Ngô Quốc Sĩ
Posted on 22/12/2011 by Doi Thoai
“Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”, lời nhắn nhủ của Nguyễn Công Trứ bỗng trở về làm tôi trần ngâm không ít, khi trong cùng tuần lễ, nhận được 2 bản tin từ 2 phương trời về cái chết của 2 nhân vật lãnh đạo đã từng được thế giới quan tâm và dư luận chú ý. Đó là cái chết của cựu Tổng Thống Cộng Hỏa Tiệp Vaclav Havel và cái chết của Chủ Tịch Bắc Triều Tiên Kim Chính Nhật. Hai nhân vật đều để lại những dấu vết khá đậm nét trong lịch sử, nhưng câu hỏi cần đặt ra là sử xanh hay sử đen? Nói khác, ai đáng ghi nhớ tôn vinh, ai đáng nguyền rủa, vùi quên?
Chỉ cần một liếc mắt, người ta có thể ghi nhận ngay những nhân vật lãnh đạo đang chói sáng sử xanh như những ngọn hải đăng, bên cạnh những nhân vật u ám mờ sử đen, như những vết nhơ mãi không rửa sạch. Nói đến những nhân vật chiếu sáng sử xanh thế giới thì người ta thường nhắc tới Napoleon của Pháp, Churchill của Anh, Kennedy của Mỹ hay Giào Hoàng Gioan Phao Lô II của Vatican . Còn nói tới những vết nhơ trong sử đen thì người đời cũng không thể quên Hittler của Đức, Staline của Nga, Mao Trach Đông của Tàu, cũng như Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Đó là chuyện ngày xưa và cận đại. Còn nhìn vào lịch sử hiện đại, thì ngoài Bin Laden và Gadhafi đã khép lại những trang sử đẫm máu, hai nhân vật mới vừa lìa đời mấy ngày, là Vaclav Havel và Kim Chính Nhật cũng đã để lại những dấu tích khác nhau, trên những trang sử khác màu, làm bài học lịch sử qúy giá cho hậu thế.
Trước hết là Vaclav Havel. Ông đã ra đi lúc tròn 75 tuổi đầu. Ai cũng biết ông là một kịch tác gia, với nhân cách cao qúy, với lý tưởng dân chủ trong sáng và quyết tâm tranh đấu cho công lý và nhân quyền, chống lại chính sách cai trị độc tài sắt máu của cộng sản Tiệp Khắc dưới sự khống chế của Liên Sô. Ông đã cùng với 200 nhà dân chủ khác thành lập nên nhóm Hiến Chương 77, quyết đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa Tiệp Khắc. Ông đã thành công và trở nên vị Tổng Thống Dân Chủ đầu tiên của Cộng Hoà Tiệp. Ông được thế giới kính nể về tư cách và đạo đức của một nhà trí thức. Ông đã nắm vai trò lãnh đạo Tiệp Khắc trong 2 năm, 1900-1902 và sau khi Tiệp Khắc tách ra làm hai, Cộng Hòa Tiệp và Slovakia, ông tiềp tục giữ chức vụ Tổng Thống Cộng Hoà Tiệp 2 nhiệm kỳ, từ 1903-2003. Có thể so sánh Vaclav Havel với Yeltsin của Nga và Walesa của Ba Lan, tuy Havel nắm vai trò lãnh đạo lâu hơn, nhưng Havel cũng như Yeltsin và Walesa, không phải là những nhà chính trị chuyên nghiệp, mà chỉ là những người của thời cuộc, những nhà cách mạng cần thiết cho một giai đoạn lịch sử.Có thể nói, những nhân vật này đã làm tròn sứ mệnh đuợc giao phó và đáng được lịch sử tôn vinh.
Bước qua Bắc Triều Tiên, Kim Chính Nhật lìa đời lúc mới 69 qủa là còn qúa trẻ, làm thế giới ngạc nhiên không ít. Ngạc nhiên thì nhiều, nhưng tiếc thương thì không có mấy, so với Vaclav Havel của Tiệp. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Kim Chính Nhật qua 17 năm cầm quyền, nối ngôi cha là Kim Nhật Thành, người sáng lập ra chế độ cộng sản tại Bắc Triều Tiên, đã xuất hiện như một nhà độc tài sắt máu, với thái độ ngoan cố và hiếu chiến, làm thế giới điên đầu không ít. Họ Kim đã thẳng tay đàn áp dân chủ, cuớp đoạt tự do và chà đạp nhân quyền. Trong đời sống cá nhân thì thích điện ảnh Hollywood và ruợu Hennesssy, nhưng trong đời sống chính trị lại là cái gai nhọn tại Đông Nam Á, đe doạ các nước láng giềng bằng nguyên tử, dựa thế Nga và Trung Quốc đối đầu với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương. Theo báo cáo của tổ chức Human Rights Watch, năm 2004, họ Kim đã bỏ tù trên 2000 người bất đồng chính kiến..Nhất là trong lúc người dân Bắc Triều Tiên đói rách, thiếu dinh dưỡng và ý tế, thì Họ Kim vẫn khăng khăng từ chối hợp tác với quốc tế để cứu nguy dân tộc, mà chỉ biết chuẫn bị chìến tranh, phát triển vũ khí hạt nhân nhằm hù dọa thế giới..Báo chí thế giới đã gọi ông là vị “lãnh tụ không biết sợ hãi là gì” (Fearless Leader)
Hai nhân vật, từ hai phương trời đã rủ nhau ra đi,nhưng mỗi người một hướng. Người bước vào sử xanh, để lại nhiều tiếc thương và ngưỡng mộ. Người bước vào sử đen, để lại những vết hằn khó quên. Đó hẳn là bài học qúy giá cho tất cả những ai đang ở vị trí lãnh đạo đất nước, tiêu biểu như những tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hồ Cẩm Đào và tập Cẩm Bình của Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, cũng như nhà độc tài sắt máu Mahmoud Ahmadinejad của Iran. Hẳn nhiên, nào có ai muốn bị nguyền rủa như Kim Chinh Nhật, hay hơn nữa như Bin Laden, Gadhafi, Milosovich, nhưng trên thực tế, tham vọng quyền lực và đặc quyền đặc lợi lắm lúc làm lu mờ lương tri và lý trí con người, đẩy họ vào chổ cuồng tín và mù quáng, phản bội dân tộc, phản bội con người..
Tóm lại, trước cái chết của hai nhân vật lịch sử nói trên, chúng ta cần nhìn vào hiện tại và nhìn lại lại qúa khứ bằng cái nhìn triết lý, phân biệt sử ký với lịch sử. Sử ký chỉ ghi lại những biến cố chết. Hãy để sử ký chôn vùi những sự kiện xấu xa tàn ác, như những lò sát sanh thời Đức Quốc Xã, những trại khổ sai chung thân thời Staline, cuộc cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông, hay cuộc cải cách ruộng đất thời Hồ Chí Minh, kể cả cái gai nhọn Kim Chính Nhật. Nhưng phải để lịch sử ghi khắc những công trình và những tim óc phục vụ con người, canh tân xã hội của những bậc vĩ nhân thời đại như Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II, Tổng Thống Reagan, kể cả Vaclav Havel..Đó là kinh nghiệm sống. Đó là bài học qúy giá ngàn đời.
Ngô Quốc Sĩ
.
.
.
No comments:
Post a Comment