Andrew Quinn
Lược dịch: Tran V.A. Thành viên của Nhóm Người Việt Vì Dân Việt
04/12/2011
YANGON (Reuters) – Lãnh tụ thân-dân chủ Aung San Suu Kyi hôm thứ sáu đã hoan nghênh việc Mỹ tái giao tiếp với Myanmar, nói rằng bà hy vọng nó sẽ đặt Miến điện, đất nước lâu nay bị cô lập, trên con đường đến dân chủ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có cuộc họp cuối cùng với Suu Kyi khi bà kết thúc một chuyến thăm Myanmar mang tính bước ngoặt qua đó chính phủ dân sự mới cam kết xúc tiến cải cách chính trị và tái tham gia vào cộng đồng thế giới.
Clinton và Suu Kyi – người đoạt giải Nobel Hòa Bình đã trở thành biểu tượng cho những khát vọng dân chủ của người dân Myanmar – đã có một bữa ăn tối riêng vào thứ năm và gặp lại vào thứ Sáu tại căn nhà ven hồ của bà Suu Kyi, hầu như là nhà tù của bà cho đến khi được tự do trong tháng mười một năm ngoái sau nhiều năm bị giam giữ.
“Nếu chúng ta tiến bước cùng nhau, tôi tin là sẽ không quay lui khỏi con đường dân chủ. Chúng tôi chưa ở trên con đường đó, nhưng chúng tôi hy vọng đến đó càng sớm càng tốt với bạn bè của chúng tôi,” bà Suu Kyi nói.
Hai chính trị gia, được cho là nổi tiếng nhất của thế giới phụ nữ, đã chuyện trò khoảng một giờ rưỡi rồi sau đó đứng trên hiên nhà, họ nắm tay nhau khi nói chuyện với một đám đông phóng viên.
Cả hai đều rõ ràng có vẻ xúc động khi họ choàng vai nhau sau cuộc họp, và một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết rõ ràng họ đã tạo được một mối quan hệ cá nhân thân thiết trong các cuộc đàm phán tận mặt đầu tiên của họ.
Không đề cập đến các cấm vận đối với Myanmar mà Mỹ áp đặt vì các vi phạm nhân quyền và đàn áp dân chủ. Tuy nhiên, bà Clinton phát biểu tại một cuộc họp báo sau đó rằng các biện pháp đó có thể kết thúc nếu cải cách tiếp tục.
“Nếu có đủ tiến bộ, rõ ràng là chúng tôi sẽ xem xét dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Nhưng như tôi đã nói trước đây, chúng ta đang vẫn còn ở giai đoạn đầu của cuộc đối thoại này,” bà nói sau khi được hỏi về biện pháp trừng phạt bởi một phóng viên Myanmar.
Bà thừa nhận rằng việc loại bỏ các hình thức cấm vận sẽ giúp nền kinh tế đang gặp khó khăn của Myanmar, nhưng nói rằng Hoa Kỳ cần biết chắc thiết những thay đổi thực sự đang diễn ra.
“Cần phải có một số cải cách kinh tế cùng với cải cách chính trị để những phúc lợi thực sự sẽ lan tỏa đến đa số người dân mà không chỉ cho một thiểu số,” bà nói.
Lựa Chọn Thay Thế Trung Quốc
Clinton đã nhiều lần ca ngợi chính phủ dân sự mới của Myanmar, được quân đội hậu thuẫn, đã tiến hành những cải cách sau cuộc bầu cử cuối tháng mười một năm ngoái, kết thúc năm thập niên cai trị không gián đoạn của quân đội.
Chính phủ đã có những bước để mở rộng sự tham gia chính trị, phóng thích một số tù nhân chính trị, và dần dần mở rộng quyền tự do phát biểu và hội họp.
Suu Kyi nói Myanmar cần giúp đỡ về giáo dục, y tế và pháp quyền, và hoan nghênh hỗ trợ mới của Mỹ cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sang đánh giá nhu cầu để giúp xây dựng các ưu tiên cho một quốc gia có nền kinh tế tồi tệ đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.
“Chúng tôi phải tìm biết những nhu cầu lớn nhất của chúng tôi,” bà nói.
Clinton nói rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để giúp đỡ, và thông báo hỗ trợ cho các chương trình nhỏ để giúp các nạn nhân bom mìn và hỗ trợ tài chính vi mô và các dự án chăm sóc sức khỏe.
Nhưng như một dấu hiệu cho tình trạng Hoa Kỳ phải đối phó với mối lo ngại về thâm hụt ngân sách khổng lồ, kinh phí trợ giúp mới chỉ ở mức $1.200.000 ngoài $40.000.000 Hoa Kỳ đã viện trợ cho Myanmar mỗi năm.
Chuyến đi của bà Clinton xảy ra sau một quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng trước để mở cửa cho mối quan hệ mở rộng, nói rằng ông nhìn thấy tiềm năng của tiến bộ trong một quốc gia mà cho đến gần đây vẫn được xem là một chế độ độc tài quân sự ẩn náu, đứng chung hàng với Trung Quốc.
Suu Kyi và Clinton đều nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo dân sự mới của Myanmar – nhiều người trong đó là cựu quẩn nhân – phải giải quyết vấn đề tù nhân chính trị; bà Clinton cho biết vẫn còn hơn 1.000 tù nhân mặc dù khoảng 230 đã được phóng thích trong tháng Mười.
Suu Kyi là con gái của Aung San, nhà lãnh đạo quốc gia dành độc lập bị ám sát; bà cho biết: “Chúng tôi cần thấy tất cả những người vẫn còn ở tù được trả tự do và chúng tôi cần được đảm bảo rằng không ai bị bắt lại”
Cơ Hội và Thách Thức
Cuộc viếng thăm của Clinton là chuyến đi đầu tiên của một quan chức cấp cao của Mỹ trong hơn 50 năm – đại diện cho một cơ hội cho cả Myanmar và Hoa Kỳ, và cả hai đều có vẻ mong muốn tiếp tục đẩy mạnh lập lại mối quan hệ hữu nghị.
Lãnh đạo mới của Myanmar hy vọng Hoa Kỳ cuối cùng sẽ giảm hoặc loại bỏ các hình thức cấm vận, mở cửa đất nước giàu tài nguyên nhưng nghèo cho thương mại và đầu tư nước ngoài nhiều hơn, và giúp bắt kịp với các nước láng giềng như Thái Lan và Ấn Độ đang phát triển mạnh.
Đối với Washington, quan hệ được cải tiến với Myanmar có thể nhấn mạnh quyết tâm của Obama đối với cam kết của Mỹ với châu Á và để cân bằng phát triển nhanh chóng ảnh hưởng về kinh tế, quân sự và chính trị của Trung Quốc.
Clinton đã gặp đại diện của các nhóm dân tộc thiểu số, một số đã bị cầm giữ trong cuộc xung đột đẫm máu với quân đội trong nhiều thập niên, cũng như các tổ chức xã hội dân sự.
Các quan chức Mỹ cho biết các cuộc họp nhằm mục đích một phần để nhấn mạnh rằng việc tiếp cận chính phủ Myanmar không có nghĩa là chấm dứt áp lực về nhân quyền và tự do chính trị.
Cả hai bà Clinton và Suu Kyi đều kêu gọi chấm dứt những cuộc xung đột giữa quân đội và du kích dân tộc thiểu số; các quan chức Mỹ nói có thể đây là những thách thức khó khăn nhất trước mắt mà các nhà lãnh đạo của Myanmar phải đối phó.
Clinton, sau cuộc hội đàm với Tổng thống Thein Sein hôm thứ Năm, đã công bố các bước khiêm tốn để cải thiện quan hệ, bao gồm cả việc hỗ trợ cho IMF và Ngân hàng Thế giới thẩm định và mở rộngcác chương trình viện trợ của Liên Hợp Quốc.
Clinton cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ xem xét phục hồi một đại sứ tại Myanmar – một chức vụ đã không được bổ nhiệm trong hơn 20 năm – có thể đánh dấu một bước tiến kế tiếp mang tính biểu tượng trong mối quan hệ ấm lên giữa hai nước.
.
.
.
No comments:
Post a Comment