Lời cựu TT Vaclav Havel nhắn nhủ nhân dân Việt Nam : “Phải thét to lên, ngay cả lúc chúng ta chẳng còn chút hy vọng gì!”
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
2011-12-21
PARIS, ngày 21.12.2011 (PTTPGQT) - “Phải thét to lên, ngay cả lúc chúng ta cảm thấy chẳng còn chút hy vọng gì !” là lời cựu Tổng thống Vaclav Havel nhắn nhủ nhân dân Việt Nam trong cuộc gặp gỡ và trao đổi với ông Võ Văn Ái tại thủ đô Praha, Cộng hòa Tiệp, ngày 10.4.2003.
Tưởng mộ Nhà Nhân bản Vaclav Havel nhân ngày ông qua đời, chúng tôi xin ghi lại đôi nét về linh hồn của cuộc Cách Mạnh Nhung không đổ một giọt máu vào tháng 11 năm 1989, và nhắc lại cuộc gặp gỡ nói trên.
Tưởng mộ Nhà Nhân bản Vaclav Havel nhân ngày ông qua đời, chúng tôi xin ghi lại đôi nét về linh hồn của cuộc Cách Mạnh Nhung không đổ một giọt máu vào tháng 11 năm 1989, và nhắc lại cuộc gặp gỡ nói trên.
Tối ngày 18.12.2011, nhân dân dưới ngọn đại kỳ Tiệp thắp nến tại quảng trường Venceslaw, thủ đô Praha, tưởng niệm cố Tổng thống Václav Havel
Nhà văn, nhà viết kịch, nhà tranh đấu cho dân chủ, cựu Tổng thống Vaclav Havel qua đời sáng ngày 18/12 vừa qua tại ngôi biệt thự cách thủ đô Praha chừng 100 cây số.
Dựa trên tinh thần nhân bản và bằng phương pháp bất bạo động được David Thoreau, Gandhi, Martin Luther King... khởi xướng, ông Vaclav Havel là linh hồn của cuộc Cách Mạng Nhung tại Tiệp Khắc cuối thập niên 1980.
Vũ khí ông là ngòi bút và ý chí can cường, ngay cả những năm bị nhốt tù cũng như những năm bị đánh bật ra ngoài lề xã hội Cộng sản, không được theo học đại học, phải lái xe taxi sinh sống.
Là người đề xướng Tuyên ngôn Hiến Chương 77. Tư tưởng dân chủ và đạo đức của Vaclav Havel làm nên tiến trình dân chủ hóa Đông Âu.
Không một tiếng súng, ông Vaclav Havel đã thành công giải thể chế độ Cộng sản vào tháng 11 năm 1989. Khởi sự với cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh dấy lên ngày 17.11.1989, và bị Công an Tiệp thẳng tay đàn áp. Hai hôm sau, ngày 19.11, hai trăm nghìn người xuống đường phản đối. Sau đó một ngày, hôm 20.11, năm trăm nghìn người biểu tình đòi giải thể chế độ Cộng sản. Tiếp theo là những cuộc đình công của thợ thuyền. Và dưới áp lực mạnh mẽ của toàn dân, ngày 27.11 năm ấy, 1989, đảng Cộng sản Tiệp tuyên bố rút lui khỏi chính trường.
Bằng tổ chức chính trị “Diễn đàn Dân sự” (Civic Forum), Vaclav Havel đã mang lại thắng lợi vẻ vang cho cuộc tuyển cử tự do đầu tiên sau chế độ cộng sản. Ông trở thành tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc dân chủ. Khi Tiệp khắc phân đôi thành Czech và Slovac, ông lại được bầu làm tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Tiệp.
Hai ngày sau khi đắc cử tổng thống, ông Vaclav Havel mời Đức Dalai Lama sang viếng thăm chính thức. Ông là nguyên thủ quốc gia đầu tiên mời Đức Dalai Lama chân tình và không hậu ý. Không như một số cường quốc Âu Mỹ chịu áp lực Bắc Kinh để không dám tiếp, hoặc chỉ gặp gỡ không chính thức Đức Dalai Lama.
Tháng tư năm 2003, cựu Tổng thống Vaclav Havel gặp gỡ và trao đổi với ông Võ Văn Ái, Chủ tịch cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, tại thủ đô Praha, nhân dịp ông Ái sang lãnh Giải Nhân Quyền Homo Homini / Người Cho Người thay cho hai nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Nhân dịp Liên hoan Phim Nhân quyền Thế giới tổ chức tại thủ đô Praha, Cộng hòa Tiệp, từ ngày 8 đến 16.4.2003, Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn (People in Need Foundation) trao Giải Nhân quyền “Người Cho Người” (Homo Homini) cho ba nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam : Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, là những người đã can cường trong cuộc đối kháng ôn hòa chống chế độ Cộng sản Việt Nam trong ba mươi năm qua. Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn muốn biểu tỏ lòng kính trọng và sự hỗ trợ đối với các Nhà đối kháng cho Dân chủ tại Việt Nam đang kiên trì bằng con đường bất bạo động nhằm chuyển hóa dân chủ trên đất nước Việt Nam.
Giải Nhân quyền “Người Cho Người” (Homo Homini) được đặt dưới sự bảo trợ của cựu Tổng thống Vaclav Havel, Đô trưởng Praha và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa Tiệp.
Hội trường Lucerna tại thủ đô Praha, Cộng hòa Tiệp, là nơi trao giải, đông nghẹt người đêm mồng 9 tháng 4. Cuốn phim về cuộc biểu tình của 40.000 Phật tử Huế ngày 24.5.1993 được chiếu trên phông ảnh lớn. Sau đấy, Ban điều hành Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn, gồm có các ông Igor Blazevic, Tomas Pojar, bà Kristina Taberyová lên máy vi âm vinh danh ba nhà được giải.
Thay mặt ba vị hiện bị quản chế hay sống trong nhà tù Việt Nam, ông Võ Văn Ái nhận giải và đáp từ cảm tạ. Sau khi giới thiệu tiểu sử và công đức của ba nhân vật Việt Nam, ông Ái phát biểu :
“(...) Giải Nhân quyền mà các bạn trao cho ba nhà bất đồng chính kiến, không những bảo vệ cá nhân họ trước cuộc đàn áp, mà còn bảo vệ và khuyến khích cuộc đấu tranh bất bạo động và những phong trào mà ba nhà ly khai đại diện đang vận động cho nhân quyền và dân chủ, để cho con người được sống giữa loài người, thay vì sống giữa loài lang sói.
“(...) Chúng ta có nên tuyệt vọng trước chế độ độc tài toàn trị này chăng ? Chúng ta có còn hy vọng vào cuộc đổi thay nữa hay không ?
“Tôi tin là có. Mười lăm năm trước, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam của chúng tôi tung chiến dịch quốc tế đòi hủy bỏ hai điều trên Hiến pháp Việt Nam : điều 2 quy định chuyên chính vô sản và điều 4 quy định sự độc tôn chính trị, văn hóa, tư tưởng của đảng Cộng sản. Nhờ công luận quốc tế hỗ trợ, điều 2 đã bị hủy. Chúng tôi tiếp tục vận động triệt tiêu điều 4.
“Tôi giữ lòng hy vọng. Tôi hy vọng là vì nhân dân Tiệp đón tiếp chúng tôi hôm nay đã thành công quét sạch nạn độc tài độc đảng hơn mười năm trước. Tôi tràn đầy hy vọng khi thấy các bạn mang lại cho chúng tôi sự hậu thuẫn vô giá cho một nước Việt Nam Tự do. Nhân danh Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, nhân danh tất cả những người Việt Nam ưu tư cho dân chủ và nhân quyền, tôi tri ân các bạn”.
Ngày hôm sau, 10.4.2003, cựu Tổng thống Vaclav Havel tiếp ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, để trao đổi tình hình đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Bản tin Pháp tấn xã AFP đánh đi từ Praha cùng ngày nói lên nội dung cuộc gặp gỡ quan trọng cùng thông điệp mà cựu Tổng thống Vaclav Havel gửi đến nhân dân Việt Nam. Phóng viên Ỷ Lan của Đài Á châu Tự do đã dùng một phần cuốn băng thu âm cuộc gặp gỡ ấy làm phóng sự, và Đài Á châu Tự do phát về Việt Nam trong chương trình 21 giờ tối 15.4.2003.
Xin giới thiệu tài liệu quý này đến Bạn đọc Quê Mẹ như một lời tưởng mộ nhân ngày cựu Tổng thống Vaclav Havel qua đời hôm 18.12 vừa qua.
Trong cuộc gặp gỡ này, ông Võ Văn Ái đã trao đổi tình hình đấu tranh cho dân chủ trên thế giới và tại Việt Nam. Cựu Tổng thống Vaclav Havel hỏi han nhiều đến hiện tình các phong trào Việt Nam đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo. Ông Ái không quên cảm ơn cựu Tổng thống đã vinh danh ba nhân vật Việt Nam qua Giải Nhân quyền “Người Cho Người”. Ông Ái cũng báo động về một hình thái chiến tranh mới mà nhà cầm quyền cộng sản đang tiếp diễn chống nhân dân Việt Nam, che đậy qua lập luận mở cửa kinh tế, nhưng không chấp nhận cải cách chính trị.
Sau đây là một số vấn đề cựu Tổng thống Vaclav Havel nêu ra trong cuộc gặp gỡ, đặc biệt và hữu ích cho những ai quan tâm đến việc chung :
Ỷ Lan : Thưa Tổng thống Vaclav Havel, chắc Tổng thống thừa biết là tại Việt Nam ngày nay không có báo chí tự do, không có cơ quan truyền thông tự do. Các đài phát thanh ngoại quốc là nguồn cung cấp tin tức trung thực độc nhất, làm cho quần chúng đông đảo ngày đêm theo dõi, mặc dù Nhà nước cộng sản cấm đoán nghe đài. Do đó, chúng tôi mong mỏi đưa những lời Tổng thống phát biểu trong cuộc gặp gỡ đến hằng triệu người ưu tư cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Vì vậy xin phép Tổng thống được ghi âm các điều trao đổi hôm nay giữa Tổng thống và ông Võ Văn Ái. Trước tiên, xin Tổng thống cho biết vì sao Việt Nam được chú ý, vì sao Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, là những người chỉ biết có nhà tù trên 20 năm ròng, lại được ban tổ chức chọn trao Giải Nhân quyền “Người Cho Người” ?
Vaclav Havel : Tôi rất vui mừng việc ba nhân vật Việt Nam lãnh giải, tôi xin được chuyển lời chúc mừng trang trọng đến ba vị. Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn (People in Need Foundation) chủ xướng việc trao giải này. Từ nhiều năm qua, tôi mến phục cung cách làm việc của tổ chức. Họ rất lưu tâm đến nhân quyền cũng như cứu trợ nhân đạo trong nhiều quốc gia. Nhờ những công tác ấy, tôi nghĩ rằng Giải Nhân quyền “Người Cho Người” (Homo Homini) có một giá trị riêng biệt.
Tôi cảm thông sâu sắc với cuộc đấu tranh của ba nhân vật được giải, vì chính bản thân chúng tôi từng trải qua một hoàn cảnh tương tự. Chúng tôi cũng đã phải đối đầu với một thể chế độc tài khắt khe, nhưng có thể là hoàn cảnh chúng tôi ít khó khăn hơn so với ba vị.
Thuở đó người ta gọi chúng tôi là những nhà ly khai, danh từ này không do chúng tôi đặt ra. Thuở đó, quần chúng và nhiều bạn hữu đánh giá cuộc đấu tranh của chúng tôi chẳng mang lại lợi ích gì. Họ bảo là chúng tôi chẳng bao lăm người, làm sao đối diện với một lực lượng vô biên hùng mạnh, mà lực lượng này lại nắm trong tay mọi công cụ quyền bính. Nhưng chúng tôi đã trả lời với họ : điều quan trọng là đấu tranh cho cái thiện, chứ không phải là quan tâm tới thành công hay hy vọng sẽ thành công. Phải có một quan điểm như thế thì sự thành công mới xuất hiện. Tại đất nước chúng tôi, cuộc toàn thắng đã hiện ra theo quan điểm đấu tranh mà tôi vừa trình bày. Nhưng đây là trường hợp đã xẩy ra cho chúng tôi, tôi không dám nói ở đâu cũng như thế. Nhưng dù sao đi nữa, thì cũng đáng cho chúng ta bõ công đấu tranh cho những điều tối thiện.
Khi những hiện tượng khủng hoảng lên tới tầm mức nào đó, thì chế độ sụp đổ. Có nhiều nguyên nhân giải thích sự sụp đổ, nhưng điều quan trọng là chế độ ấy sụp đổ. Quan trọng hơn nữa là những gì xẩy ra sau cuộc sụp đổ. Người ta bám vào cái gì đây để xây dựng ? Câu trả lời xuất phát từ truyền thống của chính cuộc đối kháng ấy, nghĩa là chiến lược nhắm tới khi đối kháng cái dã man, tàn bạo. Thật khó gầy dựng một xã hội tự do, khi chẳng có ai khẳng định quyền tự do, khi chưa có một truyền thống về tự do qua nhiều nguồn ngôn luận.
Ỷ Lan : Một trong ba nhà được giải là Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hòa thượng đòi hỏi được xuất bản một tờ báo độc lập, được tự thân đi cứu trợ nạn nhân bị lũ lụt, và cuối cùng, Hòa thượng tung “Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam”, một chương trình 8 điểm. Tổng thống từng kinh qua kinh nghiệm đấu tranh dưới chế độ Cộng sản, Tổng thống có nghĩ rằng phương cách đòi hỏi của Hòa thượng Thích Quảng Độ sẽ đưa tới một cuộc đổi thay chính thể tại Việt Nam không ?
Vaclav Havel : Hiển nhiên là trong các nền văn hóa khác nhau, trong những thế giới khác nhau, dân chủ có những biến thái khác nhau. Nhưng tôi tin có một số cứ liệu như nhau về quan niệm sống tự do, về nhân phẩm phổ quát cho toàn nhân loại. Hoặc người ta tôn trọng nguyên tắc này, hoặc người ta cưỡng bức những lý tính phổ quát ấy. Ở vào hoàn cảnh bị ức chế, thật cần thiết để có ai đó dám lên tiếng, dám vạch mặt chỉ tên, như Hòa thượng Thích Quảng Độ đang làm vậy. Đương nhiên là hậu thuẫn quốc tế vô cùng quan trọng, trong quá khứ chúng tôi từng trông đợi sự hậu thuẫn ấy. Bản thân tôi bị tù đày mất 5 năm, nếu không có hậu thuẫn quốc tế lên tiếng, thì chắc là 5 năm ấy kéo dài thành 20 năm.
Ỷ Lan : Cuộc đời của Tổng thống có thể nói là được chia làm hai giai đoạn. Một giai đoạn đấu tranh, chịu cảnh tù đày, gian khổ. Và một giai đoạn nắm quyền làm tổng thống, mà công tác là biến thành cụ thể cho hằng triệu công dân Tiệp, những ước mơ tranh đấu, những lý tưởng trước kia. Tổng thống có thể chia sẻ kinh nghiệm này và có những lời cố vấn gửi đến các nhà đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam không ?
Vaclav Havel : Tôi không dám khuyên nhân dân Việt Nam nên làm gì, ngoài những điều chúng ta cùng nhau trao đổi từ nãy đến giờ. Điều quan trọng không thể tránh, là phải cương quyết đối đầu chủ nghĩa độc tài toàn trị, dù niềm hy vọng thành công mong manh đến đâu. Ngày trước, nhân dân Tiệp chúng tôi cũng ở trong hoàn cảnh như các bạn ngày nay. Nhưng chúng tôi quyết tâm tranh đấu đến cùng. Phải thét to lên, ngay cả lúc chúng ta cảm thấy chẳng còn chút hy vọng gì, vì đó vẫn là điều đáng làm và phải làm. Thành quả và giá trị tương lai đến từ sự bất trắc hay sự hy sinh trong hiện tại. Kẻ nào không dám liều thân sẽ chẳng gặt hái được giá trị gì.
Ỷ Lan : Nhà cầm quyền Hà Nội đang cố tâm thuyết phục thế giới rằng nền kinh tế thị trường sẽ đem tới sự tự do cần thiết cho nhân dân. Tổng thống có nghĩ rằng nền kinh tế thị trường sẽ biến nước Việt Nam ngày nay thành một xã hội dân chủ đa nguyên không ?
Vaclav Havel : Điều đó không chắc đâu. Trước kia có lúc tôi từng nghĩ như thế. Tôi mường tượng rằng tự do mậu dịch, những nhà đầu tư, vốn liếng nước ngoài đưa vào sẽ giúp cho việc mở mang đời sống quốc gia. Nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến dân chủ đa nguyên. Nhưng ngày nay, tôi không còn tin như thế nữa. Phải mở cửa và thay đổi chính trị cùng lúc với việc phát triển kinh tế. Khi một quốc gia chịu mở cửa trên lĩnh vực này, ắt khó lòng đóng cửa trên lĩnh vực khác.
Bên cạnh cuộc mậu dịch, các nhà đầu tư cũng mang lại nếp sống riêng, văn hóa riêng của họ. Trên phương diện này, họ đem lại ảnh hưởng tích cực cho đời sống địa phương. Nhưng mặt khác, việc mở cửa kinh tế thường che giấu tính vô liêm sỉ của một số người cư ngụ trong các khách sạn sang trọng. Họ chỉ đến một xứ sở để bóc lột kinh tế quốc gia này, mà chẳng lưu tâm chút nào, nếu không nói là cóc cần tới hiện trạng của kẻ đang bị tra tấn ngay bên cạnh khách sạn họ cư ngụ.
Ỷ Lan : Người Việt rất kính phục nhân cách và con người tiến hành cuộc Cách Mạng Nhung cho nhân dân Tiệp, cũng như con người xây dựng dân chủ cho Cộng hòa Tiệp của Tổng thống. Vậy xin Tổng thống gửi đôi lời thông điệp đến những ai được nghe hay được đọc Tổng thống ?
Vaclav Havel : Tôi muốn nói rằng, dù Việt Nam ở dưới một gầm trời nào, dù Việt Nam có nền văn hóa khác chúng tôi đến đâu, thì sự liên hệ hỗ tương giữa hai nước chúng ta rất đậm đà. Dưới thời cộng sản, có cuộc trao đổi lực lượng lao động. Sau này các khách lao động ấy trở về quê hương họ, và nhờ họ, mà Cộng hòa Tiệp được nhân dân Việt Nam biết đến. Tôi xin gửi lời chào nhân dân Việt Nam từ nước Tiệp, một quốc gia chẳng xa lạ gì với các bạn. Tôi muốn bảo đảm với nhân dân Việt Nam rằng, rất nhiều người ở nước tôi không dửng dưng trước số phận của người dân Việt, và rất có cảm tình với nhân dân Việt Nam trong những nỗ lực vận động đổi thay thảm trạng Việt Nam.
Ỷ Lan : Xin cảm ơn Tổng thống Vaclav Havel.
Nhân dịp Liên hoan Phim Nhân quyền Thế giới tổ chức tại thủ đô Praha, Cộng hòa Tiệp, từ ngày 8 đến 16.4.2003, Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn (People in Need Foundation) trao Giải Nhân quyền “Người Cho Người” (Homo Homini) cho ba nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam : Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, là những người đã can cường trong cuộc đối kháng ôn hòa chống chế độ Cộng sản Việt Nam trong ba mươi năm qua. Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn muốn biểu tỏ lòng kính trọng và sự hỗ trợ đối với các Nhà đối kháng cho Dân chủ tại Việt Nam đang kiên trì bằng con đường bất bạo động nhằm chuyển hóa dân chủ trên đất nước Việt Nam.
Giải Nhân quyền “Người Cho Người” (Homo Homini) được đặt dưới sự bảo trợ của cựu Tổng thống Vaclav Havel, Đô trưởng Praha và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa Tiệp.
Hội trường Lucerna tại thủ đô Praha, Cộng hòa Tiệp, là nơi trao giải, đông nghẹt người đêm mồng 9 tháng 4. Cuốn phim về cuộc biểu tình của 40.000 Phật tử Huế ngày 24.5.1993 được chiếu trên phông ảnh lớn. Sau đấy, Ban điều hành Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn, gồm có các ông Igor Blazevic, Tomas Pojar, bà Kristina Taberyová lên máy vi âm vinh danh ba nhà được giải.
Thay mặt ba vị hiện bị quản chế hay sống trong nhà tù Việt Nam, ông Võ Văn Ái nhận giải và đáp từ cảm tạ. Sau khi giới thiệu tiểu sử và công đức của ba nhân vật Việt Nam, ông Ái phát biểu :
“(...) Giải Nhân quyền mà các bạn trao cho ba nhà bất đồng chính kiến, không những bảo vệ cá nhân họ trước cuộc đàn áp, mà còn bảo vệ và khuyến khích cuộc đấu tranh bất bạo động và những phong trào mà ba nhà ly khai đại diện đang vận động cho nhân quyền và dân chủ, để cho con người được sống giữa loài người, thay vì sống giữa loài lang sói.
“(...) Chúng ta có nên tuyệt vọng trước chế độ độc tài toàn trị này chăng ? Chúng ta có còn hy vọng vào cuộc đổi thay nữa hay không ?
“Tôi tin là có. Mười lăm năm trước, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam của chúng tôi tung chiến dịch quốc tế đòi hủy bỏ hai điều trên Hiến pháp Việt Nam : điều 2 quy định chuyên chính vô sản và điều 4 quy định sự độc tôn chính trị, văn hóa, tư tưởng của đảng Cộng sản. Nhờ công luận quốc tế hỗ trợ, điều 2 đã bị hủy. Chúng tôi tiếp tục vận động triệt tiêu điều 4.
“Tôi giữ lòng hy vọng. Tôi hy vọng là vì nhân dân Tiệp đón tiếp chúng tôi hôm nay đã thành công quét sạch nạn độc tài độc đảng hơn mười năm trước. Tôi tràn đầy hy vọng khi thấy các bạn mang lại cho chúng tôi sự hậu thuẫn vô giá cho một nước Việt Nam Tự do. Nhân danh Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, nhân danh tất cả những người Việt Nam ưu tư cho dân chủ và nhân quyền, tôi tri ân các bạn”.
Ngày hôm sau, 10.4.2003, cựu Tổng thống Vaclav Havel tiếp ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, để trao đổi tình hình đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Bản tin Pháp tấn xã AFP đánh đi từ Praha cùng ngày nói lên nội dung cuộc gặp gỡ quan trọng cùng thông điệp mà cựu Tổng thống Vaclav Havel gửi đến nhân dân Việt Nam. Phóng viên Ỷ Lan của Đài Á châu Tự do đã dùng một phần cuốn băng thu âm cuộc gặp gỡ ấy làm phóng sự, và Đài Á châu Tự do phát về Việt Nam trong chương trình 21 giờ tối 15.4.2003.
Xin giới thiệu tài liệu quý này đến Bạn đọc Quê Mẹ như một lời tưởng mộ nhân ngày cựu Tổng thống Vaclav Havel qua đời hôm 18.12 vừa qua.
Trong cuộc gặp gỡ này, ông Võ Văn Ái đã trao đổi tình hình đấu tranh cho dân chủ trên thế giới và tại Việt Nam. Cựu Tổng thống Vaclav Havel hỏi han nhiều đến hiện tình các phong trào Việt Nam đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo. Ông Ái không quên cảm ơn cựu Tổng thống đã vinh danh ba nhân vật Việt Nam qua Giải Nhân quyền “Người Cho Người”. Ông Ái cũng báo động về một hình thái chiến tranh mới mà nhà cầm quyền cộng sản đang tiếp diễn chống nhân dân Việt Nam, che đậy qua lập luận mở cửa kinh tế, nhưng không chấp nhận cải cách chính trị.
Sau đây là một số vấn đề cựu Tổng thống Vaclav Havel nêu ra trong cuộc gặp gỡ, đặc biệt và hữu ích cho những ai quan tâm đến việc chung :
Ỷ Lan : Thưa Tổng thống Vaclav Havel, chắc Tổng thống thừa biết là tại Việt Nam ngày nay không có báo chí tự do, không có cơ quan truyền thông tự do. Các đài phát thanh ngoại quốc là nguồn cung cấp tin tức trung thực độc nhất, làm cho quần chúng đông đảo ngày đêm theo dõi, mặc dù Nhà nước cộng sản cấm đoán nghe đài. Do đó, chúng tôi mong mỏi đưa những lời Tổng thống phát biểu trong cuộc gặp gỡ đến hằng triệu người ưu tư cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Vì vậy xin phép Tổng thống được ghi âm các điều trao đổi hôm nay giữa Tổng thống và ông Võ Văn Ái. Trước tiên, xin Tổng thống cho biết vì sao Việt Nam được chú ý, vì sao Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, là những người chỉ biết có nhà tù trên 20 năm ròng, lại được ban tổ chức chọn trao Giải Nhân quyền “Người Cho Người” ?
Vaclav Havel : Tôi rất vui mừng việc ba nhân vật Việt Nam lãnh giải, tôi xin được chuyển lời chúc mừng trang trọng đến ba vị. Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn (People in Need Foundation) chủ xướng việc trao giải này. Từ nhiều năm qua, tôi mến phục cung cách làm việc của tổ chức. Họ rất lưu tâm đến nhân quyền cũng như cứu trợ nhân đạo trong nhiều quốc gia. Nhờ những công tác ấy, tôi nghĩ rằng Giải Nhân quyền “Người Cho Người” (Homo Homini) có một giá trị riêng biệt.
Tôi cảm thông sâu sắc với cuộc đấu tranh của ba nhân vật được giải, vì chính bản thân chúng tôi từng trải qua một hoàn cảnh tương tự. Chúng tôi cũng đã phải đối đầu với một thể chế độc tài khắt khe, nhưng có thể là hoàn cảnh chúng tôi ít khó khăn hơn so với ba vị.
Thuở đó người ta gọi chúng tôi là những nhà ly khai, danh từ này không do chúng tôi đặt ra. Thuở đó, quần chúng và nhiều bạn hữu đánh giá cuộc đấu tranh của chúng tôi chẳng mang lại lợi ích gì. Họ bảo là chúng tôi chẳng bao lăm người, làm sao đối diện với một lực lượng vô biên hùng mạnh, mà lực lượng này lại nắm trong tay mọi công cụ quyền bính. Nhưng chúng tôi đã trả lời với họ : điều quan trọng là đấu tranh cho cái thiện, chứ không phải là quan tâm tới thành công hay hy vọng sẽ thành công. Phải có một quan điểm như thế thì sự thành công mới xuất hiện. Tại đất nước chúng tôi, cuộc toàn thắng đã hiện ra theo quan điểm đấu tranh mà tôi vừa trình bày. Nhưng đây là trường hợp đã xẩy ra cho chúng tôi, tôi không dám nói ở đâu cũng như thế. Nhưng dù sao đi nữa, thì cũng đáng cho chúng ta bõ công đấu tranh cho những điều tối thiện.
Khi những hiện tượng khủng hoảng lên tới tầm mức nào đó, thì chế độ sụp đổ. Có nhiều nguyên nhân giải thích sự sụp đổ, nhưng điều quan trọng là chế độ ấy sụp đổ. Quan trọng hơn nữa là những gì xẩy ra sau cuộc sụp đổ. Người ta bám vào cái gì đây để xây dựng ? Câu trả lời xuất phát từ truyền thống của chính cuộc đối kháng ấy, nghĩa là chiến lược nhắm tới khi đối kháng cái dã man, tàn bạo. Thật khó gầy dựng một xã hội tự do, khi chẳng có ai khẳng định quyền tự do, khi chưa có một truyền thống về tự do qua nhiều nguồn ngôn luận.
Ỷ Lan : Một trong ba nhà được giải là Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hòa thượng đòi hỏi được xuất bản một tờ báo độc lập, được tự thân đi cứu trợ nạn nhân bị lũ lụt, và cuối cùng, Hòa thượng tung “Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam”, một chương trình 8 điểm. Tổng thống từng kinh qua kinh nghiệm đấu tranh dưới chế độ Cộng sản, Tổng thống có nghĩ rằng phương cách đòi hỏi của Hòa thượng Thích Quảng Độ sẽ đưa tới một cuộc đổi thay chính thể tại Việt Nam không ?
Vaclav Havel : Hiển nhiên là trong các nền văn hóa khác nhau, trong những thế giới khác nhau, dân chủ có những biến thái khác nhau. Nhưng tôi tin có một số cứ liệu như nhau về quan niệm sống tự do, về nhân phẩm phổ quát cho toàn nhân loại. Hoặc người ta tôn trọng nguyên tắc này, hoặc người ta cưỡng bức những lý tính phổ quát ấy. Ở vào hoàn cảnh bị ức chế, thật cần thiết để có ai đó dám lên tiếng, dám vạch mặt chỉ tên, như Hòa thượng Thích Quảng Độ đang làm vậy. Đương nhiên là hậu thuẫn quốc tế vô cùng quan trọng, trong quá khứ chúng tôi từng trông đợi sự hậu thuẫn ấy. Bản thân tôi bị tù đày mất 5 năm, nếu không có hậu thuẫn quốc tế lên tiếng, thì chắc là 5 năm ấy kéo dài thành 20 năm.
Ỷ Lan : Cuộc đời của Tổng thống có thể nói là được chia làm hai giai đoạn. Một giai đoạn đấu tranh, chịu cảnh tù đày, gian khổ. Và một giai đoạn nắm quyền làm tổng thống, mà công tác là biến thành cụ thể cho hằng triệu công dân Tiệp, những ước mơ tranh đấu, những lý tưởng trước kia. Tổng thống có thể chia sẻ kinh nghiệm này và có những lời cố vấn gửi đến các nhà đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam không ?
Vaclav Havel : Tôi không dám khuyên nhân dân Việt Nam nên làm gì, ngoài những điều chúng ta cùng nhau trao đổi từ nãy đến giờ. Điều quan trọng không thể tránh, là phải cương quyết đối đầu chủ nghĩa độc tài toàn trị, dù niềm hy vọng thành công mong manh đến đâu. Ngày trước, nhân dân Tiệp chúng tôi cũng ở trong hoàn cảnh như các bạn ngày nay. Nhưng chúng tôi quyết tâm tranh đấu đến cùng. Phải thét to lên, ngay cả lúc chúng ta cảm thấy chẳng còn chút hy vọng gì, vì đó vẫn là điều đáng làm và phải làm. Thành quả và giá trị tương lai đến từ sự bất trắc hay sự hy sinh trong hiện tại. Kẻ nào không dám liều thân sẽ chẳng gặt hái được giá trị gì.
Ỷ Lan : Nhà cầm quyền Hà Nội đang cố tâm thuyết phục thế giới rằng nền kinh tế thị trường sẽ đem tới sự tự do cần thiết cho nhân dân. Tổng thống có nghĩ rằng nền kinh tế thị trường sẽ biến nước Việt Nam ngày nay thành một xã hội dân chủ đa nguyên không ?
Vaclav Havel : Điều đó không chắc đâu. Trước kia có lúc tôi từng nghĩ như thế. Tôi mường tượng rằng tự do mậu dịch, những nhà đầu tư, vốn liếng nước ngoài đưa vào sẽ giúp cho việc mở mang đời sống quốc gia. Nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến dân chủ đa nguyên. Nhưng ngày nay, tôi không còn tin như thế nữa. Phải mở cửa và thay đổi chính trị cùng lúc với việc phát triển kinh tế. Khi một quốc gia chịu mở cửa trên lĩnh vực này, ắt khó lòng đóng cửa trên lĩnh vực khác.
Bên cạnh cuộc mậu dịch, các nhà đầu tư cũng mang lại nếp sống riêng, văn hóa riêng của họ. Trên phương diện này, họ đem lại ảnh hưởng tích cực cho đời sống địa phương. Nhưng mặt khác, việc mở cửa kinh tế thường che giấu tính vô liêm sỉ của một số người cư ngụ trong các khách sạn sang trọng. Họ chỉ đến một xứ sở để bóc lột kinh tế quốc gia này, mà chẳng lưu tâm chút nào, nếu không nói là cóc cần tới hiện trạng của kẻ đang bị tra tấn ngay bên cạnh khách sạn họ cư ngụ.
Ỷ Lan : Người Việt rất kính phục nhân cách và con người tiến hành cuộc Cách Mạng Nhung cho nhân dân Tiệp, cũng như con người xây dựng dân chủ cho Cộng hòa Tiệp của Tổng thống. Vậy xin Tổng thống gửi đôi lời thông điệp đến những ai được nghe hay được đọc Tổng thống ?
Vaclav Havel : Tôi muốn nói rằng, dù Việt Nam ở dưới một gầm trời nào, dù Việt Nam có nền văn hóa khác chúng tôi đến đâu, thì sự liên hệ hỗ tương giữa hai nước chúng ta rất đậm đà. Dưới thời cộng sản, có cuộc trao đổi lực lượng lao động. Sau này các khách lao động ấy trở về quê hương họ, và nhờ họ, mà Cộng hòa Tiệp được nhân dân Việt Nam biết đến. Tôi xin gửi lời chào nhân dân Việt Nam từ nước Tiệp, một quốc gia chẳng xa lạ gì với các bạn. Tôi muốn bảo đảm với nhân dân Việt Nam rằng, rất nhiều người ở nước tôi không dửng dưng trước số phận của người dân Việt, và rất có cảm tình với nhân dân Việt Nam trong những nỗ lực vận động đổi thay thảm trạng Việt Nam.
Ỷ Lan : Xin cảm ơn Tổng thống Vaclav Havel.
.
.
.
No comments:
Post a Comment