Thursday, December 22, 2011

LÃO KIM (JONG IL) TINH QUÁI GÂY RẮC RỐI ĐẾN TẬN PHÚT CUỐI CÙNG (Sunny Lee, Asia Times)



Sunny Lee
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Thu, 12/22/2011 - 22:00

Tin từ BẮC KINH – Trong khi người dân Nam Hàn đang phấn chấn về cái chết của nhà độc tài Kim Jong-il, các nhà phân tích an ninh lại đang phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau trong việc đánh giá những rủi ro về địa chính trị của sự vắng mặt Lãnh tụ Kính yêu, cái chết của ông đã đến “hơi sớm”.

Bất ổn của khu vực đã gia tăng khi Bắc Hàn hiện sẽ bị dưới quyền lãnh đạo của một nhà lãnh đạo trẻ thiếu kinh nghiệm, người con trai út Kim Jong-ein, con người chưa hề có một thành tích minh chứng gì về việc lãnh đạo một đất nước.

Cái chết của Kim Jong-il ở tuổi 69 đã được các phương tiện truyền thông nhà nước công bố vào sớm ngày thứ Hai, với người đọc tin mặc áo choàng đen, đầm đìa nước mắt tuyên bố rằng nhà lãnh đạo đã trải qua một cơn truỵ tim, hậu quả của sự kiệt sức.

Quá trình chuyển quyền của Bắc Triều Tiên chưa thực hiện xong. Chúng tôi từng hy vọng rằng Kim Jong-il đã có thể sống thên một thời gian nữa. Cái chết bất ngờ của ông đã tạo nên một mức độ khó chịu lớn lao, đặc biệt là giữa những nhà quan sát Bắc Hàn ở Washington DC, ” Abraham Kim, phó chủ tịch Viện Kinh tế Hàn Quốc,một tổ chức tham vấn có trụ sở tại Washington cho biết.

Các nhà phân tích từng có suy nghĩ một cách truyền thống về Kim Jong-il như một mối nguy cơ về an ninh. Nhưng với việc ông mất đi, những rủi ro còn thậm chí trở nên lớn hơn, đặc biệt là về kho dự trữ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong trường hợpxảy ra tranh giành quyền lực tại Bình Nhưỡng.

Hoa Kỳ, vẫn đang khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế lại đang đối diện với cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Trong giai đoạn này, Washington muốn bán đảo Triều Tiên sôi bỏng được yên tĩnh.

Trung Quốc đang ở một vị trí tương tự với quá trình chuyển đổi lãnh đạo của riêng mình vào năm tới, mặc dù điều này sẽ được Đảng Công Sản giải quyết cẩn thận. “Mối quan tâm lớn nhất đối với Trung Quốc là liệu cái chết của Kim Jong-il có dẫn đến sự gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên phân rẽ này hay không” tờ New York Times đã viết như thế vào hôm thứ Hai.

Nam Hàn cũng phải đối mặt trước một ngã tư chính trị. Trong khi phe bảo thủ cánh hữu thường kêu gọi phải thay đổi chế độ ở Bắc Hàn và một tư thế cứng rắn đối với Vương quốc khép kín này, nhưng họ cũng có một cuộc bầu cử quốc hội trên phạm vi toàn quốc vào tháng Tư và một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười Hai. Trong thời gian biến động của riêng mình như thế, Nam Hàn cũng cần ổn định ở phía Bắc Hàn.

Thú vị thay, tại thời điểm đặc biệt này, đối với các chuyên gia về an ninh ở thế giới bên ngoài, sự bất ổn có thể xảy ra ở Bắc Hàn hiện nay lại được coi là một “nguy cơ” hơn là một “cơ hội”. Nói một cách khác, “giữ cho Bắc Hàn sống còn” đã bất ngờ trở thành một nước cờ hữu ích.

Nhưng cứu được Bắc Hàn dưới nền lãnh đạo mới sẽ không là điều dễ dàng. “Một là, Kim Jong-eun quá trẻ. Hai, ông thực sự không có căn bản quyền lực. Ba, chúng tôi không nghĩ rằng quá trình chuyển quyền đã được hoàn tất. Trên hết nữa là, liên quan đến sự ra đi của Kim, một nền an ninh không chắc chắn đã gia tăng, khiến sẽ sẽ ảnh hưởng đến các động lực ở Bắc Hàn”, ông Kim tại Viện Kinh tế Hàn Quốc cho biết.

Trong một số quan điểm của một số nhà phân tích, những rủi ro lớn nhất sẽ đến khi thời gian tang chế chấm dứt. Ngày tang lễ cho Kim được định vào 28 tháng 12. Sau khi những giọt nước mắt khô đi, mọi người sẽ bắt đầu suy nghĩ, “Điều gì sẽ xảy đến ?”

Yang Xiyu, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc phụ trách các vấn đề Triều Tiên, đề nghị giữ nguyên trạng thái để duy trì sự ổn định.
Yang nói : “Trước hết, giữ cho mọi thứ không thay đổi là rất quan trọng đối với tất cả các bên có liên quan. Các nhà lãnh đạo mới ở Bình Nhưỡng nên duy trì tính liên tục của tất cả các chính sách trước đây, bao gồm cả chính sách hạt nhân, chính sách đối ngoại, chính sách đối với các cuộc đàm phán sáu bên [về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn], và cải thiện các mối quan hệ với Nam Hàn cũng như tham gia với phía Hoa Kỳ.
“Trong thực tế, Bắc Hàn dưới sự lãnh đạo mới của Kim Jong-eun sẽ cố gắng giữ cho mọi thứ không thay đổi để họ có thể ổn định.

Ông cũng đề ra một cách tiếp cận nhẹ nhàng cho các đồng minh, “Nếu các phe phái khác thực hiện một số thay đổi trong tư thế của họ về Bắc Hàn, điều ấy sẽ được đổi lại bằng phản ứng thay đổi từ phía Bắc hàn. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để giữ cho mọi thứ yên tĩnh trong khu vực là tất cả các bên có liên quan hãy giữ tính sự liên tục trong chính sách hiện tại của mình”.

Các nhà phân tích đồng ý với toa thuốc của Yang.

Ông Cai Jian, một Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Fudan ở Thượng Hải nhận xét: “Cái chết đột ngột của Kim Jong-il đến như là một cú sốc cho thế giới. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng đó cũng là một cú sốc cho chính Bắc Hàn nữa. Người dân ở Bắc Hàn sẽ thấy mình rất khó để chấp nhận sự vắng mặt bất ngờ của người lãnh đạo mình, và điều ấy sẽ tạo ra một mức độ nhầm lẫn và bất ổn nhất định bên trong Bắc Hàn”.

Lu Chao, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh ở Trung Quốc, nhìn thấy trước một cuộc chuyển giao quyền lực cho Jong-eun một cách nhanh chóng và êm thắm: “Tuy nhiên, Bắc Hàn là một quốc gia đặc biệt, rất khác nhau so với các nước khác, trong ý nghĩa của sự tập trung thẩm quyền cao độ xung quanh một người duy nhất, nhà lãnh đạo Kim Jong-il”.

Với cái chết đột ngột của cha mình, hoàng tử Kim Jong-eun đã phải sớm đóng vai trò của một nhà vua. Các nhà quan sát tin rằng mức độ thông tin liên lạc và ủng hộ của Trung Quốc dành cho Bắc Hàn là rất quan trọng tại thời điểm chuyển tiếp này.

Lợi ích quốc gia của Trung Quốc đưa đến việc đất nước phải tìm kiếm một Bắc Hàn ổn định. Do đó, Trung Quốc hy vọng rằng việc chuyển giao quyền lực sẽ được hé mở ra một cách êm thắm và trật tự.

“Tôi nghĩ rằng ở thời điểm này, hai nước đang giữ được liên lạc, nhưng tôi không chắc chắn là có đủ sâu sát hay không. Bắc Hàn thường không cho Trung Quốc biềt những gì đang xảy ra bên trong đất nước của họ. Điều này đặt ra một thách thức đối với Trung Quốc”, Cai Jian nói.

Choi Myeong-hae, một chuyên gia người Bắc Hàn từng làm việc tại Viện Ngoại giao và An ninh Quốc gia, một tổ chức tham vấn của Bộ ngoại giao Nam Hàn, tin rằng khả năng của cả khả năng khắc phục được rủi ro và các nỗ lực che chắn để giảm thiểu rủi ro của những người có quyền lợi ở bên ngoài cuối cùng sẽ giúp Bắc Hàn vượt qua được giai đoạn chuyển tiếp:
“Tôi nghĩ rằng Bắc Hàn sẽ vẫn trật tự. Phần lớn công việc chỉ định các chức vụ quan trọng trong Đảng Lao động đã hoàn tất. Phương tiện truyền thông Bắc Hàn đã thông báo Jong-eun sẽ phục vụ như người chỉ huy ủy ban tang lễ, có nghĩa là Bắc Hàn đã có quản lý bên trong nội bộ “.

Choi nói tiếp: “Ở phía bên ngoài, Mỹ muốn sự ổn định ở Bắc Hàn, Trung Quốc muốn sự ổn định ở Bắc Hàn. Và cả Nam Hàn cũng cần đến điều đó”.

Như để chứng thực quan điểm của Choi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba vào thứ hai, đã cho biết: “Chúng ta chia sẻ lợi ích chung trong một sự chuyển tiếp hòa bình và ổn định ở Bắc Hàn”.

Vâng, thế có nghĩa là Nhật Bản cũng cần đến sự ổn định ấy nữa.

Nguồn: Asia Times

----------------------------------

.
.
.

No comments: