Phạm Trần
Thứ năm, 08 Tháng 12 2011 23:59
“Nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều cơ hội và thách thức. “Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”. Nhận thức rõ bối cảnh chính trị hiện nay, hiểu đúng khái niệm QCN (quyền cá nhân), vạch trần những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để phá hoại chế độ ta, giữ vững sự ổn định chính trị, phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Đại hội XI đã nêu, vừa là một mục tiêu và là một thách thức đối với chúng ta”.
Đó là đoạn kết trong bài viết “Quyền của cá nhân gắn liền với nghĩa vụ công dân” của Bắc Hà trên Báo Quân đội Nhân dân ra ngày 20/11/2011, nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Quốc tế Nhân quyền (10-12-1948 – 10-12-2011).
Có lẽ tác giả không tin mục tiêu chưa chắc đã thực hiện được, nhưng thách thức thì đã sừng sững trước mặt, bởi vì càng ngày chế độ càng lộ ra tính lừa dối nhân dân trong việc bảo đảm thực thi các quyền của dân trong Hiến pháp .
Trong số các quyền nhà nước còn nợ dân, có các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do biểu tình và tự do tín ngưỡng, thờ phượng.
Nhà nước đã cấm cho tư nhân ra báo mà vẫn trâng trâng nói các báo, đài của đảng chỉ huy và kiểm soát đều có quyền tự do thông tin và quyền được thông tin của người dân được tôn trọng.
Nhà nước cũng bênh vực cho điều được gọi là tự do tôn giáo, theo đạo và không theo đạo của người dân nhưng lại cấm dân thờ phượng, nếu không có phép hoặc chỉ cho phép nếu tổ chức tôn giáo chịu quyền kiểm soát của nhà nước.
Khi dân đòi dân chủ hóa chế độ, đòi đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ độc quyền cai trị để dân tự quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình thì đảng cầm quyền lại “phịa” ra chuyện chính người dân đã trao quyền lãnh đạo cho đảng và ủng hộ quyết định của đảng xây dựng đất nước dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng (Cộng sản) Hồ Chí Minh.
Nhà nước còn xuyên tạc, chụp mũ những người đòi quyền là tay sai của các “thế lực thù địch” và nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của Đế quốc (Mỹ).
Như vậy rõ ràng Việt Nam đã vi phạm Điều 18 của Tuyên ngôn Nhân quyến quy định rằng :“Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.”
Vậy mà Bắc Hà vẫn có thể viết bôi bác với ngũ ý xấu: “Vì mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội XHCN Việt Nam, các thế lực thù địch đã cố tình xuyên tạc, cắt xén khái niệm QCN (quyền cá nhân), đồng thời áp đặt quan điểm dân chủ, nhân quyền của những lực lượng cực đoan phương Tây cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những quan điểm đó là “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, là “tự do ngôn luận, tự do báo chí" (không có sự quản lý của Nhà nước), là “tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, là “tự do lập hội”, “tự do biểu tình”… (trái pháp luật). Lợi dụng những quyền này người ta đã xuyên tạc, bôi nhọ thể chế quốc gia (như đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội), chính sách, pháp luật của Nhà nước - nhất là chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm trọng hơn, họ đã sử dụng những quan niệm dân chủ, nhân quyền đã bị xuyên tạc này để vi phạm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, an toàn xã hội.”
Nhưng thế nào là “an ninh quốc gia”? Lý do mơ hồ ác ý này đã được nhà nước lạm dụng tối đa để trắng trợn đàn áp những tiếng nói đòi dân chủ, tự do và nhân quyền đã và đang diễn ra có hệ thống ở Việt Nam.
Do đó thật là trơ trẽn khi Bắc Hà giảng giải: “Về quyền của các quốc gia - dân tộc, công ước trên quy định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa …”. Hội nghị nhân quyền thế giới ở Viên (Áo), năm 1993, lại một lần nữa khẳng định việc "khước từ quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện có hiệu quả quyền này”. Điều này có nghĩa các dân tộc có quyền tự do lựa chọn, xây dựng chế độ chính trị, thể chế quốc gia như thế nào là quyền của các quốc gia - dân tộc. Cho dù sự lựa chọn đó là chế độ chính trị quân chủ hay dân chủ; thể chế “tam quyền phân lập” hay các nhánh quyền lực "phân công phối hợp”, chế độ chính trị “đa đảng đối lập” hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền… là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc, không có bất cứ một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là Liên hợp quốc có quyền can thiệp”.
Đúng như Bắc Hà viết. Việc chọn ““đa đảng đối lập” hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền… là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc…”, nhưng người dân Việt Nam chưa bao giờ được quyền chọn đảng Cộng sản cầm quyền mà đã bị đảng tròng dây thong lọng vào cổ bắt phải để cho đảng toàn quyền lãnh đạo, dù muốn hay không.
Tiếng nói công giáo
Trước miệng lưỡi dối trá của Bắc Hà, chúng ta hãy cùng đọc lời tuyên bố của một số các tu sĩ Công giáo về tình hình đất nước hiện nay.
Trước hết hãy nghe Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Địa phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo hội Cộng giáo Việt Nam: “Bên cạnh những dấu chỉ của niềm vui và hy vọng đó, giáo phận Vinh cũng đang đối diện với những khó khăn và thách đố lớn lao: Đời sống kinh tế của đại đa số giáo dân không ổn định; nhiều người không có việc làm; giới trẻ phải bỏ giáo xứ đi vào thành phố hoặc ra nước ngoài để mưu sinh. Bên cạnh đó, chủ nghĩa vô thần, duy vật, lối sống thực dụng, hưởng thụ, chụp giật... đã ảnh hưởng tiêu cực trên nếp sống và lối nghĩ của người giáo dân hôm nay. Trong bối cảnh đó, tìm một hành trình đúng đắn, ít sóng gió và phù hợp với Tin Mừng là một điều không hề dễ dàng.”
(Trích từ Diễn văn chào mừng Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, tại Nhà thờ Giáo xứ Thanh Dạ,Hạt Thuận Nghĩa chiều ngày 3 tháng 12 năm 2011)
Kế tiếp là lời tuyên bố của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng Đại diện Giáo phận Vinh tại Trung tâm Hành hương - Đền Thánh Antôn Trại Gáo trong dịp chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam sáng ngày 06 tháng 12 năm 2011 : “Tiếp bước các bậc tổ tiên, chúng con ý thức trách nhiệm của mình trong việc loan báo Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng của người cho anh chị em chúng con. Chúng con cũng ý thức được những khó khăn trong việc thể hiện niềm tin của mình giữa cuộc sống hôm nay. Chúng con đang đối mặt với những thách đố nảy sinh từ chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa tương đối, và chủ nghĩa lãnh đạm tôn giáo…..Để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người cách hiệu quả hơn, chúng con nhận thức rằng việc trả lời cho câu hỏi ‘làm sao chúng con sống hòa hợp với những người không cùng niềm tin và những người xem mình là vô thần?”.
Tiếp theo là một đọan phát biểu của Linh mục Giuse Lê Quốc Thăng, Ủy ban Công lý Hòa bình -Tổng Giáo Phận Sài Gòn Và Các vấn Đề Xã Hội tại Công nghị Tổng Giaó Phận Saigon từ thứ hai 21-11 đến thứ sáu 25-11-2011: “Con người, gia đình, những thực tại xã hội và ngay cả Giáo Hội đang là nạn nhân của môt xã hội đầy bệnh hoạn. Nguyên nhân sâu xa của căn bệnh này là chủ trương vô thần, muốn loại trừ Thiên Chúa và tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội; là những cơ chế xã hội què quặt thiếu vắng công lý, tự do, thiếu tôn trọng phẩm giá con người. Dù có cố tình nhắm mắt làm ngơ hay bàng quang không quan tâm người ta vẫn thấy hiển hiện những thực tại nghèo đói, bất công, vô luân, phá hoại môi trường sống tinh thần cũng như tự nhiên, hủ bại đạo đức ngày càng trầm trọng. Những căn bệnh ấy cũng đang tấn công vào trong đời sống Giáo Hội. Vì thế, Vấn đề không phải là “ lên tiếng hay không lên tiếng” mà là “phải lên tiếng, lên tiếng như thế nào? và sống Tin Mừng như thế nào?”.
Lm Thăng kêu gọi: “Gia đình Tổng Giáo Phận phải dấn thân đi vào lòng xã hội, phải hiện diện, đồng hành và thao thức, trăn trở với những vấn đề xã hội đang nảy sinh gây ra những bất công, nghèo đói và bất hạnh khổ đau cho con người. Việc rao giảng Tin Mừng sẽ chỉ có kết quả khi đời sống và sứ vụ của Giáo Hội gắn kết với toàn bộ thực tại xã hội và con người Việt Nam. Phúc Âm hoá con người và xã hội một cách cụ thể với những trạng huống cụ thể, con người cụ thể chứ không phải là một khẩu hiệu chung chung, một đường lối trừu tượng, thận chí mơ hồ, viễn vông.”
Đối với các vị Lãnh đạo trong Giáo phận Sài Gòn, Lm Thăng khuyến cáo :“Mọi thành phần Giáo Phận nhất là các Chủ Chăn cần biết lắng nghe tiếng nói thời đại, tiếng nói của người nghèo, người bị áp bức bất công, những người thấp cổ bé họng không thể lên tiếng để kịp thời lên tiếng thay cho họ và là tiếng nói đích thực của những anh chị em ấy trong sự thật, với lòng can đảm dấn thân, không sợ hãi, không né tránh. Trong tình liên đới luôn phải ưu tiên thể hiện sự hiệp thông với mọi thành phần Dân Chúa trong toàn thể Giáo hội nhất là những nơi, những anh chị em đang bị bách hại, đang gặp khó khăn cách này cách khác”.
Giáo Phận phải bén nhậy, thức thời can đảm lên tiếng và không ngừng hướng dẫn mọi thành phần Dân Chúa nhất là Giáo dân trước những vấn đề khó khăn, tế nhị và nhạy cảm (như các vấn đề về chính trị, tôn giáo, tự do và nhân quyền, công lý và hoà bình…).”
Sau cùng, nên tìm hiểu tố cáo của Tác giả Mai Khôi trên Báo điện tử “Truyền thông Giáo Huấn Xã hội Công giáo-GPSG”, ngày 26-11-2011: “Những gì đang diễn ra tại Thái Hà vừa qua là rất điển hình. Một đàn côn đồ đông hàng trăm tên, trong đó lẫn lộn cả những quan chức công an địa phương giả dạng thường dân đã đột nhập khuôn viên Nhà Thờ, « nhảy » lên lễ đài, ngày 3/11/2011 vừa qua, la hét, làm loạn nơi thờ tự. Điển hình hơn nữa là ngày Chúa Nhật 20/11/2011, giữa lúc linh mục đang uy nghiêm cử hành Thánh Lễ cho thiếu nhi vào buổi chiều thì bỗng nhiên một tên dân phòng trong đồng phục với huy hiệu trên mũ, trên cánh tay, thẻ nhận diện đeo trên ngực, tay cầm điếu thuốc lá đang cháy … sồng sộc bước lên Cung Thánh lớn tiếng lỗ mãng. Các huynh trưởng thiếu nhi với thái độ ôn hòa nhưng kiên quyết đã lôi cổ hắn xuống và kèm hắn ra ngoài nhà thờ. Tuy hắn chưa « nhẩy bàn độc », nhưng đã nhẩy lên cung thánh là địa điểm cực thánh trong nhà thờ, nơi cử hành các nghi thức tế lễ Đức Chúa Trời.
Phải chăng đây là dấu hiệu của sự gia tăng cường độ bách hại Công Giáo của nhà cầm quyền? Sự bách hại này không phải chỉ mới bắt đầu mà cũng không phải chỉ ở Thái Hà, ở Việt Nam… ; mà nó đã khởi sự từ rất lâu và ở khắp những nơi có chế độ bạo chúa, độc tài hay chủ thuyết vô thần ngự trị’.’
Như vậy, giữa những lời phát ra từ miệng lưỡi gian xảo Bắc Hà và những lời tố cáo ở Việt Nam không có tự do, dân chủ , nhân quyền và những áp bức, bất công đang lan tràn trong xã hội của các Tu sỹ Công giáo thì chúng ta nên tin ai, những người có tín ngưỡng hay kẻ đang phục vụ cho một Nhà nước “vô thần, duy vật” như Đức cha Nguyễn Thái Hợp đã nói?
Đó là đoạn kết trong bài viết “Quyền của cá nhân gắn liền với nghĩa vụ công dân” của Bắc Hà trên Báo Quân đội Nhân dân ra ngày 20/11/2011, nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Quốc tế Nhân quyền (10-12-1948 – 10-12-2011).
Có lẽ tác giả không tin mục tiêu chưa chắc đã thực hiện được, nhưng thách thức thì đã sừng sững trước mặt, bởi vì càng ngày chế độ càng lộ ra tính lừa dối nhân dân trong việc bảo đảm thực thi các quyền của dân trong Hiến pháp .
Trong số các quyền nhà nước còn nợ dân, có các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do biểu tình và tự do tín ngưỡng, thờ phượng.
Nhà nước đã cấm cho tư nhân ra báo mà vẫn trâng trâng nói các báo, đài của đảng chỉ huy và kiểm soát đều có quyền tự do thông tin và quyền được thông tin của người dân được tôn trọng.
Nhà nước cũng bênh vực cho điều được gọi là tự do tôn giáo, theo đạo và không theo đạo của người dân nhưng lại cấm dân thờ phượng, nếu không có phép hoặc chỉ cho phép nếu tổ chức tôn giáo chịu quyền kiểm soát của nhà nước.
Khi dân đòi dân chủ hóa chế độ, đòi đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ độc quyền cai trị để dân tự quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình thì đảng cầm quyền lại “phịa” ra chuyện chính người dân đã trao quyền lãnh đạo cho đảng và ủng hộ quyết định của đảng xây dựng đất nước dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng (Cộng sản) Hồ Chí Minh.
Nhà nước còn xuyên tạc, chụp mũ những người đòi quyền là tay sai của các “thế lực thù địch” và nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của Đế quốc (Mỹ).
Như vậy rõ ràng Việt Nam đã vi phạm Điều 18 của Tuyên ngôn Nhân quyến quy định rằng :“Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.”
Vậy mà Bắc Hà vẫn có thể viết bôi bác với ngũ ý xấu: “Vì mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội XHCN Việt Nam, các thế lực thù địch đã cố tình xuyên tạc, cắt xén khái niệm QCN (quyền cá nhân), đồng thời áp đặt quan điểm dân chủ, nhân quyền của những lực lượng cực đoan phương Tây cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những quan điểm đó là “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, là “tự do ngôn luận, tự do báo chí" (không có sự quản lý của Nhà nước), là “tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, là “tự do lập hội”, “tự do biểu tình”… (trái pháp luật). Lợi dụng những quyền này người ta đã xuyên tạc, bôi nhọ thể chế quốc gia (như đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội), chính sách, pháp luật của Nhà nước - nhất là chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm trọng hơn, họ đã sử dụng những quan niệm dân chủ, nhân quyền đã bị xuyên tạc này để vi phạm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, an toàn xã hội.”
Nhưng thế nào là “an ninh quốc gia”? Lý do mơ hồ ác ý này đã được nhà nước lạm dụng tối đa để trắng trợn đàn áp những tiếng nói đòi dân chủ, tự do và nhân quyền đã và đang diễn ra có hệ thống ở Việt Nam.
Do đó thật là trơ trẽn khi Bắc Hà giảng giải: “Về quyền của các quốc gia - dân tộc, công ước trên quy định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa …”. Hội nghị nhân quyền thế giới ở Viên (Áo), năm 1993, lại một lần nữa khẳng định việc "khước từ quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện có hiệu quả quyền này”. Điều này có nghĩa các dân tộc có quyền tự do lựa chọn, xây dựng chế độ chính trị, thể chế quốc gia như thế nào là quyền của các quốc gia - dân tộc. Cho dù sự lựa chọn đó là chế độ chính trị quân chủ hay dân chủ; thể chế “tam quyền phân lập” hay các nhánh quyền lực "phân công phối hợp”, chế độ chính trị “đa đảng đối lập” hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền… là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc, không có bất cứ một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là Liên hợp quốc có quyền can thiệp”.
Đúng như Bắc Hà viết. Việc chọn ““đa đảng đối lập” hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền… là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc…”, nhưng người dân Việt Nam chưa bao giờ được quyền chọn đảng Cộng sản cầm quyền mà đã bị đảng tròng dây thong lọng vào cổ bắt phải để cho đảng toàn quyền lãnh đạo, dù muốn hay không.
Tiếng nói công giáo
Trước miệng lưỡi dối trá của Bắc Hà, chúng ta hãy cùng đọc lời tuyên bố của một số các tu sĩ Công giáo về tình hình đất nước hiện nay.
Trước hết hãy nghe Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Địa phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo hội Cộng giáo Việt Nam: “Bên cạnh những dấu chỉ của niềm vui và hy vọng đó, giáo phận Vinh cũng đang đối diện với những khó khăn và thách đố lớn lao: Đời sống kinh tế của đại đa số giáo dân không ổn định; nhiều người không có việc làm; giới trẻ phải bỏ giáo xứ đi vào thành phố hoặc ra nước ngoài để mưu sinh. Bên cạnh đó, chủ nghĩa vô thần, duy vật, lối sống thực dụng, hưởng thụ, chụp giật... đã ảnh hưởng tiêu cực trên nếp sống và lối nghĩ của người giáo dân hôm nay. Trong bối cảnh đó, tìm một hành trình đúng đắn, ít sóng gió và phù hợp với Tin Mừng là một điều không hề dễ dàng.”
(Trích từ Diễn văn chào mừng Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, tại Nhà thờ Giáo xứ Thanh Dạ,Hạt Thuận Nghĩa chiều ngày 3 tháng 12 năm 2011)
Kế tiếp là lời tuyên bố của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng Đại diện Giáo phận Vinh tại Trung tâm Hành hương - Đền Thánh Antôn Trại Gáo trong dịp chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam sáng ngày 06 tháng 12 năm 2011 : “Tiếp bước các bậc tổ tiên, chúng con ý thức trách nhiệm của mình trong việc loan báo Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng của người cho anh chị em chúng con. Chúng con cũng ý thức được những khó khăn trong việc thể hiện niềm tin của mình giữa cuộc sống hôm nay. Chúng con đang đối mặt với những thách đố nảy sinh từ chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa tương đối, và chủ nghĩa lãnh đạm tôn giáo…..Để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người cách hiệu quả hơn, chúng con nhận thức rằng việc trả lời cho câu hỏi ‘làm sao chúng con sống hòa hợp với những người không cùng niềm tin và những người xem mình là vô thần?”.
Tiếp theo là một đọan phát biểu của Linh mục Giuse Lê Quốc Thăng, Ủy ban Công lý Hòa bình -Tổng Giáo Phận Sài Gòn Và Các vấn Đề Xã Hội tại Công nghị Tổng Giaó Phận Saigon từ thứ hai 21-11 đến thứ sáu 25-11-2011: “Con người, gia đình, những thực tại xã hội và ngay cả Giáo Hội đang là nạn nhân của môt xã hội đầy bệnh hoạn. Nguyên nhân sâu xa của căn bệnh này là chủ trương vô thần, muốn loại trừ Thiên Chúa và tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội; là những cơ chế xã hội què quặt thiếu vắng công lý, tự do, thiếu tôn trọng phẩm giá con người. Dù có cố tình nhắm mắt làm ngơ hay bàng quang không quan tâm người ta vẫn thấy hiển hiện những thực tại nghèo đói, bất công, vô luân, phá hoại môi trường sống tinh thần cũng như tự nhiên, hủ bại đạo đức ngày càng trầm trọng. Những căn bệnh ấy cũng đang tấn công vào trong đời sống Giáo Hội. Vì thế, Vấn đề không phải là “ lên tiếng hay không lên tiếng” mà là “phải lên tiếng, lên tiếng như thế nào? và sống Tin Mừng như thế nào?”.
Lm Thăng kêu gọi: “Gia đình Tổng Giáo Phận phải dấn thân đi vào lòng xã hội, phải hiện diện, đồng hành và thao thức, trăn trở với những vấn đề xã hội đang nảy sinh gây ra những bất công, nghèo đói và bất hạnh khổ đau cho con người. Việc rao giảng Tin Mừng sẽ chỉ có kết quả khi đời sống và sứ vụ của Giáo Hội gắn kết với toàn bộ thực tại xã hội và con người Việt Nam. Phúc Âm hoá con người và xã hội một cách cụ thể với những trạng huống cụ thể, con người cụ thể chứ không phải là một khẩu hiệu chung chung, một đường lối trừu tượng, thận chí mơ hồ, viễn vông.”
Đối với các vị Lãnh đạo trong Giáo phận Sài Gòn, Lm Thăng khuyến cáo :“Mọi thành phần Giáo Phận nhất là các Chủ Chăn cần biết lắng nghe tiếng nói thời đại, tiếng nói của người nghèo, người bị áp bức bất công, những người thấp cổ bé họng không thể lên tiếng để kịp thời lên tiếng thay cho họ và là tiếng nói đích thực của những anh chị em ấy trong sự thật, với lòng can đảm dấn thân, không sợ hãi, không né tránh. Trong tình liên đới luôn phải ưu tiên thể hiện sự hiệp thông với mọi thành phần Dân Chúa trong toàn thể Giáo hội nhất là những nơi, những anh chị em đang bị bách hại, đang gặp khó khăn cách này cách khác”.
Giáo Phận phải bén nhậy, thức thời can đảm lên tiếng và không ngừng hướng dẫn mọi thành phần Dân Chúa nhất là Giáo dân trước những vấn đề khó khăn, tế nhị và nhạy cảm (như các vấn đề về chính trị, tôn giáo, tự do và nhân quyền, công lý và hoà bình…).”
Sau cùng, nên tìm hiểu tố cáo của Tác giả Mai Khôi trên Báo điện tử “Truyền thông Giáo Huấn Xã hội Công giáo-GPSG”, ngày 26-11-2011: “Những gì đang diễn ra tại Thái Hà vừa qua là rất điển hình. Một đàn côn đồ đông hàng trăm tên, trong đó lẫn lộn cả những quan chức công an địa phương giả dạng thường dân đã đột nhập khuôn viên Nhà Thờ, « nhảy » lên lễ đài, ngày 3/11/2011 vừa qua, la hét, làm loạn nơi thờ tự. Điển hình hơn nữa là ngày Chúa Nhật 20/11/2011, giữa lúc linh mục đang uy nghiêm cử hành Thánh Lễ cho thiếu nhi vào buổi chiều thì bỗng nhiên một tên dân phòng trong đồng phục với huy hiệu trên mũ, trên cánh tay, thẻ nhận diện đeo trên ngực, tay cầm điếu thuốc lá đang cháy … sồng sộc bước lên Cung Thánh lớn tiếng lỗ mãng. Các huynh trưởng thiếu nhi với thái độ ôn hòa nhưng kiên quyết đã lôi cổ hắn xuống và kèm hắn ra ngoài nhà thờ. Tuy hắn chưa « nhẩy bàn độc », nhưng đã nhẩy lên cung thánh là địa điểm cực thánh trong nhà thờ, nơi cử hành các nghi thức tế lễ Đức Chúa Trời.
Phải chăng đây là dấu hiệu của sự gia tăng cường độ bách hại Công Giáo của nhà cầm quyền? Sự bách hại này không phải chỉ mới bắt đầu mà cũng không phải chỉ ở Thái Hà, ở Việt Nam… ; mà nó đã khởi sự từ rất lâu và ở khắp những nơi có chế độ bạo chúa, độc tài hay chủ thuyết vô thần ngự trị’.’
Như vậy, giữa những lời phát ra từ miệng lưỡi gian xảo Bắc Hà và những lời tố cáo ở Việt Nam không có tự do, dân chủ , nhân quyền và những áp bức, bất công đang lan tràn trong xã hội của các Tu sỹ Công giáo thì chúng ta nên tin ai, những người có tín ngưỡng hay kẻ đang phục vụ cho một Nhà nước “vô thần, duy vật” như Đức cha Nguyễn Thái Hợp đã nói?
Phạm Trần
(12/011)
(12/011)
.
.
.
No comments:
Post a Comment