Tuesday, December 6, 2011

ẤN ĐỘ TRƯỚC MỐI ĐE DỌA TỪ TRUNG QUỐC (Ashok Mehta/ The Pioneer)



Ashok Mehta/ The Pioneer

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM  -  Tài liệu tham khảo đặc biệt   -  Thứ hai, ngày 5/12/2011
Số 331 – TTX

TTXVN (Niu Đêli 26/11)
Posted by basamnews on 06/12/2011

Tờ “The Pioneer”số ra ngày 25/11 đăng bài viết của nhà phân tích chính trị Ấn Độ Ashok Mehta cho rằng việc Ấn Độ thực hiện chính sách thiên về hòa giải và đánh giá thấp mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ không mang lại kết quả tốt. Trong quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ cần phải hành động đúng tầm của Ấn Độ.

Tại hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tại Bali (Inđônêxia) mới đây, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thẳng thừng bác bỏ việc Trung Quốc phản đối sự có mặt của Ấn Độ tại Biển Đông khi nói với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng lợi ích của Niu Đêli tại vùng biển này “mang tính chất thương mại thuần túy”. Trong khi đó, ông Ôn Gia Bảo cũng rất cứng rắn khi cảnh báo các nước ngoài “chớ can thiệp” vào các tranh chấp tại Biển Đông.

Thủ tướng Singh nhiêu lần nhắc lại rằng “thế giới có đủ không gian cho cả Ấn Độ và Trung Quốc” cùng nổi lên một cách hòa bình. Song Bắc Kinh nói không gian đó chỉ là hợp tác trong một lĩnh vực nào đó. Thủ tướng Singh thừa nhận ông đã 28 lần gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Đó là một kỷ lục đối với một thủ tướng Ấn Độ.

Thế nhưng, ngoài quan hệ thương mại, trong đó chủ yếu do Trung Quốc nắm ưu thế, có rất ít điểm tích cực trong quan hệ song phương. Việc Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm nhập qua Tuyến kiểm soát thực tế (LAC) vẫn tiếp diễn. Lực lượng quân đội Trung Quốc tập trung dọc biên giới vượt xa khả năng răn đe thông thường của Ấn Độ. Bắc Kinh đã lặng lẽ chiếm 2000 km đường biên giới khu vực Ladakh trên thực tế đã biến vùng Casơmia từ hai bên (Ấn Độ và Pakixtan) thành cuộc tranh chấp ba bên. Tranh cãi giữa Ấn Độ và Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ kéo dài quá lâu và không thấy có triển vọng được giải quyết.

Hai bên đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về biên giới: 8 vòng từ năm 1981 đến 1987, 14 vòng từ năm 1988 đến 2001, 13 vòng từ 2003 cho tới vòng 14 diễn ra vào cuối tháng 11 này. Hai bên thường chơi trò “trao đổi lãnh thổ’’, phác thảo Tuyến kiểm soát thực tế và đối thoại chính trị, kinh tế và chiến lược.

Ấn Độ đã để lỡ cơ hội trao đổi trong những năm 1960. Trung Quốc đã rút bỏ kế hoạch trao đổi bản đồ vì lo ngại LAC trở thành con tin cho sự có mặt của quân đội Ấn Độ. Các cuộc đàm phán hiện nay – thỏa thuận về các vấn đề chính trị, nghiên cứu khung cho việc phác thảo Tuyến kiểm soát thực tế – bị bế tắc sau khi Trung Quốc rút lại thỏa thuận của họ trước đó về việc không động chạm tới các khu vực đã được giải quyết. Từ đó đến nay họ đã thành công trong việc làm chệch sự chú ý khỏi các vấn đề biên giới sang các lĩnh vực kinh tế và chiến lược. Ảo tưởng về sự đột phá được đặt ra ngay cả khi Thủ tướng Singh nhiều lần kêu gọi các nhà đàm phán Ấn Độ nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tranh cãi về biên giới .

Một cơ chế phối hợp mới cho việc duy trì hòa bình ổn định dọc tuyến LAC được đưa ra ngay cả khi Trung Quốc lặng lẽ đưa quân tới vùng Gilgit – Baltistal, thuộc vùng Casơmia do Pakixtan chiếm đóng trái phép (POK). Bao biện cho tiến trình chậm chạp của các cuộc đàm phán về biên giơi, tại cuộc hội thảo ở Viện các lực lượng thống nhất ở Niu Đêli, Giáo sư Zhou Gencheng làn việc tại Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải nói rằng mục đích của việc tiến hành chậm chạp các vòng đàm phán là để “duy trì nguyên trạng biên giới tạo điều kiện giữ gìn hòa bình và ổn định’’. Ông viện dẫn các Hiệp định về Hòa bình và ổn định năm 1993 và các biện pháp xây dựng lòng tin năm 1996 cũng nhằm mục đích trên, và nói rằng việc giải quyết vấn đề biên giới do lịch sử để lại “rất phức tạp đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên nhẫn”. Bởi vậy, những người lạc quan có nhiều lý do để chờ đợi sự đột phá.

Bài báo cảnh báo Ấn Độ không được phép mắc sai lầm: Trung Quốc sẽ kéo dài vấn đề tranh chấp biên giới để gây thiệt hại lớn cho Ấn Độ cho tơi khi Bắc Kinh cảm thấy có thể áp đặt được giải pháp theo các điều kiện của họ, và sau khi lãnh tụ tinh thần của người tây tạng Đatlai Latma qua đời. Trung Quốc ngày càng quan tâm sâu sắc đến Tawang và Arunachand Pradesh (họ gọi là Nam Tây Tạng), nơi trở thành điểm chính trong tranh cãi biên giới giữa hai nước. Trung Quốc đã kín đáo ngỏ ý rằng nếu Ấn Độ chịu nhường Tawang và Aksai Chin thì họ sẽ từ bỏ tất cả các yêu sách lãnh thổ khác với Ấn Độ, trong đó có Arunachand Pradesh. Tawang rất quan trọng đối với Trung Quốc vì phong trào Khampa chống Chính quyền Trung Quốc hồi những năm 1960 ở Tây Tạng xuất phát từ thành phố này và cuộc nổi dậy trong tương lai ở Tây Tạng cũng có thể bắt nguồn từ nơi đây.

Sự chuẩn bị về quân sự của Ấn Độ rất chậm chạp và hầu như không có gì thay đổi trong hai thập kỷ qua ngoại trừ một số thay đổi lực lượng và nâng cấp hạ tầng. Chỉ một phần nhỏ khuyến nghị tăng cường lực lượng quân sự được thực hiện năm 1988. Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony cũng đã thừa nhận Ấn Độ bị tụt hậu trong tiến trình hiện đại hóa quân đội, trong khi Trung Quốc vượt xa Ấn Độ về xây dựng hạ tầng và khả năng quốc phòng. Bởi vậy, nguy cơ Tawang bị chiếm đoạt hoặc một chiến dịch đột kích vào thành phố này giống như chiến dịch Kargril (quân Pakixtan xâm nhập vào chiếm lĩnh một thời gian vùng núi Kargil thuộc bang Giamu và Casơmia của Ấn Độ năm 1999) là có thể xảy ra.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sử dụng chiến lược của Khổng Tử để đạt được mục đích đó: trói chặt Ấn Độ vào khu vực Nam Á bằng cách kéo dài tranh cãi biên giới và bao vây Ấn Độ. Hiện Bắc Kinh đã trở lại với trò chơi cũ bằng cách cung cấp vũ khí cho các nhóm phiến quân ở vùng Đông Bắc của Ấn Độ.

Có hai lý do khiến Ấn Độ có xu hướng hòa giải và hạ thấp mối đe dọa từ Trung Quốc: dư âm của thất bại trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962, và tránh để không rơi vào thế phải đương đầu với cuộc chiến tranh trên hai mặt trận. Niu Đêli hiện không có đủ nguồn lực để tạo thế răn đe thông thường trên hai mặt trận. Khả năng răn đe bằng lực lượng thông thường của Ấn Độ vốn đã không phù hợp lại càng giảm sút bởi chính sách không đánh đòn hạt nhân phủ đầu của mình trong khi chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên của Trung Quốc là mơ hồ.

Ấn Độ cần phải khắc phục điểm yếu của của mình bằng các biện pháp khác mà nước này cho đến nay vẫn ngại sử dụng. Việt Nam, Đài Loan và Tây Tạng là các đòn bẩy chưa được sử dụng. Ngoài ra Ấn Độ cần phải lợi dụng các điểm gây sức ép khác – ngoài khơi eo biển Malắcca, vùng ven biển Mianma để tạo áp lực đối với việc vận chuyển bằng đường biển của Trung Quốc. Điểm khởi đầu đã được thực hiện tại Hà Nội. Niu Đêli cần lấy lại thế đã mất tại Nêpan, Xri Lanca và ngăn chặn việc để mất thêm ảnh hưởng vào tay Trung Quốc.

Giáo sư John Lee thuộc trường Đại học Xítni khẳng định rằng việc quan hệ thương mại được tăng cường không những không làm giảm căng thẳng; mà còn làm sâu sắc thêm sự cạnh tranh và kình địch về lâu dài. Trung quốc không thể nổi lên một cách hòa bình khi các cường quốc khác cũng nổi lên đồng thời. Không gian địa chính trị không đủ lớn để đảm bảo cho sự nổi lên của bất kỳ một cường quốc nào mà không gây căng thẳng như không khí tại Hội nghị cấp cao Đông Á mới đây đã cho thấy.

Quản lý sự nổi lên của Trung Quốc không chỉ khiến một mình Ấn Độ đau đầu. Đây là mỗi quan ngại đầu tiên của nước Mỹ đang suy yếu – một nước Mỹ mang món nợ lớn với Bắc Kinh và nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay vào năm 2020. Chi phí quân sự của Mỹ cũng đã giảm suống thấp nhất kể từ năm 1940 đến nay. Tuy vậy, Mỹ vẫn là cường quốc số một của thế giới. Trong quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ cần phải hành động đúng tầm của Ấn Độ./.

----------------

Ashok K Mehta
Tuesday, 22 November 2011 23:02

India's conciliatory disposition and downplaying the threat from China won’t fetch us results. To deal with China, India has to act like India.

When it came to China, my mother, an Army wife, used to tell her son, a General, “With Pakistan India is cocky but when it comes to China it becomes a mouse.” That was some 10 years ago. Last week, at Bali, during the East Asia Summit, we were told by Indian officials accompanying Prime Minister Manmohan Singh that he acted tough by rejecting China’s objections to India’s presence in South China Sea and told Premier Wen Jiabao that our interests were “purely commercial”. Equally firmly, Mr Wen warned ‘outside forces’ from getting embroiled in disputes in South China Sea. The warning was repeated on Monday. Will New Delhi back down? Let’s see.

Mr Singh has repeatedly said there is “enough space for the rise of both India and China”. But Beijing says that space is in certain areas of cooperation. Besides already becoming Air India’s Frequent Flier of 2011, Mr Singh, by his own admission, has met top Chinese leaders 28 times. That’s another record for any Indian Prime Minister.
Except for trade which is mainly to China’s advantage, there is little else to glow about. Chinese transgressions on the border continue. Their military buildup has outstripped our conventional deterrence. Beijing has quietly excised 2,000 km of  the Ladakh border de facto trilateralising the bilateral Kashmir dispute.The India-China dispute  is ready for entry in the Tussaud’s museum.

Numerically border negotiations have overtaken Mr Singh’s record meetings with Chinese leaders. Eight rounds from 1981 to 1987, 14 rounds from 1988 to 2001; 13 rounds since 2003 till the 14th dialogue between Special Representatives later this month. Both sides have sequentially toyed with ‘swap of territory’, delineation of Line of Actual Control and the ongoing political, economic and strategic dialogue.

India missed out on the swap deal in the 1960s. The Chinese backed off from exchange of maps fearing the LAC would become hostage to the presence of Indian troops. The current three-stage talks —agreement on political parameters, framework for delineation and the actual delineation — are deadlocked after China reneged on the agreement on not disturbing settled areas. Since then, only the two Special Representatives know what is going on. China has successfully diverted the border problem towards economic and strategic issues. The chimera of a breakthrough is posited even as Mr Singh repeatedly urges his interlocutors to expedite  resolution of the border dispute.

A new  joint mechanism for maintaining peace and tranquility on the un-demarcated LAC is in the offing even as China has quietly pushed troops into Gilgit-Baltistan, illegally excised from Pakistan Occupied Kashmir by Pakistan. The rationale for the glacial pace of border talks was confirmed last week at a seminar at New Delhi’s United Services Institution by the articulate and moderate professor Zhou Gencheng of the Shanghai Institute of International Studies.

He explained that at present the intention was to maintain status quo on the border so that peace and stability prevail. He elaborated that the Treaties of Peace and Tranquility in 1993 and Confidence Building Measures in 1996 were designed to do just that and added the customary appendage of the border being ‘a legacy of history, very complicated and requiring time and patience’. So much for the optimists who are expecting a breakthrough.
Make no mistake: China will  drag the border dispute at great cost to India till it feels it can impose a settlement on its terms and after the Dalai Lama has reached heaven. China has developed a deep and abiding interest in Tawang in Arunachal Pradesh (which it still calls South Tibet) which has become the sticking point in the border dispute. Privately, the Chinese are conveying that if India lets them retain Aksai Chin and Tawang, it will give up all other claims including Arunachal Pradesh. Tawang is important for China because the Khampa movement of the 1960s in Tibet had its roots here; tax records show Tawang as part of Tibet and a future revolt in Tibet could spring from Tawang.

India’s military preparedness is woefully inadequate and has remained virtually static for the last two decades except for some recent force accretions and infrastructure upgrades. Only a tiny part of the military enhancements recommended in 1988 are being implemented. Union Minister for Defence AK Antony admitted that we are lagging behind in modernisation. The Chinese are way ahead in their infrastructure and defence capabilities. That is why a Tawang grab or a Kargil-like skirmish have become possible.

But there is a simpler Confucian strategy to achieve the same objective: Keep India tied down to South Asia by prolonging the border dispute and encircling India. Beijing is back at playing its old game in the North- East by assisting Indian insurgent groups.

Yet, India’s conciliatory disposition and downplaying the China threat can be attributed to two reasons: A hangover of the 1962 defeat and avoidance of a two-front situation. New Delhi just does not have the resources for  conventional deterrence on two fronts which is exacerbated by its No First Use nuclear policy whereas China’s No First Use is ambiguous over territory it claims.

India’s window of vulnerability has to be closed by other means which it has been shy of using so far. Vietnam, (which taught China a lesson in 1979 and since then the PLA has not fought a war), Taiwan and Tibet are low hanging force-multipliers. India should also activate other pressure points —off Malacca Straits and the Myanmar coast to buzz  Chinese shipping. A belated start has been made in Hanoi. New Delhi must reclaim lost ground in Nepal and Sri Lanka and prevent further loss of influence to China.

Professor John Lee of Sydney University says that increased trade does not necessarily reduce tension; rather it deepens competition and rivalry in the long term. China cannot rise peacefully as other powers are also rising simultaneously. The geopolitical space is not large enough for the rise of any single power, without tension as last week’s East Asia Summit showed.

Managing China’s rise is not just India’s headache. It is a declining US’s primary concern — an America which is heavily indebted to Beijing and a China whose economy will overtake the former’s in 2020. At the same time, the US’s military spending will also have declined to its lowest level since 1940. Yet, the US is tipped to remain the number one smart power. To deal with China, India has to act like India.
.
.
.

No comments: