, Đội phó Đội CSGT số 2 và Trung tá CSHS Trần Anh Sơn làm tổ trưởng, kiểm tra trong xe Lexus mang BKS của Lào có một khẩu súng coll xoay (năm viên, nhưng chỉ còn ba viên) để trong hộc đựng đồ.
Lái xe khai tên Lê Thanh Bình (SN 1985), đang công tác tại công an một phường ở tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù Bình lý giải rằng mình được cấp súng nhưng không xuất trình được giấy phép sử dụng mà chỉ bảo rằng: “Các anh gọi cho lãnh đạo em để xác minh”.
Lúc 0h55 phút, các tổ công tác Y2 cũng tiến hành kiểm tra xe ô tô BMW không BKS đã phát hiện một túi nylon chứa 10 viên ma túy “đá”, một túi nhỏ đựng ma túy tổng hợp.
Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản thu giữ tang vật và tạm giữ các đối tương, đưa về trụ sở phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội để mở rộng điều tra, làm rõ.
Tuấn Nguyễn
Khám bệnh siêu tốc ở VN: 1 phút 1 người!
Cập nhật 05/12/2011 02:30:00 PM (GMT+7)
– Tại nhiều bệnh viện trung ương, tình trạng quá tải đã khiến nảy sinh chuyện “khám bệnh siêu tốc”: Mỗi bệnh nhân chỉ có được 1 đến vài phút để bác sỹ khám. Thậm chí có nhiều bác sỹ còn cho bệnh nhân xét nghiệm, chụp chiếu ngay mà không chú trọng đến khám lâm sàng. Việc khám nhanh và “đùn đẩy” khâu chẩn bệnh cho máy móc đã khiến những sai sót y khoa ngày một nhiều lên.
TIN LIÊN QUAN:
1 phút 1 người!
Từng đưa con đi khám bệnh về đường tiêu hóa tại bệnh viện Nhi TW, chị Oanh cho biết, chị rất lo lắng về cách khám chữa bệnh hiện nay: “Bác sỹ gặp cháu hỏi sơ sơ là cháu bị làm sao, vừa hỏi bác sỹ vừa ghi chép điều gì đó, thi thoảng mới quay sang nhìn. Nói chuyện được vài câu thì bác sỹ chỉ định đi xét nghiệm, siêu âm ổ bụng mà không có giải thích gì để gia đình biết là cháu có thể bị bệnh gì”.
Khi chị Oanh hỏi về chuyện bệnh tật của con mình, vị bác sỹ trả lời ngắn gọn: “Cứ đi xét nghiệm, siêu âm đi rồi quay lại đây”. Tính ra, thời gian từ lúc chị vào gặp bác sỹ đến lúc đưa con ra để đi xét nghiệm có khi chưa đến 1 phút!
Sau gần 2 tiếng chờ đợi để lấy các kết quả xét nghiệm, siêu âm, chị Oanh mang con quay lại phòng khám. Bác sỹ xem xong liền kê đơn thuốc cho cháu bé.
Lo lắng, chị Oanh “đánh liều” hỏi xem con bị làm sao (dùng từ “đánh liều” vì lúc này vị bác sỹ trông rất mệt mỏi, mặt mũi cau có khó chịu) thì vị bác sỹ nói: “Sa trực tràng”.
Nghĩ rằng con phải “làm sao” thì mới bị sa trực tràng, chị Oanh càng lo lắng nên hỏi tiếp. Đến lúc này vị bác sỹ cáu ra mặt: “Tại chị để con bị táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày nên mới ra nông nỗi này chứ sao?”.
Đến đây, chị Oanh không dám hỏi thêm, cầm đơn thuốc (mà chị không đọc nổi chữ) đi ra ngoài tìm hiệu thuốc.
Đi khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai vào ngày thứ 7 vừa qua (với hi vọng sẽ không quá đông như ngày thường) nhưng cuối cùng, anh Vũ (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng vẫn chịu cảnh chờ đợi rồi khám, siêu âm rất nhanh chóng.
“Tôi thường xuyên bị đau đầu, vào khoa thần kinh, bác sỹ hỏi han vài câu rồi chỉ định tôi đi làm điện não đồ. Bác sỹ cũng không khai thác xem tôi đau kiểu như thế nào, từ khi nào, có gì bất thường không v..v… Tôi hỏi bác sỹ sau khi khám xem mình bị làm sao thì bác sỹ không trả lời, bảo chưa điện não đồ thì chưa thể biết được đó là bệnh gì!”, anh Vũ thuật lại.
Nói đến đây, anh Vũ băn khoăn: “Trước đây chưa có máy móc hiện đại như bây giờ. Không biết bác sỹ thời đó chẩn bệnh như thế nào nếu khám theo kiểu như thế này?”. Tuy lo lắng và không được thỏa mãn với vị bác sỹ, nhưng anh Vũ cũng đành phải nghe theo chỉ định của bác sĩ, vì bên ngoài phòng đợi là hàng chục bệnh nhân đang chờ tới lượt mình.
Khám kỹ: Không dễ!
Một bác sỹ làm việc tại khoa khám bệnh của bệnh viện Nhi TW thành thực: “Muốn tư vấn, giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân cũng khó lắm. Ngày nào tôi khám ít là 60-70 cháu, đợt nào rộ lên dịch bệnh hay thời tiết thất thường là có ngày phải khám đến 100-110 cháu. Như vậy thì không thể nào giải thích cho bệnh nhân được”.
Vị bác sỹ này cũng làm phép tính: Mỗi bác sỹ làm việc 8 tiếng/ngày (tức 480 phút). Trong khi đó, nếu khám cho 60-70 bệnh nhân thì tính ra, nếu không bị việc gì phát sinh hay chi phối thì mỗi bệnh nhân được gặp bác sỹ trong vòng 6-7 phút. Nhưng với ngày có tới 100-110 bệnh nhân khám thì mỗi người cùng lắm có lẽ chỉ được 3-4 phút.
“Thời gian này có khi chưa đủ để mà khám lâm sàng, lấy đâu ra để giải thích cho người bệnh”, vị bác sỹ nói. Cũng chính vì mật độ khám dày đặc nên những quyền lợi của bệnh nhân như được tư vấn, được trấn an về tinh thần, vv… đều bị loại bỏ.
Bởi nếu muốn làm được tất cả những việc đó (khám lâm sàng, giải thích, tư vấn, hướng dẫn, an ủi, động viên, …) thì ít nhất mỗi bệnh nhân cũng phải có 30 phút! Nếu mỗi bệnh nhân có 30 phút thì mỗi ngày, với 480 phút làm việc, mỗi bác sỹ chỉ có thể khám được cho … 16 người (bằng 1/8 nhu cầu thực tế)!
“Khám như vậy rồi mà người bệnh vẫn phải chờ đợi mệt mỏi. Nếu khám 30 phút một người có lẽ không thể thực hiện được trong tình cảnh hiện nay”, vị bác sỹ nhận định.
Đây cũng là tình trạng chung ở các bệnh viện lớn như bệnh viện K, 1 số khoa của bệnh viện Bạch Mai (Nhi, Ung bướu, tim mạch,vv…). Tại những nơi này, mỗi ngày bác sỹ làm việc căng thẳng từ 6h30 sáng đến hết giờ chiều và ngày nào cũng có ít nhất 60-70 bệnh nhân, ngày nào nhiều cũng lên tới cả trăm người.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài chuyện quá tải trầm trọng khiến chuyện “khám bệnh siêu tốc” phát sinh thì còn một lý do khá “tế nhị”, đó là chuyện các bác sỹ vì thu nhập từ bệnh viện không đảm bảo đời sống nên nhiều người “chân ngoài dài hơn chân trong”.
Hiện nay, nhiều bác sỹ sau giờ làm ở bệnh viện công đã ra các phòng khám tư để làm ngoài giờ và thu nhập của họ từ việc làm thêm cao hơn nhiều lần so với thu nhập chính thức từ bệnh viện. Do đó, có chuyện có một bộ phận bác sỹ “làm qua loa”, giữ sức, không tận tình với người bệnh.
N.Anh
Cán bộ Sở LĐ làm ‘cò’ XKLĐ đi Hàn Quốc?
Cập nhật 06/12/2011 07:10:00 AM (GMT+7)
- Nhiều người lao động ở Nam Định rỉ tai nhau đi học ở những trung tâm có khả năng “bao đỗ” và sẵn sàng nộp 2.500 đến 3.000 USD làm “lệ phí chống trượt”. Tuy nhiên, họ đã phải sống trong tâm trạng lo sợ…
LTS: Sau 7 năm đưa lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình cấp phép mới (gọi tắt là EPS) đã có khoảng 6,4 vạn lao động Việt Nam được đưa sang Hàn Quốc làm việc.
Theo quy định, lao động muốn sang làm việc tại Hàn Quốc thì phải vượt qua kỳ thì kiểm tra tiếng Hàn một cách khắt khe.
Sau khi vượt qua kỳ thi tiếng Hàn, hồ sơ của lao động sẽ được đưa lên mạng và chủ sử dụng Hàn Quốc sẽ lựa chọn theo hình thức “3 chọn 1”- nghĩa là chủ muốn nhận 1 lao động thì có thể chọn từ 3 hồ sơ có sẵn trên mạng.
Thực tế cho thấy, tỉ lệ lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn khá cao nên nhiều nơi “cò” XKLĐ lợi dụng việc này để thu khống tiền của người lao động.
PV VietNamNet đã về Nam Định, nơi có nhiều người lao động đang rơi vào thảm cảnh “chấp nhận mất tiền” nhưng vẫn chưa thể xuất ngoại…để tìm hiểu về đường dây “cò” XKLĐ”.
Lộ diện đường dây môi giới XKLĐ
Chúng tôi có mặt tại tỉnh Nam Định, khi kỳ kiểm tra tiếng Hàn lần thứ 9 dành cho lao động Việt Nam đang tới rất gần. Nam Định lâu nay không có “truyền thống” đi XKLĐ nhưng giờ đây dọc con đường Giải Phóng, các trung tâm mọc lên như nấm với những thông báo đào tạo tiếng Hàn cấp tốc, thường xuyên.
Nhiều người lao động ở Nam Định rỉ tai nhau đi học ở những trung tâm có khả năng “bao đỗ” và sẵn sàng nộp 2.500 đến 3.000 USD làm “lệ phí chống trượt”.
Cách đây 1 năm, gia đình anh Trần Phú Cường (SN 1978, ở 36P, ô 18, phường Hạ Long, TP Nam Định) đã phải “cắn răng” vay 6 cây vàng để đổi ra 6.000 USD nộp cho bà Vũ Thị Bích Ngọc- cán bộ phòng khai thác thị trường, Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định để bà Ngọc “chạy” cho Cường thi đỗ tiếng Hàn đi XKLĐ tại Hàn Quốc
Trong căn nhà mái bằng chật hẹp tại con hẻm nhỏ ở TP. Nam Định, bà Trần Thị Thúy Hiển – mẹ Cường buồn bã cho chúng tôi biết: “Chúng tôi tin tưởng bà Ngọc vì bà ấy làm ở nơi tiếp nhận hồ sơ của lao động đăng ký đi Hàn Quốc. Bà ấy lại có mối quan hệ thông gia bề trên với gia đình chúng tôi và bà ấy cũng từng đưa nhiều người trong họ đi XKLĐ rồi nên không nghi ngờ gì”.
Tiếp lời bà Hiển, anh Cường nói, khi đã đăng ký và nạp tiền, bà Ngọc cam kết sẽ chạy được cho anh đi sớm nhất và hướng dẫn anh tới nhà thầy giáo Thanh để “luyện” tiếng Hàn. Bà Ngọc cũng là người giúp cho anh nộp hồ sơ và đăng ký dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn tại trung tâm nơi bà này làm việc.
Mong muốn được đi làm việc tại Hàn Quốc cộng với sức ép của khoản vay nợ đang đè nặng trên vai, không còn cách nào khác anh Cường phải lao đầu vào học và thi tiếng Hàn nên cuối cùng đã vượt qua.
Sau khi trúng tuyển kỳ thi tiếng Hàn, hồ sơ của anh Cường được đưa lên mạng nhưng chờ mãi vẫn không thấy được gọi đi học giáo dục định hướng để chờ bay. Trong khi đó các bạn học tiếng và thi đỗ cùng đã lần lượt được xuất cảnh.
Trong một cuộc liên hoan chia tay người bạn cùng học tiếng Hàn sau khi bạn đã có thông báo xuất cảnh, anh Cường được bạn cho hay bà Ngọc không có vai trò tác động cho Cường “bay nhanh” được, rồi khuyên nên đòi lại tiền đã nộp cho bà Ngọc.
Nợ nần chồng chất do giá vàng khi vay chỉ 27 triệu/ cây, giờ lên tới hơn 45 triệu/ cây, số lãi từ giá vàng tăng cao đã khiến gia đình Cường mất cả trăm triệu đồng.
Cực chẳng đã ông Trần Văn Thuận – bố Cường đã đến xin bà Ngọc trả lại tiền. Khi ấy, bà Ngọc vẫn khẳng định Cường sẽ được xuất cảnh, song ông Thuận cứng rắn yêu cầu trả lại tiền nên bà Ngọc chấp nhận trả 4.000 USD. Còn 2.000 USD thì bà nhất định không trả với lý do đó là số tiền đã chi để lo cho Cường.
Sống trong sợ hãi
Lần theo đường dây chạy đi XKLĐ Hàn Quốc tại Nam Định, chúng tôi tìm đến nhà Mai H. (xã Lộc An, TP. Nam Định) một lao động đã được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc. Điều đáng nói để được xuất cảnh sang Hàn Quốc, gia đình Mai H. phải chịu một mức phí quá đắt và phải sống trong tâm trạng hoang mang, lo sợ.
Tại nhà H., khi nghe chúng tôi hỏi chuyện, bố đẻ của H. không khỏi bức xúc: “Con tôi đi XKLĐ tại Hàn Quốc rồi nhưng người ta còn thuê “đầu gấu” đến đây để đe dọa đòi tiền nhà tôi, dù mức phí gia đình tôi mất cho con đi XKLĐ tại Hàn Quốc quá đắt”.
Theo bố H. kể lại, qua “cửa” chạy đi XKLĐ Hàn Quốc của bà Vũ Thị Bích Ngọc, gia đình H. đã nộp 3.500 USD cho bà Ngọc để bà lo cho H. đi học và thi đỗ tiếng Hàn. Tổng mức chi phí mà gia đình H. phải trả cho bà Ngọc là 10.000 USD khi H. nhận được giấy báo xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
Nhận được 3.500 USD của gia đình H., bà Ngọc đã hướng dẫn cho H. đi học tiếng Hàn tại nhà thầy giao Thanh (cùng địa điển với anh Cường) và H. cũng đã may mắn vượt qua kỳ thi tiếng Hàn với mức điểm tối đa 200/200.
Sau khi thi H. đỗ tiếng Hàn và nộp hồ sơ chờ bay thì bất ngờ ông Đoàn Văn Nhạc (là người có quan hệ liên gia với người nhà H.) biết chuyện nên đã nói với bố của H.: “Ông vứt hẳn 3.500 USD nộp cho bà Ngọc đi sau tôi đòi lại cho. Tôi mất 5.000 cho con ông đi”.
Bố H. băn khoăn nên đã hỏi người quen làm công an thì được biết không ai có thể chạy đi Hàn Quốc được nên đã từ chối lời “giúp đỡ” nhiệt tình của ông Nhạc.
Thế nhưng, ngày 25/2/2011,con gái ông Nhạc gọi Mai Hoàng (anh trai của H.) ra để nói chuyện. Sau đó, ông Nhạc đưa cho Hoàng 13 triệu đồng vào nộp cho Sở LĐTB&XH Nam Định, đồng thời yêu cầu Hoàng ký vào tờ giấy cam kết nợ 5.000 USD vì lo cho H. đi Hàn Quốc.
Đến khi H. được bay thì ông Nhạc quay sang đòi bố H. số tiền 5.000 USD mà Mai Hoàng đã ký trong tờ giấy cam kết lo cho H. đi XKLĐ tại Hàn Quốc.
“Ông ấy đòi số tiền 5.000 USD, sau đó ông ấy còn đưa cả dân “đầu gấu” đòi nợ thuê vào nhà tôi đòi tiền. Cuối cùng không còn cách nào khác tôi phải trả 2.500 USD và số tiền 13 triệu vay nộp cho Sở LĐTB&XH” – bố H. cho biết.
Mất tiền oan với ông Nhạc, bố và anh trai của H. đã đến nhà bà Ngọc đòi lại số tiền 2.500 USD thì bà Ngọc đã xé toạc tờ giấy vay nợ trước mặt hai hai người. Cuối cùng, bà Ngọc chỉ trả lại 22 triệu đồng trong tổng số tiền 2.500 USD mà bà đã nhận trước đó.
Điều đáng nói, trong quá trình bố H. đòi tiền bà Ngọc, đã có người gọi điện đến đe dọa. “Họ gọi điện đến dọa bố mẹ em: “mày còn đòi tiền chị tao, tao cho người đến đập nhà mày”… khiến gia đình em rất lo sợ”, Mai Hoàng cho biết.
Ngồi ở góc giường, mẹ của H. vừa nói vừa giàn giụa nước mắt: “Họ còn dọa là cho ăn mày, ăn xin ở bên Hàn Quốc hại con tôi… Bà Ngọc còn vào tận nhà đe dọa chứ không chỉ thuê người đâu. Tối đến cả nhà tôi phải đóng cửa sớm, không ai dám ra ngoài cả…”.
Nhóm PV
.
.
.
No comments:
Post a Comment