Đông A
Nghị định 76/2003/NĐ-CP [và Nghị định 125/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung] quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục [Nghị định này là được xây dựng trên cơ sở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 44/2002/PL-UBTVQH10, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung 31/2007/PL-UBTVQH11, 04/2008/PL-UBTVQH12]. Đọc nghị định mới thấy chính quyền Việt Nam có quyền to thật. Cũng giống như Nghị định 38/2005 về tụ tập đông người, nghị định này do Thủ tướng Phan Văn Khải ký. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng thời Thủ tướng Phan Văn Khải có hẳn một ban nghiên cứu của Thủ tướng, và câu hỏi thường trực của tôi là cái bọn trong ban đấy có ý kiến gì không hay ngậm miệng về những nghị định kiểu như nghị định 38, 76 này.
Nghị định 76 cho phép đưa người vào cơ sở giáo dục mà không cần thông qua tòa án. Điều 3 quy định người nào trong 1 năm có từ 2 lần vi phạm trở lên như "gây rối trật tự công cộng" (khoản c) là có thể bị đưa đi cải tạo. Điều 35 quy định về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính. Như vậy tôi thấy nếu cảm thấy oan khi bị đưa đi cải tạo thì người đại diện hợp pháp có quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện hành chính về việc áp dụng biện pháp cải tạo. Nhưng quá trình pháp lý ở Việt Nam rất mất thời gian, cấp nọ sẽ đá lên cấp kia và tương lai thì chắc như cái tiền đồ của chị Dậu. Người từng hai lần bị lập biên bản về tội "gây rối trật tự công cộng" trong 1 năm mà không có khiếu nại gì và không cư trú cố định chắc chắn không có cửa thắng trong tranh tụng pháp lý (Thông tư 23/2009/TT-BCA(V19) quy định cụ thể thế nào là người không có nơi cư trú nhất định (mục I khoản 2)).
Nghị định 76 cho phép đưa người vào cơ sở giáo dục mà không cần thông qua tòa án. Điều 3 quy định người nào trong 1 năm có từ 2 lần vi phạm trở lên như "gây rối trật tự công cộng" (khoản c) là có thể bị đưa đi cải tạo. Điều 35 quy định về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính. Như vậy tôi thấy nếu cảm thấy oan khi bị đưa đi cải tạo thì người đại diện hợp pháp có quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện hành chính về việc áp dụng biện pháp cải tạo. Nhưng quá trình pháp lý ở Việt Nam rất mất thời gian, cấp nọ sẽ đá lên cấp kia và tương lai thì chắc như cái tiền đồ của chị Dậu. Người từng hai lần bị lập biên bản về tội "gây rối trật tự công cộng" trong 1 năm mà không có khiếu nại gì và không cư trú cố định chắc chắn không có cửa thắng trong tranh tụng pháp lý (Thông tư 23/2009/TT-BCA(V19) quy định cụ thể thế nào là người không có nơi cư trú nhất định (mục I khoản 2)).
Trong trường hợp muốn giải quyết bằng con đường pháp lý dựa trên vấn đề quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có được gửi tới những nơi theo đúng quy định của pháp luật không, trước hết phải xác định UBND phường xã nơi đăng ký cư trú có được nhận quyết định hay không. Phải ra UBND phường xã đó hỏi, nếu họ nói không nhận được quyết định thì yêu cầu họ cho giấy chứng nhận, còn nếu họ nói đã nhận được quyết định thì yêu cầu họ cho xem bản quyết định và ngày tháng quyết định được gửi và ngày tháng nhận được quyết định. Nếu UBND phường xã đó vẫn chưa nhận được quyết định hay nhận được quyết định sau ngày sự kiện "tìm người mất tích" thì phải khởi kiện ngay lập tức UBNDTP nơi ra quyết định vi phạm điều 104 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và yêu cầu bồi thường thiệt hại do đi "tìm người mất tích". Còn nếu mọi việc vẫn đúng theo quy định của pháp luật thì ..........
Có 3 cách tạo ra áp lực lên quyết định của chính quyền.
Có 3 cách tạo ra áp lực lên quyết định của chính quyền.
Cách thứ nhất là đoạn thực. Cách này không phải ai cũng làm được, nhưng là một cách chủ động, và là một phương thức truyền thống và kinh điển tạo ra áp lực. Nhược điểm của nó là đem tính mạng của mình đặt vào mục tiêu đấu tranh. Kết quả sẽ thuộc về bên nào trì hơn, có khả năng chịu được lâu hơn. Cách này chỉ có hiệu quả khi có một mục tiêu ngắn gọn, rõ ràng, và nhất quán.
Cách thứ hai là ngoại viện. Đây cũng là một phương thức kinh điển tạo ra áp lực. Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào người ngoài, không chủ động và trong nhiều trường hợp rất mù mờ, hiệu quả thường là chậm trừ những tình thế được coi trọng đặc biệt. Nhưng có bệnh thì vái tứ phương, cách này chỉ có lợi chứ không có hại. Cách thứ ba là phương thức quần tụ truyền thống ai cũng biết. Thậm chí nếu quần tụ giỏi có thể ra yêu sách, ví dụ yêu sách nếu không thả người thì đúng ngày lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam sẽ quần tụ chơi ở hồ Hoàn Kiếm chẳng hạn. Trong ví dụ yêu sách như vậy bên nào rắn hơn và sẵn sàng tổn thất bên đó sẽ thắng. Quần tụ có nhiều sách .........................
Tôi nghĩ rằng nếu ai từng bị phạt vi phạm hành chính về "gây rối trật tự công cộng" mà cảm thấy rằng mình không vi phạm thì khi ký vào văn bản vi phạm đó nên ghi thêm dòng chú thích rằng tôi không vi phạm về hành vi đó, để sau này nhỡ có bị đưa đi cải tạo thì còn có cớ để cãi trước tòa. Hơn nữa, ngay sau đấy phải làm văn bản khiếu nại về chuyện vi phạm hành chính đấy. Khiếu nại như vậy sẽ có ý nghĩa và giá trị phòng hờ nhất định trong tranh tụng pháp lý sau này, bất kể khiếu nại đó có được trả lời hay không.
Tôi nghĩ về cái bọn mũ cao, áo dài từng viết bài, phát biểu về quyền hiến định biểu tình này nọ. Tôi xem xem bọn chúng hành xử như thế nào, có câm như thóc không và có bằng cái hội đạp xích lô không. Viết về quyền hiến định này nọ, xui nọ kích kia thì rất dễ, nhưng chữ nghĩa thì ảo còn muỗi trong nhà lao là thực. Những kẻ viết về quyền hiến định này nọ mà không cảnh báo về hiệu lực của Nghị định 38 hay cố tình cắt nghĩa Nghị định 38 không có hiệu lực hay không thể áp dụng, theo tôi, đều là những kẻ táng tận lương tâm.
Tôi nghĩ rằng nếu ai từng bị phạt vi phạm hành chính về "gây rối trật tự công cộng" mà cảm thấy rằng mình không vi phạm thì khi ký vào văn bản vi phạm đó nên ghi thêm dòng chú thích rằng tôi không vi phạm về hành vi đó, để sau này nhỡ có bị đưa đi cải tạo thì còn có cớ để cãi trước tòa. Hơn nữa, ngay sau đấy phải làm văn bản khiếu nại về chuyện vi phạm hành chính đấy. Khiếu nại như vậy sẽ có ý nghĩa và giá trị phòng hờ nhất định trong tranh tụng pháp lý sau này, bất kể khiếu nại đó có được trả lời hay không.
Tôi nghĩ về cái bọn mũ cao, áo dài từng viết bài, phát biểu về quyền hiến định biểu tình này nọ. Tôi xem xem bọn chúng hành xử như thế nào, có câm như thóc không và có bằng cái hội đạp xích lô không. Viết về quyền hiến định này nọ, xui nọ kích kia thì rất dễ, nhưng chữ nghĩa thì ảo còn muỗi trong nhà lao là thực. Những kẻ viết về quyền hiến định này nọ mà không cảnh báo về hiệu lực của Nghị định 38 hay cố tình cắt nghĩa Nghị định 38 không có hiệu lực hay không thể áp dụng, theo tôi, đều là những kẻ táng tận lương tâm.
.
.
.
No comments:
Post a Comment