Việt Nam và ASEAN trên giao lộ chiến lược Trung – Mỹ
Đinh Hoàng Thắng
Ngày 10.09.2010, 08:31 (GMT+7)
http://sgtt.vn/Goc-nhin/129204/Viet-Nam-va-ASEAN-tren-giao-lo-chien-luoc-Trung-–-My.html
SGTT.VN - Phái đoàn kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ đàm phán bốn ngày qua ở Bắc Kinh có “xả xú-páp” căng thẳng hay “giải xui” được mối bang giao Trung – Mỹ? ASEAN và Việt
.
Khoảng lùi của lịch sử
Lợi ích quốc gia là yếu tố then chốt trong các mục tiêu cơ bản của mọi chính sách đối ngoại, chính sách quốc phòng nhằm bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền lực cho phép quốc gia tạo dựng môi trường riêng phản ánh lợi ích của mỗi nước. Trong quan hệ quốc tế, các nhà chính trị suy nghĩ và hành động theo lợi ích, mà lợi ích đó được xác định bởi quyền lực.
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là đồng minh của Trung Hoa dân quốc, vốn là kẻ thù của CHND Trung Hoa. Và cho đến nay, Mỹ vẫn duy trì đạo luật riêng để ngăn chặn sự đe doạ của Trung Quốc đối với Đài Loan, từ bên kia eo biển. Mỹ tham gia chiến tranh Triều Tiên năm 1953 cũng là để ngăn chặn làn sóng “đỏ” tràn xuống phía nam. Và năm 1973, Mỹ vẫn không rút khỏi Đài Loan, Hàn Quốc…
Khi chiến lược toàn cầu thay đổi, cộng sản không còn là mối nguy trực tiếp và tư bản Mỹ bị hấp dẫn bởi thị trường 1 tỉ người tiêu dùng, Washington thoả hiệp (thí Đài Bắc tại Liên hiệp quốc), Bắc Kinh hồ hởi trải thảm đỏ rước Nixon. Những nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Việt
.
Thời khắc hiện nay thực ra đã khởi nguồn từ năm năm trước đây (hay còn sớm hơn nữa?), lúc Mỹ “đọc vị” được hải trình Nam Bắc Thái Bình Dương của các hạm đội Hải quân Trung Quốc qua eo biển Malacca. Đó cũng là khoảnh khắc Mỹ cảm nhận quyền lợi thiết thân của mình bị đe doạ và cần một hải phận làm nơi xuất phát các lực lượng ngăn chặn quyền bá chủ Trung Quốc trên Biển Đông.
Không ai ngây thơ và ảo tưởng nghĩ rằng Việt Nam có thể là đỉnh hay một trong ba cạnh của cái “tam giác chiến lược” nào đó. Ít ai hồ đồ nói rằng Việt
.
Khu vườn canh tác hay rừng rậm toàn cầu?
Mê cung (tiếng Hy Lạp) và trận đồ bát quái (tiếng Tàu) phản ánh tính phức tạp trong chính trị quốc tế (mê lộ), chứ cũng không hoàn toàn giản lược như vừa trình bày ở trên. Quan hệ Trung – Mỹ tới đây là “khu vườn có thể canh tác” hay mãi mãi là “một khu rừng rậm toàn cầu” trước cái đích cuối cùng là hoà bình và thịnh vượng cho các quốc gia? Cho đến nay, chưa ai dám trả lời một cách đoan chắc. Có điều là các thể chế khu vực hay quốc tế hợp lý, nếu được cả Trung Quốc, Mỹ và các nước lớn khác chấp nhận, có thể trở nên những nhân tố cấu thành của mọi nền hoà bình bền vững.
Nếu tình hình căng thẳng hiện nay leo thang thì đối đầu Trung – Mỹ là tất yếu. Nhưng cả hai đều biết chiến tranh chẳng có lợi cho ai cả, kể cả một cuộc “chiến tranh hạn chế ở Biển Đông” như phiên bản của cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979, đặt mọi chuyện trước sự đã rồi! Những cái đầu nóng trong hải quân Trung Quốc chắc chắn không muốn giúp Mỹ “can dự” sâu hơn nữa vào Biển Đông mà Trung Quốc cho là “cái ao nhà” của mình.
.
Giám đốc hội đồng Kinh tế quốc gia Hoa Kỳ Larry Summers đã đến Trung Quốc. Tháp tùng ông là phó giám đốc An ninh quốc gia Thomas Donilon. Nội dung để Mỹ và Trung Quốc thương thảo: Mỹ kêu gọi Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ và áp dụng các biện pháp trừng phạt
.
Nhưng một cánh én mới lại xuất hiện trên bầu trời khu vực. Việt Nam và Anh Quốc vừa ký xong thoả thuận “Đối tác chiến lược” tại Luân Đôn hôm 8.9 cho thấy tăng cường hệ thống các quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc trong P5 (năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc) là một hướng ưu tiên của ta. Cũng như việc
.
Việt Nam và ASEAN nằm trên giao lộ chiến lược Trung – Mỹ. Nhờ vào vị thế ngã ba, ngã tư của các hải lộ, không lộ của khu vực mà ASEAN trở nên quan trọng và nhạy cảm đối với mọi bên liên quan. Không ai ủng hộ các cuộc ẩu đả ngay tại ngã tư đường. Đó là khía cạnh địa – chiến lược Việt
.
Nhưng lực lượng cân bằng/đối trọng đáng nể của Mỹ trong canh bạc phải là Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và phần nào Ấn Độ. Nói thế không hề hạ thấp “vai trò bỗ trợ” của các cấu trúc cấp vùng. Trong ý nghĩa này, cuộc gặp mặt các bộ trưởng quốc phòng ASEAN với các nước ngoài khu vực tới đây hay cấp cao ASEAN cuối năm tại Hà Nội rất đáng được các bên đón đợi.
Đừng để lịch sử lại chọn ta làm điểm tựa, hãy chọn các thể chế quốc tế và khu vực!
TS Đinh Hoàng ThẮNG
.
.
No comments:
Post a Comment