Sunday, December 11, 2011

NHỮNG SIÊU CHIẾN HẠM (Đặng Đình Cung)



Đặng Đình Cung
Kỹ sư tư vấn
Cập nhật : 10/12/2011 23:02

Cho tới giữa thế kỷ XIX, người ta đóng tàu chiến bằng gỗ vì đặc tính cơ học của vật liệu này. Một quả đạn đại bác chỉcó thể làm thủng một tấm gỗchứ không làm hư hại gì thêm nữa. Nhưng, một quả bích kích nổsẽ tàn phá một diện tích lớn của tấm gỗ. Khi những loại đạn dược này được phổ biến thì người ta phải bọc vỏ tàu những chiến hạm bằng một lớp sắt.

Nhờngành luyện kim tăng trưởng, các xưởng hải quân có thể đóng những tàu chiến vỏ toàn bằng thép gọi là thiết giáp hạm (battleship) và các xưởng vũ khí có thể rèn những cỗ pháo cỡnòng rất lớn. Khả năng này sinh ra cuộc thi đua vũ trang giữa hải quân các cường quốc : mạnh ai nấyđóng những tàu với vỏ bọc thép dày nhất được trang bịbởi những cỗ pháo lớn nhất.

Vào cuối thê kỷ XIX một chiến hạm lớn tiêu biểu là một chiếc tàu vỏbằng thép, nặng 15.000 đến 20.000 tấn, có một số lò hơi chạy bằng than cung cấp lực cho một động cơhơi với công suất 10.000/20.000 mã lực. Về vũ khí thì mỗi tàu có hai cỗ pháo, một ở mũi, mộtở đuôi tàu, mỗi cỗ có hai khẩu đại bác 11/12" (208/305 mm), một chục đại bác 4"/6" (101/152 mm) đặt ở những ụ dọc hông tàu, vài chục súng cỡ nhỏkhác rải rác trên boong tàu và bốn tới sáu ống phóng ngư lôi 400/500 mm.

Các chiến hạm loại này là những tàu chiến lớn nhất của thời đó. Chúng được gọi là pre–Dreadnought vì thuộc thế hệ tàu đượcđóng trước những chiến hạm loại Dreadnought1.

Đầu thế kỷ XX, các chiến hạm loại Dreadnought là một cách mạng công nghệ của ngành đóng tàu chiến. Rút kinh nghiệm trận hải chiến Tsushima năm 1904, tất cả các tàu Ngađều bị tàu Nhật bắn chìm từ xa, hải quân các cường quốc phải có đại bác lớn có tầm bắn xa. Để tiện việc quản lý đạn dược, những cỗ pháo chính chỉ có một cỡ nòng duy nhất. Đó là khái niệm gọi là "all big gun" (chỉ có súng lớn thôi).

Máy của tàu là tuabin hơi chứ không còn là động cơ hơi luân phiên nữa. Chất đốt của các lò hơi mau chóng chuyển từ than sang dầu. Về vũ khí chính thì nòng tối thiểu là 12" (305 mm). Chiến hạm có thêm vài súng phụ đểchống tàu phóng ngư lôi. Nhưng sau Đệ nhất Thế chiến thì những súng này cũng dùng để phòng không.

Trong cuộc thi đua vũ khí giữa hai Thếchiến, tiến bộ của ngành cơ khí luyện kim cho phép các cường quốc quân sự đóng những chiến hạm gọi là super–Dreadnought mỗi ngày mỗi lớn, nặng tới 45.000 tấn, với hỏa lực mỗi ngày mỗi mạnh, nòng súng lên tới 16/18" (406/456 mm).

Nhữngđại bác có tầm bắn tối đa 30/40 km. Khi phi cơ chiến đấu được thông dụng thì người ta xây những hàng không mẫu hạm để có thể tấn công tàu địch ở xa hơn nữa. Cũng như những chiến hạm loại Dreadnought, sau Đệ nhị Thế chiến, các hàng không mẫu hạm lợi dụng tiến bộ công nghiệp để trởthành những tàu khổng lồ nặng tới 100.000 tấn, chở 100 phi cơ và chạy bằng lò hơi hạt nhân.

Sửsách ghi lại rất ít hải chiến giữa các siêu chiến hạm : trận Tsushima năm 1904 giữa những pre–Dreadnought của hải quân Nhật và hải quân Nga, trận Jutland năm 1916 giữa những Dreadnought của hải quân Anh và hải quân Đức, ở Bắc Đại Tây Dương năm 1941 giữa hai super–Dreadnought, tàu Bismark của Đức và tàu Hood của Anh, và trận Midway năm 1942 giữa các hàng không mẫu hạm Nhật và Hoa Kỳ. Lý do chính là những siêu chiến hạm quá nặng và quá đắt nên các bộ tư lệnh hải quân không dám cho chúng ra khơi nghênh chiến một đối thủ cùng hạng.

Trong thời chiến, người ta dùng các siêu chiến hạm để
– tấn công những tàu có hỏa lực kém hơn hay ở vị trí yếu : chiến tranh Nhật–Trung năm 1894–1895, chiến tranh Hoa Kỳ–Tây Ba Nha năm 1898, chiến dịch Guadalcanal năm 1942,...
– yểm trợ bộ binh trên đất liền hay đangđổ bộ : cuộc đổ bộ lênđảo Iwo Jima năm 1945, cuộc đổ bộlên cảng Incheon năm 1950, chiến hạm New Jersey trong chiến tranh Việt–Mỹ những năm 1960 70,...
– uy hiếp những nước nhược tiểu (gọi là chính sách pháo hạm ngoại giao) : cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc đã phải ký nhiều hiệpước không công bằng dưới sự đe dọa của chiến hạm ngoại quốc,...
– phong tỏa những hải cảng và tuyến hàng hải địch : sau trận Jutland năm 1916 hải quân Anh đã ngăn cản các chiến hạm Đức ra khỏi biển Baltique để tấn công những đoàn tàu tiếp tế ở Đại Tây Dương, trong chiến tranh Việt–Mỹnhững năm 1960-70 những tàu không sốViệt Nam đã phải chơi những "trò mèo đuổi chuột" để tiếp viện miền Nam...

Trong thời bình thì những siêu chiến hạm dùng để
– phụtrợ chính sách bang giao quốc tế :thủy binh Mỹ mời đồng nghiệp Việt Nam đến thăm hàng không mẫu hạm George Washington để bầy tỏ thiện cảm của Hoa Kỳ đối với chúng ta, khi Trung Quốc gây hấn ở eo biển Đài Loan thì Hoa Kỳ cử đệ thất hạmđội đến đó để trấn an chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa,...
– phô trương sức mạnh quân sự :trước Đệ nhất Thế chiến và cả tới vài tháng trước khi Thếchiến bùng nổ tàu chiến hai nước Anh và Đức thường gặp nhau để ướm sức nhau, Trung Quốc chưa trang bịxong một chiếc hàng không mẫu hạm cũ là đã lên tiếng đe dọa cả thế giới,...

Nhìn chung thì những siêu chiến hạm chỉcó công dụng hỗ trợ một chiến lược bá chủ đại dương trên quy mô toàn cầu. Chiến lược này do binh sư đề đốc [Anh, Mỹ?]Alfred Mahan phát biểu. Trước thế kỷXX, nước Anh là nước giữ vai trò bá chủ này. Sau Đệ nhất Thếchiến thì tới phiên Hoa Kỳ. Sang tới thế kỷ XXI, Trung Quốc tỏ ý muốn giành vai trò này. Theo học thuyết của Mahan thì phải có thể trấn áp đối thủ ở mọi nơi trên thế giới và có khả năng tiêu diệt toàn bộ hải quân địch trong một trận quyết liệt (conclusive battle). Để thực hiện ý đồnày thì phải có một hạm đội có khả năng chiến đấu rất xa căn cứ gồm bởi một hay hai siêu chiến hạm (bây giờ là hàng không mẫu hạm) với một số khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm và tàu phụ trợ.

Vì lý do kỹ thuật, một tàu biển chỉ có thể vận hành liên tục tối đa hai tháng. Vậy, để gây áp lực liên tục ở một nơi nào đó thì phải có sốtàu tương đương với ba hạmđội cơ bản kể trên : một tàu có mặt ở hiện trường, một đang về căn cứ để được bảo trì và một đang tới hiện trường để đổi phiên. Một nước như Trung Quốc, với ba vùng hải quân chiến lược, phải có ít nhất chín hàng không mẫu hạm và hai trăm hộ tống hạm thì mới có thể đọ trán được với Hoa Kỳ ở mạn Tây Thái Bình Dương.

Một nước nhỏ chỉ muốn bảo vệ hay giành lại lãnh hải và vùngđặc quyền kinh tế của mình thì chỉ cần đến vài khu trục hạm, vài tàu ngầm, một số lớn pháo hạm bắn hỏa tiễn và một hai phiđội khu trục cơ. Điều quan trọng là những quân khí này phải thuộc loại hiện đại nhất. Ngoài ra, nếu có chiến tranh thì có thểtrang bị đại bác và súng cao xạcho những tàu đánh cá và tàu chở hàng để người dân có thể tự vệ. Chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển này đãđược Anh Quốc áp dụng có hiệu quả trong hai Thế chiến của thếkỷ trước. Chúng tôi không dám khai triển thêm : tướng Võ Nguyên Giáp và các lão tướng Việt Nam khác đã viết nhiều về chiến tranh nhân dân rồi.

ĐẶNG Đình Cung

1Tên một chiếc chiến hạm Anh đóng xong năm 1906, với các đặc điểm nêu trong hai đoạn sau.
.
.
.

No comments: