Thời báo Hoàn cầu (bản tiếng Anh, của Đảng cộng sản Trung Quốc)
http://anhbasam.wordpress.com/2011/12/15/564-han-quoc-khong-can-chung-minh-minh-khong-de-bi-bat-nat/
Đôi lời của Ba Sàm: Hu hu! Đúng là “Mềm nắn, rắn … nhu … như con chim cu”. Các quan trên xứ An Nam hãy nhìn vô để tự nghĩ, sao thằng “bạn 16 chữ vàng”, cùng phe XHCN, mà chưa bao giờ có cái giọng thảm thương kiểu nầy với ta, trong khi mấy bữa nay lại có những bài đe nẹt hung hăng vậy? Hay là nó quán triệt phương châm “Môi hở … cơ, răng … cắn”? Hay là đúng như tay Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, nhớ cảnh bố già bạo liệt từng dạy mình khi bé, phán rằng nó đang“Thương cho roi cho vọt”?
---------------------------------
Xã luận - 14-12-2011
Dư luận Hàn Quốc ngày 13/12 đưa tin rầm rộ về vụ việc ngư dân Trung Quốc đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc, có người biểu tình còn lăng nhục quốc kỳ Trung Quốc trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc. Hiện các tình tiết vụ việc còn chưa rõ nhưng cho dù ngư dân Trung Quốc có đánh cá vượt qua ranh giới thì họ cũng không phải là một bọn cướp ngạo mạn, họ chỉ vì sinh kế mà thôi. Trung Quốc có lực lượng ngư dân lớn nhất thế giới, nguồn cá vùng biển gần của Trung Quốc từng bước cạn kiệt, thu nhập nghề cá những năm gần đây đang từng bước chuyển sang nuôi trồng, việc bắt cá tất yếu phải vươn ra vùng biển quốc tế. Cho dù ở trong vùng biển gần của Trung Quốc cũng khó làm hoàn toàn được việc bắt các ngư dân phải tuân thủ nghiêm ngặt luật đánh cá. Việc bắt họ tuân thủ nghiêm túc Hiệp định nghề cá Trung - Hàn càng không phải việc dễ dàng thực hiện thông qua biện pháp tuyên truyền và giáo dục của Trung Quốc. Ngư dân phải thu hồi vốn, phải có lợi nhuận, với suy nghĩ đó họ bất chấp tất cả, kể cả an toàn của bản thân.
Mấy năm nay, Hàn Quốc xử phạt nặng đối với ngư dân đánh cá vượt ranh giới, mức phạt lên tới 100.000 NDT, khiến một số ngư dân Trung Quốc bị phá sản hoàn toàn. Người Hàn Quốc nên nghĩ một chút, ai chẳng biết rằng chống lại cảnh sát biển không phải cho vui, nếu có biện pháp khác thì họ có làm như vậy không? Dư luận Hàn Quốc cũng rõ rằng GDP của Trung Quốc chỉ bằng 1/5 của Hàn Quốc, người Trung Quốc phổ biến là nghèo hơn người Hàn Quốc, tiếp thu giáo dục cũng không cao bằng dân Hàn Quốc, việc yêu cầu ngư dân Trung Quốc phải nhã nhặn như quan chức ngoại giao trong xung đột với cảnh sát biển Hàn Quốc có hiện thực không? Dư luận Hàn Quốc phê phán Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với dư luận Trung Quốc, các ngôn từ của báo chí Hàn Quốc là những từ dư luận chủ lưu của Trung Quốc không thể tưởng tượng ra, các ngôn luận này phần lớn dẫn sự thiên lệch trong nhận thức về Trung Quốc của người Hàn Quốc. Xã hội Trung Quốc về tổng thể là tôn trọng Hàn Quốc, từ bóng đá đến nghệ thuật, các giá trị của Hàn Quốc đều nhận được cảm tình tốt tại Trung Quốc. Người Trung Quốc tuy có ý kiến với đồng minh Hàn - Mỹ nhưng việc đó không ảnh hưởng đến thái độ cơ bản hữu nghị với Hàn Quốc. Xã hội Hàn Quốc cần thông thoáng hơn, thông cảm và nắm bắt quan hệ Trung - Hàn to lớn, lĩnh hội thiện chí của Trung Quốc chứ không phải kích động như hai ngày vừa qua có phần tốn công vô ích, tự đi vào bế tắc.
Dư luận Hàn Quốc yêu cầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc xin lỗi, sự việc chưa điều tra rõ thì xin lỗi thế nào? Hàn Quốc là nước tự tôn, cần hiểu chỗ khó khăn của người khác, đừng vì cảm nhận của mình mà áp đặt. Mong xã hội Hàn Quốc hãy bình tĩnh, Trung - Hàn không có xung đột chiến lược, các vấn đề cụ thể nên luận việc mà xử lý ổn thỏa, Hàn Quốc không nên nhân việc này để chứng minh với Trung Quốc là mình không dễ bị bắt nạt, sự kiêu hãnh của Hàn Quốc, người dân Trung Quốc đều biết rõ.
Theo hãng tin Kyodo của Nhật, do ảnh hưởng từ vụ việc cảnh sát biển Hàn Quốc bị ngư dân Trung Quốc đâm chết, cơ quan bảo vệ biển của Nhật quyết định thông qua cơ quan cảnh sát biển Hàn Quốc và các kênh ngoại giao để thu thập các thông tin liên quan. Theo thống kê, trong năm 2010, phía Trung Quốc chỉ có 01 tàu cá tác nghiệp phi pháp tại vùng biển của Nhật, tuy nhiên trong tháng 11 đầu năm nay đã có 4 tàu. Cơ quan bảo vệ biển Nhật cho biết sẽ tiếp tục cử tàu tuần tra triển khai theo dõi tại vùng biển đảo Điếu Ngư, cho biết sẽ nghiên cứu vụ việc xảy ra với phía Hàn Quốc để có đối sách vẹn toàn.
Theo các báo “Nhật báo phố Wall”, “Tin tức Tài chính”, trong các tranh chấp trên biển gần đây, lập trường của Trung Quốc luôn cứng rắn, tuy nhiên đối với các sự việc xảy ra ở các khu vực không có tranh chấp, phản ứng của Trung Quốc khá kiềm chế. Một năm qua, xung đột giữa tàu cá Trung Quốc với phía Hàn Quốc ngày càng trở lên bạo lực, để chống lại việc nhân viên chấp pháp Hàn Quốc lên tàu lục soát, các tàu cá Trung Quốc kết bè lại với nhau, có lúc lên tới 12 tàu. Ngư dân Trung Quốc thường sử dụng cần câu, gậy sắt và xẻng để bảo vệ tàu.
-
Bản dịch của một trang tin, do một độc giả thân thiết gửi tới.
Mời đọc các tin liên quan đã điểm trên Ba Sàm:
Hàn Quốc: Biểu tình phản đối ngư dân Trung Quốc gây án (SGTT/Reuters, Chosun Ilbo)
Trung – Hàn bùng phát căng thẳng (ĐV/Yonhap, THX)
Seoul cảnh báo sẽ cứng rắn hơn trong các cuộc tuần tra bảo vệ bờ biển: Seoul warns of tougher coast guard patrols (UPI)
Căng thẳng Trung – Hàn gia tăng ở Hoàng Hải khi Nhật cân nhắc xây căn cứ trên biển Hoa Đông: Sino-South Korean tensions rise in Yellow Sea, as Japan considers (Asia News)
Trung Quốc lại bị rắc rối ở vùng biển quốc tế: China in trouble in international waters, again (Global Post).
.
.
.
Chín Đờn Cò đã nói
Suốt chiều dài bốn nghìn năm lịch sử
Thời đại nào hèn nhất Việt Nam ơi ?
Thời đại nào hèn nhất Việt Nam ơi ?
Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn rạng ngời
Lòng bất khuất, chí quật cường cao ngất
Đến đời ta, chữ Kiêu hùng đâu mất
Chịu đè đầu cưỡi cổ kiếp nô phu.
Lòng bất khuất, chí quật cường cao ngất
Đến đời ta, chữ Kiêu hùng đâu mất
Chịu đè đầu cưỡi cổ kiếp nô phu.
Việt Nam ơi, ai bợ đít bưng khu
Kẻ cầm lái ngông cuồng xưng vĩ đại
Ba thế hệ chịu nhục hèn rồ dại
Bảy mươi năm sống đời nhai lại kéo cày.
Kẻ cầm lái ngông cuồng xưng vĩ đại
Ba thế hệ chịu nhục hèn rồ dại
Bảy mươi năm sống đời nhai lại kéo cày.
Bao giờ cho hết nhục này
Hàn Phi Nhật Miến làm thầy Việt Nam.
Hàn Phi Nhật Miến làm thầy Việt Nam.
.
.
.
No comments:
Post a Comment