Bản dịch tiếng Anh của Alec Ash: http://bit.ly/udQ7Jr
Bản gốc tiếng Hoa của blogger Wu Yun: http://bit.ly/t6GtF7
Bản gốc tiếng Hoa của blogger Wu Yun: http://bit.ly/t6GtF7
neofob, x-cafevn.org, chuyển ngữ
Tue, 12/13/2011 - 11:26
Wall Street từng là nơi đầy tiền, cổ phiếu, và công trái; bây giờ nó đầy lều và biểu ngữ. Nước Mỹ rõ là có vấn đề thế nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Yếu kém trong giám sát tài chánh, bất bình đẳng trong phân bố của cải, hạn chế giao thiệp giữa các giai cấp và thất bại của việc phối hợp dân chủ là tất cả bịnh dịch của quốc gia. Một số nhìn vào chuyện này và chỉ ra rằng Hoa Kỳ đang suy thoái nhưng đó không phải là mối bận tâm của tôi. Tôi muốn nói chuyện đến những ai nghĩ rằng biến động ở Wall Street biểu hiện những thất bại của dân chủ. Tôi cho rằng đó là bồng bột.
Dân chủ rõ ràng là có những khuyết điểm thế nhưng OWS cho thấy không chỉ những khiếm khuyết của dân chủ mà còn những ưu điểm của nó. Rằng những người biểu tình không “biến mất” là nhờ những lợi ích của dân chủ và sự vắng bóng của xung đột bạo lực hay mất ổn định xã hội là bằng chứng về những thành tựu của dân chủ. Chính quyền Hoa Kỳ đã không lên án, đàn áp hay tán thành với phong trào, cũng như đám đông đã không thách thức tính hợp pháp của chính phủ hay chính bản thân hệ thống dân chủ. Đúng hơn là OWS đang diễn ra trong khuôn khổ dân chủ.
Nói cách khác: chúng ta phải thay đổi cách nhìn của chúng ta và coi cuộc biểu tình này là một cách diễn đạt duy lý của dân chủ và là một hoạt động bình thường của một xã hội lành mạnh hơn là một cuộc bạo loạn.
Bất cứ ai với chút ít kiến thức về lịch sử Hoa Kỳ sẽ biết rằng biểu tình hàng loạt đã có từ lâu và nền dân chủ Hoa Kỳ đã không chết, nó chỉ tiến bộ thêm. Phong trào đòi quyền bỏ phiếu của phụ nữ từ đầu thế kỷ 20 đã cho phép phụ nữ đi bầu. Phong trào quyền dân sự của người da đen vào thập niên 50 và 60 dọn đường cho Obama trở thành tổng thống. Những cuộc tuần hành chống chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, phá thai, kỳ thị người đồng tính luyến ái và tương tự là quá nhiều để kể hết. Vì thế phong trào Chiếm giữ là chẳng là chuyện to tát gì.
Khi mọi người cảm thấy lá phiếu của họ, những thỉnh nguyện thư và kêu gọi là vô dụng thì họ chỉ có thể nêu quan điểm của họ bằng biểu tình. Nó rõ ràng là dân chủ là không hoàn hảo. Thế nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng nếu anh phản đối dân chủ từ quan điểm của một xã hội không tưởng hay đạo đức cực đoan — coi những cuộc biểu tình là kẻ thù của xã hội hơn là cho xã hội một cú shock nó đang cần — nó sẽ thật quá dễ dàng trở thành một nhà độc tài và tạo ra thảm họa xã hội.
Chỉ vì Trung Quốc không có những cuộc biểu tình như vậy không có nghĩa là nó không có những vấn nạn của nó. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng nhà thứ cấp, chính phủ Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác ngoài việc cứu trợ các ngân hàng — nếu họ không làm vậy thì hậu quả có thể sẽ thê thảm hơn. Một số cho rằng việc cứu trợ là thông đồng với giới tài phiệt nhưng chúng ta không có lý do để thỏa mãn bởi vì gói kích thích kinh tế của Trung Quốc cũng gây tổn thất đáng kể cho chúng ta. Sự khác biệt là: chúng ta chi mất bao nhiêu và chúng đi về đâu và chúng được dùng như thế nào đã không được phê chuẩn bởi Quốc hội. Đó là chưa kể việc phải được giải trình cho người đóng thuế Trung Quốc.
Nếu bạn xem xét dữ liệu của gói kích thích kinh tế bốn ngàn tỷ nhân nhân tệ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, hai ngàn tỷ đã được đầu tư vào tuyến đường sắt tây bắc, đường xá và phi cảng, hơn một ngàn tỷ vào tuyến đường sắt cao tốc, và một phần đáng kể khác vào những tập đoàn quốc doanh. Đây không phải nói rằng, tính đến tình trạng kinh tế của vùng tây bắc, đầu tư ở mức độ lớn vào cơ sở hạ tầng là việc phí phạm tiền bạc. Thế nhưng ngay cả chiến lược quốc gia là khó mà quyết định một cách dân chủ, nhân dân nên có quyền phát biểu chính kiến của họ khi nó đụng đến tiền của họ được xài như thế nào. Dẫu vậy chúng ta không có quyền đó.
Ở Wall Street, những chàng trai trẻ giận dữ phản đối sự độc quyền thị trường của một vài nhà tư bản quan trọng, lên án những nhà tài phiệt này là thú ăn thịt của nền kinh tế. Không may là giới đầu sỏ lãnh đạo Trung Quốc còn làm dữ hơn là Hoa Kỳ. Những tập đoàn quốc doanh nắm độc quyền thị trường Trung Quốc đa số được điều khiển bởi những “ông hoàng con” và họ hàng của họ. Những tập đoàn cổ phần thuộc về nhân dân trên danh nghĩa nhưng trên thực tế, ngoài chuyện tăng giá người dùng tùy theo ý họ, họ chẳng có liên hệ tý nào đến nhân dân.
Những ngân hàng nhà nước cho vay mười bốn ngàn tỷ nhân dân tệ cho gói cứu trợ mà chúng được bơm vào những công ty quốc doanh hoặc tư doanh với gốc nhà nước. Một số tiền kích cầu của Hoa Kỳ được hoàn trả sau khi nền kinh tế phục hồi nhưng đối với gói kích cầu của Trung Quốc thì không thu hồi lại được. Nếu nó không rơi vào những tay trùm — qua sự hữu hiệu nổi tiếng của việc phân phát bổng lộc của những tập đoàn quốc doanh — nó quay trở lại két tiền của chính phủ.
Giám sát tài chánh có thể là yếu ở Hoa Kỳ nhưng ít ra là công luận có thể biểu tình và Obama có làm điều gì đấy về chuyện đó. Ở Trung Quốc, nợ xấu của ngân hàng và mức độ tham nhũng giữa các nhà thanh tra và giám đốc quả là thê thảm đến nỗi chúng ta chẳng dám đưa ra công khai. Hố ngăn cách giàu nghèo có thể lớn ở Mỹ nhưng nó chẳng là gì so với ở Trung Quốc. Mỹ có thể có an sinh xã hội ít ỏi nhưng Trung Quốc gần như chẳng có an sinh xã hội tý nào.
Nhiều người Trung Quốc, khi họ nghe đến gói kích cầu của chính phủ họ, tỏ ra biết ơn nguồn tài chính dồi dào và ý thức trách nhiệm mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc — thế nhưng họ không thắc mắc về những luật tài chánh hay kết quả của gói kích cầu đó. Và bây giờ họ chế giễu những cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ chống lại những bất công đó. Tôi cảm thấy khó hiểu.
Bởi vì hệ thống dân chủ của Mỹ mà nó cho phép các vấn đề được nhận diện, coi trọng và có thể được giải quyết. Ở Trung Quốc mọi thứ đều rối rắm hơn. Thực tế là, Trung Quốc đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng của giới tài phiệt, tham nhũng và bất bình đẳng hơn ở Mỹ. Thế nhưng “Chiếm giữ Trường An Đạo” còn hơn là một câu chuyện cổ tích — ở Trung Quốc một người không có việc làm, vô gia cư sẽ không thể đến Bắc Kinh trước khi biến mất một cách bí ẩn.
Tự do hội họp và biểu tình tồn tại ở hầu hết hiến pháp của các quốc gia thế nhưng chỉ có vài nước mà nhân dân có thể thực sự phản đối chống chính phủ mà không bị đàn áp. Nếu phong trào OWS là một dấu hiệu của một nền dân chủ khiếm khuyết, tôi hy vọng là Trung Quốc cũng có thể có một ít của nền dân chủ khiếm khuyết đó. Bởi vì Trung Quốc yên bình không có nghĩa là nó may mắn.
Vào lúc mà phong trào quyền dân sự ở Mỹ lan khắp đất nước, Liên bang Sô Viết cũng yên bình, chú trọng đến sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản và dân chủ trong tuyên truyền của họ, và nói rằng Mỹ đang ở bên bề vực thẳm. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó, nền dân chủ Mỹ đạt đến một mức độ mới và đất nước trở thành siêu cường trong khi đó công dân Sô Viết bùng nổ chống lại sự đàn áp tiếng nói của họ dẫn đến việc sụp đổ của Liên Bang Sô Viết.
.
.
.
No comments:
Post a Comment