Ngô Văn
Cập nhật: 22/12/2011
Dưới thể chế dân chủ tại Nhật, dân chúng, qua sự đại diện của các đảng phái chính trị, thường có sự khác biệt ý kiến trong hầu hết mọi vấn đề hay lãnh vực, từ bảo vệ môi sinh đến mức đánh thuế, đến chương trình giáo dục, và đặc biệt trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện tại. Nhưng việc chính phủ Nhật dự định chi 8 tỷ mỹ kim để mua từ 40 đến 50 chiến đấu cơ loại F-35 tối tân nhất của Hoa Kỳ lại nhận được sự đồng thuận đến mức không ngờ. Các phi cơ chiến đấu này do hãng Lockheed Martin chế tạo và sẽ được trang bị cho lực lượng phòng vệ bờ biển. Sự kiện này cho thấy mức quan tâm của người dân Nhật trước những hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung quốc trên biển Đông trong những năm gần đây.
Mặc dù có sự hậu thuẫn khá dễ dàng trong nước, đây vẫn là một quyết định khó khăn cho chính phủ Nhật vì những hệ quả chính trị quốc tế. Chính vì thế, dù hai hãng thông tấn Kyodo (Nhật) và AP (Hoa Kỳ) đã loan tin này từ 13/12/2011, nhưng hãng Lockheed Martin cho đến nay vẫn từ chối bình luận về sự việc. Phát ngôn nhân của Lockheed Martin viện lý do họ chưa chính thức nhận được đơn đặt hàng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Phòng vệ Nhật Bản là ông Ichikawa cũng chỉ mập mờ cho biết chính phủ ông chỉ đang trong giai đoạn cuối của tiến trình và sẽ có quyết định trong một hai tháng tới.
Theo các bình luận gia thì quyết định trang bị chiến đấu cơ tối tân cho lực lượng phòng vệ bờ biển đã có rồi, sau gần một năm bàn thảo. Và theo giới chuyên gia, việc Trung quốc cho hạ thủy tàu sân bay Varyag hồi tháng 8 vừa qua chính là yếu tố sau cùng đẩy tới quyết định dứt khoát. Hiện nay, Quốc hội Nhật đang nghỉ họp vào dịp cuối năm nên vấn đề này sẽ được đưa ra khóa họp tới và nhiều phần sẽ được nhanh chóng thông qua.
Tưởng cũng nên mở ngoặc tại đây để nói về khả năng rất đặc biệt của chiến đấu cơ F-35. Bên cạnh các kỹ thuật tàng hình để ít bị nhận dạng bởi hệ thống radar từ mặt đất, cường điểm lớn nhất của F-35 là có thể dùng được cho cả không quân, hải quân, bộ binh và thủy quân lục chiến (Marines). Cụ thể, F-35 có thể phóng lên từ mặt đất nên sẽ thay thế các loại chiến đấu cơ F-15, F-16, F-22 của không quân và bộ binh Mỹ; F-35 có thể phóng ra và đáp xuống các tàu sân bay nên có thể thay thế các loại chiến đấu cơ F-14, F-18 của hải quân Mỹ; F-35 cũng có thể xoay dọc ống phản lực để lên thẳng nên có thể thay thế các loại chiến đấu cơ Harrier của lính thủy bộ Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ cũng có chính sách đồng ý chia sẻ loại chiến đấu cơ tối tân nhất này của họ với các nước đồng minh cật ruột như Anh, Canada, Úc, Nhật, v.v... Hệ thống điện tử bên trong có thể sẽ có mức độ tối tân khác nhau nhưng khả năng cơ khí của phi cơ đều giống nhau cho mọi nước.
Mặc dù có sự hậu thuẫn khá dễ dàng trong nước, đây vẫn là một quyết định khó khăn cho chính phủ Nhật vì những hệ quả chính trị quốc tế. Chính vì thế, dù hai hãng thông tấn Kyodo (Nhật) và AP (Hoa Kỳ) đã loan tin này từ 13/12/2011, nhưng hãng Lockheed Martin cho đến nay vẫn từ chối bình luận về sự việc. Phát ngôn nhân của Lockheed Martin viện lý do họ chưa chính thức nhận được đơn đặt hàng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Phòng vệ Nhật Bản là ông Ichikawa cũng chỉ mập mờ cho biết chính phủ ông chỉ đang trong giai đoạn cuối của tiến trình và sẽ có quyết định trong một hai tháng tới.
Theo các bình luận gia thì quyết định trang bị chiến đấu cơ tối tân cho lực lượng phòng vệ bờ biển đã có rồi, sau gần một năm bàn thảo. Và theo giới chuyên gia, việc Trung quốc cho hạ thủy tàu sân bay Varyag hồi tháng 8 vừa qua chính là yếu tố sau cùng đẩy tới quyết định dứt khoát. Hiện nay, Quốc hội Nhật đang nghỉ họp vào dịp cuối năm nên vấn đề này sẽ được đưa ra khóa họp tới và nhiều phần sẽ được nhanh chóng thông qua.
Tưởng cũng nên mở ngoặc tại đây để nói về khả năng rất đặc biệt của chiến đấu cơ F-35. Bên cạnh các kỹ thuật tàng hình để ít bị nhận dạng bởi hệ thống radar từ mặt đất, cường điểm lớn nhất của F-35 là có thể dùng được cho cả không quân, hải quân, bộ binh và thủy quân lục chiến (Marines). Cụ thể, F-35 có thể phóng lên từ mặt đất nên sẽ thay thế các loại chiến đấu cơ F-15, F-16, F-22 của không quân và bộ binh Mỹ; F-35 có thể phóng ra và đáp xuống các tàu sân bay nên có thể thay thế các loại chiến đấu cơ F-14, F-18 của hải quân Mỹ; F-35 cũng có thể xoay dọc ống phản lực để lên thẳng nên có thể thay thế các loại chiến đấu cơ Harrier của lính thủy bộ Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ cũng có chính sách đồng ý chia sẻ loại chiến đấu cơ tối tân nhất này của họ với các nước đồng minh cật ruột như Anh, Canada, Úc, Nhật, v.v... Hệ thống điện tử bên trong có thể sẽ có mức độ tối tân khác nhau nhưng khả năng cơ khí của phi cơ đều giống nhau cho mọi nước.
Về phía dân chúng Nhật, kết quả thăm dò dư luận do các cơ quan truyền thông thực hiện mới đây cho thấy 67,7% dân chúng tán thành quyết định mua F-35. Đa số những người tán thành nói rằng họ không chịu nổi sự hung hãn của Trung quốc trên biển Đông, đặc biệt sau khi xem các đoạn phim chiếu cảnh tàu đánh cá Trung quốc dùng gậy gộc, dao mác đâm chết cảnh sát tuần duyên Hàn quốc vào ngày 12/12/2011, và những hình ảnh về tàu sân bay Varyag của Trung Quốc ra khơi tập trận lần thứ hai từ ngày 29/11 đến 11/ 12 trên vùng biển Hoàng Hải. Kết quả thống kê này và các nỗ lực của chính phủ Noda trong thời gian qua một lần nữa cho thấy mức độ quan tâm tìm hiểu và làm theo ý dân trong những vấn đề liên quan đến chủ quyền đất nước. Không một đảng phái nào, dù đang ở ghế cầm quyền, dám đơn phương làm theo ý mình. Đây là hiện tượng rất trái ngược với trường hợp Việt Nam.
Cũng cần nói thêm, sau khi tàu sân bay Varyag đi tập trận được một ngày, bộ Quốc phòng Trung quốc tổ chức họp báo và tuyên bố vì nhiều hệ thống phức tạp được trang bị thêm cho tàu sân bay Varyag nên cần phải cho tập trận nhiều lần để thử nghiệm chứ không có ý đồ uy hiếp quốc gia nào cả. Các ký giả gốc Nhật đặt nhiều câu hỏi với Đại tá Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung quốc, về lộ trình của tàu Varyag qua eo biển Ryukyu của Nhật có dụng ý gì. Đáp lại, ông Sinh chỉ mập mờ tuyên bố lộ trình của Varyag là bí mật quân sự, không thể tiết lộ được. Khi được tường trình về buổi họp báo này, công luận Nhật không những tiếp tục xem Varyag là trò cố tình gây hấn mới mà còn bực tức về thái độ xem thường trí khôn thế giới của Bắc Kinh. Tàu sân bay Varyag không phải là tàu ngầm và với các phương tiện hiện nay, hệ thống vệ tinh có thể chụp hình và theo dõi lộ trình của tàu này dễ dàng.
Cũng cần nói thêm, sau khi tàu sân bay Varyag đi tập trận được một ngày, bộ Quốc phòng Trung quốc tổ chức họp báo và tuyên bố vì nhiều hệ thống phức tạp được trang bị thêm cho tàu sân bay Varyag nên cần phải cho tập trận nhiều lần để thử nghiệm chứ không có ý đồ uy hiếp quốc gia nào cả. Các ký giả gốc Nhật đặt nhiều câu hỏi với Đại tá Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung quốc, về lộ trình của tàu Varyag qua eo biển Ryukyu của Nhật có dụng ý gì. Đáp lại, ông Sinh chỉ mập mờ tuyên bố lộ trình của Varyag là bí mật quân sự, không thể tiết lộ được. Khi được tường trình về buổi họp báo này, công luận Nhật không những tiếp tục xem Varyag là trò cố tình gây hấn mới mà còn bực tức về thái độ xem thường trí khôn thế giới của Bắc Kinh. Tàu sân bay Varyag không phải là tàu ngầm và với các phương tiện hiện nay, hệ thống vệ tinh có thể chụp hình và theo dõi lộ trình của tàu này dễ dàng.
Ngoài việc đồng ý với đảng cầm quyền trong việc mua F-35, đảng đối lập Jimin qua lời Tổng thư ký Ishihara Nobuteru còn đề nghị tiến hành việc xây căn cứ quân sự ở vùng đảo của Nhật mà Trung quốc đang muốn sinh sự; đề nghị ngăn chận các tàu đánh cá, tàu hải giám và cả tàu chiến Trung quốc nếu các tàu này xâm nhập lãnh hải Nhật. Nói chung, mọi đảng phái chính trị tại Nhật không còn tranh luận gì về hiện tượng Bắc Kinh luôn tuyên bố muốn giải quyết mọi tranh chấp trong hòa bình, nhưng thực tế tiếp tục hiếu chiến và liên tục lấn tới nếu đối phương tỏ vẻ yếu thế.
Cùng lúc đó, hệ thống tuyên truyền chính thức và bán chính thức của các lãnh đạo Bắc Kinh lại lên tiếng tố cáo Nhật Bản đang muốn tăng cường vũ lực quân sự nhằm khôi phục chủ nghĩa Phát-xít thời thế chiến II, gieo rắc tang thương cho nhân loại, đặc biệt là các quốc gia Á châu, trong đó có Trung quốc. Họ hy vọng luận điểm này sẽ đánh thức những lo sợ và oán thù cũ từ các nước Nam Á và Đông Nam Á đối với Phát-xít Nhật. Nhưng ý định này bị xóa tan ngay khi nhiều ký giả, bloggers, chuyên gia chỉ ra rằng: trong chế độ dân chủ trên đất nước Nhật hiện nay, người dân có quyết định tối hậu và có dư khả năng thay thế bất kỳ chính phủ nào đi ngược lại ý nguyện của họ.
Và nếu xét theo tiêu chuẩn đó thì những điều mà Bắc Kinh cảnh báo chỉ có thể xảy ra và đang xảy ra… trên đất Tàu.
-------------------
Các bài liên hệ
.
.
.
No comments:
Post a Comment