Hai nhược điểm chí mạng của Trung Quốc
Nguyễn Minh
Đăng ngày 10/09/2010 lúc 20:17:08 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5099
2010 có lẽ là năm Bắc Kinh phải đối phó với nhiều khó khăn, không những về thiên tai bão lụt mà cả về dân sinh, đối ngoại và quốc phòng.
Những khó khăn nan giải
Từ đầu năm đến nay, hạn hán tiếp tục hoành hành trên các tỉnh phía tây nam (Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam) rồi sau đó tràn lên các tỉnh phía bắc (Ninh Hạ, Nội Mông, Hắc Long Giang), hơn 80 triệu người thiếu nước uống triền miên. Tai họa không dừng ớ đó, trong suốt mùa hè vừa qua, lũ lụt và sạt lở đất trong các tỉnh nội địa (Cam Túc, Thanh Hải, Trùøng Khánh, Thiểm Tây) đã làm hàng ngàn người chết và mất tích, thiệt hại về vật chất phải kể hàng chục tỷ USD.
Cùng với những tai họa đó, hàng chục ngàn công nhân liên tục đình công trên khắp các tỉnh phát triển duyên hải đòi tăng lương và cải thiện mức sống. Phong trào đình công đòi tăng lương lan dần sau đó vào sâu trong nội địa, không ai tiên đoán được những gì sẽ xảy ra nếu yêu sách đòi tăng lương không được thỏa mãn.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là ngoại giao. Chưa bao giờ Bắc Kinh bị lúng túng như hiện nay trên khắp chính trường quốc tế. Sự ủng hộ một cách cố chấp các chế độ độc tài sắt máu tại Sudan, Iran, đã khiến Trung Quốc gần như bị cô lập với các quốc gia phát triển Pương Tây. Trước quyết tâm bành trướng ra Biển Đông của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã không ngần ngại tuyên bố trở lại Đông Nam Á và củng cố thế liên minh quân sự với các quốc gia Đông Á (Nhật Bản, Đại Hàn và Đài Loan) trong khu vực Thái Bình Dương. Trong các dịp hội nghị thượng đỉnh tại Châu Á, các quốc gia ASEAN và Đông Á đã tỏ ý trông đợi rất nhiều vào Hoa Kỳ để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông thành của riêng.
Trong những năm 1960, khi Hoa Kỳ bị sa lầy trong cuộc chiến tại Việt
Ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang nhận thấy sự giới hạn tầm sức của mình. Ngay trong những vấn đề bình thường như cứu trợ nạn nhân bão lụt, chăm sóc sức khỏe người dân, bảo vệ môi sinh hay canh tác nông nghiệp, Bắc Kinh đã gần như bất lực. Không ai thấy sự trang bị tiên tiến của những lực lượng quân sự được đưa đến những vùng thiên tai để bảo vệ và giúp đỡ dân chúng, mọi cố gắng chỉ dựa vào sức người. Hình ảnh những binh lính Trung Quốc dùng tay hay dùng cuốc cào bới đất để tìm người không khác gì hình ảnh những binh lính Nga đầu thập niên 1990 dùng giẻ quấn chân để chống cự cái lạnh mùa đông. Những vũ khí tối tân được dùng để phô trương đã không giúp gì họ trong đời sống hàng ngày.
Từ đầu năm 2010 đến nay, các cấp lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra khiêm nhường trước dư luận quốc tế, không còn những tuyên bố huênh hoang, khoe tài khoe của trong những dịp thi đấu quốc tế như Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, Expo Shanghai 2010, v.v. Ngược lại, thế giới đang lo sợ trước đợt di dân khổng lồ người Hoa ra nước ngoài dưới các hình thức hợp tác lao động quốc tế, vì khi hết việc không người nào chịu trở về cố quốc.
Nhưng hai khó khăn, nếu không muốn nói là hai nhược điểm chí mạng mà ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang trực diện là sự phá sản của liên minh công nông và sự dối trá về những thành tích kinh tế có thể dẫn đến sự đào thải của chính họ.
.
Nguy cơ phá sản của liên minh công nông
Sức mạnh nền tảng của đảng cộng sản Trung Quốc dựa trên liên minh công nông. Chính nhờ liên minh này mà đảng cộng sản Trung Quốc đã đánh bại Tưởng Giới Thạch và chiếm chính quyền năm 1949. Cũng chính nhờ liên minh này mà sau biết bao tang tóc do Mao Trạch Đông gây ra sau những vụ cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, đảng cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục cầm quyền cho tới ngày nay.
Tuy gọi là liên minh công nông nhưng thực lực chính vẫn là nông dân, công nhân chỉ là trang trí. Khi những người nông dân mộc mạc được động viên đúng mức, trong thời chiến họ trở thành những người lính kiên cường và sẵn sàng liều chết để giữ chế độ, trong thời bình họ sẵn sàng cam khổ làm việc ngày đêm để đất nước họ được phát triển. Từ 1978 đến nay, chính nhờ những nông dân này mà Trung Quốc đã rút ngắn được thời gian lột xác từ một quốc gia nghèo và lạc hậu thành một quốc gia giàu và phát triển mà nhiều quốc gia khác phải mất hơn nửa thế kỷ mới có được.
Trong năm nay thế cờ đang đổi ngược, ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đã bỏ cuộc trong việc duy trì và bảo vệ liên minh công nông. Họ đã im lặng trước làn sóng đình công ồ ạt của công nhân trong các hãng xưởng đòi tăng lương và cải thiện đời sống. Liên minh công nông như chiếc xe không người lái bị đứt thắng và đang tuột dốc với một tốc độ không ngừng gia tăng.
Chỉ trong ba tháng hè vừa qua, các cuộc đình công quan trọng đòi tăng lương đã lan từ các khu chế xuất Thẩm Quyến và các trung tâm kinh tế duyên hải như Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, v.v. vào sâu trong nội địa. Đây là lần đầu tiên công nhân làm việc tại các trung tâm kinh tế chiến lược lớn của Trung Quốc nằm sâu trong lục địa như Tây An, Trùng Khánh, Nam Xương, Vũ Hán, Trường Sa, v.v. đình công đòi tăng lương hàng loạt. Phong trào đình công này mang tính tự phát, chưa có tổ chức nhưng đã rất qui mô và không giới hạn trong lãnh vực nào, từ ngành chế tạo qua hệ thống tiệm ăn, từ các ngành kỹ nghệ đến các công ty dịch vụ.
Hiện tượng đình công đòi tăng lương ở Trung Quốc không phải mới đây nhưng đình công hàng loạt và lan tràn trên khắp nước thì đây là lần đầu và chưa thấy dấu hiệu nào sẽ chấm dứt trong một tương lai gần. Lý do đình công rất giản dị và cụ thể : đời sống của giới công nhân và nông dân lưu lạc để tìm việc trong các thành phố lớn rất là cơ cực.
Như đã phân tích trong các số báo Thông Luận trước, sự phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc dựa trên sự bóc lột sức lao động của thành phần bần cố nông, đa số là những nông dân lưu lạc trong các thành phố tìm việc. Vì không tìm được việc làm và đời sống tại nông thôn quá cực khổ, hầu hết thanh niên nông thôn đều rời quê ra thành thị tìm việc. Tại đây họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì và trong bất cứ điều kiện nào để mang tiền về giúp gia đình tại nông thôn.
Điều kiện làm việc của giới công nhân ngày càng tồi tệ và vượt quá sức chịu đựng. Một công nhân phải làm việc trên 10 giờ một ngày, và chỉ được nghỉ một hay hai ngày trong một tháng, thường là chủ nhật. Đời sống của họ rất là cơ cực, họ sống chen chúc lẫn nhau, trung bình 10 người một phòng, trong các chung cư thiếu tiện nghi và điều kiện vệ sinh. Họ còn phải tự sắm trang thiết bị cá nhân và đồng phục làm việc.
Phần lớn công nhân trong các hãng xưởng gia công chế biến hàng hóa tiêu dùng xuất thân từ nông thôn. Người Trung Quốc gọi họ là "lưu dân", nghĩa là những nông dân lưu lạc không có nơi cư trú nhất định. Vì thiếu kiến thức và trình độ chuyên môn, họ bị phân biệt đối xử : công nhân áo xanh bị khinh, công nhân áo trắng được trọng. Áo xanh là thợ, áo trắng là thầy. Công nhân nông thôn là thợ, công nhân thành thị là thầy.
Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2000, giới trung lưu thành thị (khoảng 20 triệu người) thường mướn lưu dân về phụ giúp việc trong nhà như đày tớ. Từ năm 2000 công nhân thành thị, khoảng 400 triệu người, trở nên giàu có và được xếp ngang hàng với tầng lớp trung lưu thành thị, phản xạ tự nhiên là muốn xóa bỏ nguồn gốc công nhân của mình, họ tìm mọi cách để xa lánh các khu cư trú của công nhân nông thôn. Xung đột vì khác biệt tác phong và quyền lợi giữa công nhân nông thôn và thành thị liên tục xảy ra, đôi khi dẫn đến án mạng. Nguy cơ hỗn loạn nằm ngay ở đó.
Như một quy luật, khi không còn chật vật tìm kiếm miếng ăn hàng ngày, người ta muốn có một đời sống sung túc hơn và nhân phẩm được tôn trọng hơn. Cũng nên biết lương trung bình của một công nhân hiện nay khoảng 130 USD/tháng. Ngày trước với mức lương này, họ vừa có thể sắm sửa nhà cửa, cho con cái ăn học và để dành tiền gởi về quê. Ngày nay, vật giá ngày càng leo thang vì khan hiếm thực phẩm, sức mua của họ giảm đi phân nửa, đòi tăng lương là một bắt buộc.
Ban đầu là cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài như EMS của Đài Loan chuyên chế tạo theo đơn đặt hàng các linh kiện điện tử lớn, Hồng Hải Tinh chuyên sản xuất hàng công nghiệp, Tập đoàn khoa học kỹ thuật Fuji Kiện Khang, v.v. Trước sự kiên trì của công nhân đinh công, ngày 1-6-2010, ban giám đốc công ty Fuji (Phú Sĩ) Kiên Khang chấp nhận tăng lương cho công nhân lên 33% và 66% cho những người có trách nhiệm, tức 170 USD và 290 USD một tháng, để bù đắp sự gia tăng của vật giá. Hãng Honda tại Quảng Châu cũng đồng ý tăng lương lên 33%. Tiếp theo sau là các công ty chế tạo xe hơi
Điều đáng ngạc nhiên là, để đối phó với phong trào đình công đòi tăng lương rộng rãi này, không một cấp chính quyền trung ương hay địa phương nào của Trung Quốc lên tiếng can thiệp. Trước đây, để ngăn chặn sự lan rộng của phong trào đình công, công an và cảnh sát được mau chóng điều động tới để phong tỏa các tuyến ra vào và truy lùng những người khởi xướng. Lần này, các chính quyền trung ương lẫn địa phương đều im lặng bất động.
Người ta không biết Bắc Kinh muốn áp dụng qui luật tự do kinh doanh như tại các quốc gia phương Tây, để mặc cho công nhân đòi hỏi quyền lợi với giới chủ nhân, hay bỏ cuộc vì bất lực. Sự trầm trọng của những cuộc đình công này là chúng xảy ra đồng loạt và trên khắp lãnh thổ. Ban lãnh đạo đảng và nhà nước đã không dám đàn áp vì sợ công nhân phản kháng, chống trả lại.
Nhắc lại, mỗi năm có ít nhất 500.000 cuc nổi dậy của nông dân chống lại sự hà hiếp và chiếm đất canh tác. Nhưng không ai biết có bao nhiêu cuộc đình công của công nhân. Nông dân chỉ nổi lên chống lại một bất công hay một đàn áp, khi được thỏa mãn sự chống đối cũng xẹp theo. Ngược lại sự bất mãn của công nhân nguy hiểm hơn, vì vừa dai dẳng vừa ảnh hưởng dây chuyền : nơi này gặt hái được kết quả thì nơi khác sẽ bắt chước làm theo, chính quyền sẽ không giải quyết nổi và dẫn đến bế tắc.
Thêm vào đó, đa số vốn của các công ty, hãng xưởng liên doanh doanh với nước ngoài là của những cán bộ cao cấp trong đảng và chính quyền, nghĩa là có sự đỡ đầu của đảng cộng sản Trung Quốc. Nói chung gần như toàn bộ tổng số vốn trong các công ty lớn tại Trung Quốc nằm trong tay những cán bộ cộng sản cao cấp. Giai cấp giàu có mới này không muốn liên minh với giai cấp công nông nữa, vì không muốn chia sẻ đặc quyền đặc lợi. Sự phô trương một cách thách đố sự giàu sang và nếp sống xa hoa của những thành phần giàu có mới này gây nhiều bất mãn trong giới công nông. Chỉ cần một lý cớ bất mãn nhỏ nào đó bạo loạn có thể sẽ liền xảy ra. Nếu liên minh công nông bị tan rã, không hy vọng gì chế độ sẽ tiếp tục tồn tại. Nhược điểm chí mạng của đảng cộng sản Trung Quốc nằm ở chỗ đó.
Thật ra từ khi lên cầm quyền đến nay, cặp Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo đã có ý định cải thiện tình trạng nghèo khổ của nông dân Trung Quốc. Họ đã bỏ thuế nông nghiệp, ban hành các chính sách nâng giá thu mua nông sản phẩm, v.v. Nhưng trước sự chống đối của các chính quyền địa phương, tất cả đều phải dừng lại. Điều này cho thấy chính quyền trung ương tại Bắc Kinh rất yếu, các chính quyền địa phương tha hồ tự tung tự tác, hành xử như những lãnh chúa và muốn làm gì thì làm, bất chấp sự bất mãn của nông dân. Ưu tư của họ là tìm cách thu đoạt đất đai và nhà cửa của nông dân để bán lại cho các giới kinh doanh khai thác bất động sản. Những nông dân bị mất đất mất ruộng phải lưu lạc lên các đô thị, làm việc trong những điều kiện khắc khe.
Dù đã bơm hàng trăm triệu USD để đô thị hóa các vùng sâu và vùng xa, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn do thị dân tạo ra mà đa số là lao động xuất thân từ nông thôn, làm việc với đồng lương thấp để sản xuất và xuất khẩu hàng tiêu dùng giá thấp thu về ngoại tệ. Nếu nguồn lao động lương thấp này bị tan vỡ, Trung Quốc sẽ mất hẳn sức cạnh tranh và tỷ lệ tăng trưởng cao của Trung Quốc sẽ là một dấu hỏi lớn. Các xí nghiệp nước ngoài đang bắt đầu thấy sự bất an lởn vởn trước tương lai của Trung Quốc. Nếu giá nhân công và hối suất đồng nguyên (CNY) tăng, không ai muốn vào đầu tư vì thị trường Trung Quốc sẽ không còn hấp dẫn.
Sự dối trá về những thành tích kinh tế
Ngày nay, với hệ thống định vị địa lý (GPS) bằng vệ tinh, không có gì có thể che giấu mãi trước dư luận quốc tế. Nếu được sự phụ họa của giới truyền thông địa phương, tất cả sự thật đều được phơi bày, hoặc để được giúp đỡ, hoặc để bị chỉ trích. Đó là trường hợp của Trung Quốc hiện nay.
Nạn lũ lụt, sạt lở đất tại huyện Thuyền Khúc Nhật Nam, tỉnh Cam Túc, vào trung tuần tháng 8 vừa qua là một điển hình. Hơn 1200 người bị thiệt mạng và trên 500 người bị mất tích, thiệt hại vật chất lên đến hang chục tỷ USD. Chính quyền Bắc Kinh dành một ngày để tang cho những người chết. Tai họa có thể tránh được nếu chính quyền Trung Quốc không che giấu sự thật.
Từ tháng 7-2003, Viện Quan Sát Môi Trường Địa Chất Trung Quốc đã cảnh báo : đây là vùng nguy hiểm có thể gây tai nạn địa chất lớn do lũ lụt làm sạt lỡ đất và đá. Bảy năm đã trôi qua, không một chính quyền nào thông tin cho dân chúng biết để phòng ngừa và cũng không có dự án nào để ngăn chặn nguy cơ sụp đất. Tất cả đã làm như không có chuyện gì xảy ra và còn khuyến khích dân chúng xây dựng nhà cửa và khai thác kinh tế để có tỷ lệ phát triển cao. Tam Nhãn Thôn là khu vực bị nặng nhất kỳ này, bản báo cáo đã ghi rõ đó là một trong 14 vùng nguy hiểm vì nằm giữa đỉnh núi và thung lũng, độ sai lệch về chiều cao lên đến 1000 mét gây gặp tai họa và khuyên các ngành liên quan phải sớm tu sửa điểm nguy hiểm để phòng việc nạn sụp lỡ đất.
Về chỉ số phát triển GDP, sự gian dối càng trắng trợn hơn. Trung Quốc đưa ra nhiều chỉ số mâu thẫn lẫn nhau. Một vài thí dụ.
- Tốc độ sử dụng năng lượng giảm mà GDP vẫn tăng ?
Theo Hiệp hội Năng lượng Quốc tế (IEA-International Energy Association), từ tháng 1 đến tháng 3-2009, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc giảm 3,5% so cùng thời kỳ năm trước. Lý do được đưa ra là do nhu cầu dùng nafsa và dầu diesel của ngành chế tạo suy giảm lớn, thêm vào đó nhu cầu về điện cũng bớt đi. Kết luận của IEA là GDP phải giảm theo chứ không thể tăng lên như được công bố : tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2009 là 6,1%. Chỉ số tăng trưởng này quá lớn (6,1%), do đó rất khó thuyết phục. Trước đó tại Hoa Kỳ cũng xảy ra trường hợp tương tự. Năm 1991, lượng tiêu thụ điện tăng 5% nhưng GDP giảm 0,2% ; năm 2001 thì ngược lại phí tổn tiêu thụ điện của Mỹ giảm 3,6% nhưng GDP lại tăng 0,8%. Sự chênh lệch này không cao vì là đúng với thực tế và có thể chứng minh được nên có tính thuyết phục.
- Công suất sử dụng năng lượng được thổi phồng lên.
Theo báo cáo của Cục năng lượng quốc gia thuộc Ủy ban cải cách phát triển quốc gia và Cục thống kê nhà nước Trung Quốc công bố vào ngày 1-7-2009, so với năm 2007 mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị GDP của Trung Quốc giảm xuống 8,43%, tỷ lệ tiêu thụ điện lực trên mỗi đơn vị GDP giảm 3,3%. Nghĩa là chỉ trong một năm (đúng năm khủng hoảng tài chính thế giới) công suất sử dụng năng lượng Trung Quốc đã đột biến. Theo đó, ở vùng giảm năng lượng, giá trị phụ ngành gia công công nghiệp tăng lên 14%, ngược lại nơi có tỷ lệ giảm tiêu thụ điện lại tăng lên 10%. Điều này cho thấy, trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, con số tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã được thổi phồng lên.
Chỉ số tăng trưởng chính thức về GDP Trung Quốc năm 2009 được công bố là 9%, nhưng suy đi tính lại trước đà suy thoái chung của thế giới, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định đưa ra con số 6,1% cho có vẻ hợp lý. Nhung nếu căn cứ vào sự giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực sự của Trung Quốc phải là 4,4% (chứ không phải 6,1% hay 9%).
- GDP tăng trong khi xuất khẩu giảm 20%.
Cơ quan IEA cho rằng trong quý 1 năm 2009 tổng lượng hàng trao đổi ngoại thương của Trung Quốc đã giảm 20% nên số chỉ số tăng trưởng GDP 6,1% được chính thức công bố là không thích hợp.
Cũng nên biết, sự tăng trưởng GDP là kết quả tổng hợp của những tăng trưởng về đầu tư, tiêu thụ và số lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Chỉ cần thay đổi tỷ lệ một trong ba yếu tố trên thì tỷ lệ GDP cũng thay đổi theo. Chính quyền Trung Quốc giải thích rằng tăng trưởng 6,1% là kết quả của nhu cầu tiêu dùng nội địa gia tăng. Do chính sách khuyến khích tiêu dùng nội địa của chính phủ, tỷ lệ vốn đầu tư đã được gia tăng. Thí dụ : trong quý 1-2009, xuất khẩu giảm 0,2%, nhưng tỷ lệ đầu tư và tiêu thụ trong nước tăng 6,3% nên tỷ lệ tăng trưởng toàn thể 6,1% là có lý. Đây là lối lý luận cộng trừ giản đơn của những nhà toán học cấp tiểu học.
Thông thường khi xuất khẩu giảm như được thấy qua trường hợp Nhật Bản, tỷ lệ phát triển kinh tế sẽ bị giảm theo. Trong khi đó, tổng sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, đa số là hàng tiêu thụ giản đơn, có thể ít bị ảnh hưởng như các mặt hàng xuất khẩu cao cấp như xe hơi của Nhật là điều có thể hiểu được. Nhưng trong thực tế, tổng sản lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc nhiều hơn Nhật nên thiệt hại do giảm xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp trên toàn nền kinh tế, đó cũng là trường hợp của Việt Nam và Ấn Độ.
Khi xuất khẩu giảm 20% như tại Trung Quốc năm 2009, các ngành liên quan cũng bị ảnh hưởng theo, phải giảm lượng hàng sản xuất đồng thời làm phát sinh một khối lượng người thất nghiệp cao. Số lượng người thất nghiệp này khó được các ngành kỹ nghệ khác thu dụng ngay. Trong thực tế mức tiêu thụ của Trung Quốc bị giảm nhiều trong hai năm qua. Để bù cho lượng đầu tư vào các ngành xuất khẩu giảm, đầu tư của chính phủ vào các cơ sở hạ tầng có thể bổ sung một phần nhưng không thể mang lại hiệu quả tức thì trên các con số thống kê như cách công bố của Trung Quốc là nói sai quá lộ liễu.
- Khó lòng biết được hiện tình thực sự của Trung Quốc.
Những dữ kiện do Trung Quốc công bố phần lớn đều là gian dối, che giấu sự thật, nhất là những hiệu quả do chính sách kích cầu tiêu dùng quốc nội mang lại. Người ta có thể sử dụng những con số thống kê đáng tin cậy hơn về xuất khẩu hàng hóa từ Nhật qua Trung Quốc. Trong hai năm qua, hầu như Trung Quốc không thay đổi chỉ số trao đổi hàng hóa kỹ nghệ. Chẳng hạn vào tháng 1-2009, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Nhật so với năm trước giảm 17,5%. Phía Trung Quốc giải thích đó là Tết âm lịch trùng vào tháng 1 nên sức mua của người Nhật giảm làm ảnh hưởng đến xuất khẩu. Nếu không vì Tết âm lịch, chỉ số tăng trưởng xuất khẩu tăng lên 6,8% so với năm trước. Thực tế cho thấy trong tháng 3-2009, trị xuất khẩu của tháng 2 giảm so với năm trước đến 25,7%, những giải thích của nhà đương cuộc Trung Quốc trước đó hoàn toàn sai sự thực.
Nói tóm lại, cách suy diễn về các dữ kiện thống kê của Trung Quốc có hai mặt : kỹ thuật và chính trị. Về mặt kỹ thuật, đó là những dữ kiện được gia công cao độ, khó lòng quan sát trực tiếp vì cách tính thống kê của Trung Quốc còn rất thô thiển. Ở Trung Quốc, những con số thống kê hầu như chỉ dựa vào những dữ kiện của ngành chế tạo chứ không phải từ nông nghiệp, các ngành chế tạo, khoáng sản, dịch vụ, bộ môn công cộng… Còn thống kê về các xí nghiệp tư nhân hầu như không có hoặc không được đề cập tới.
Từ sau khi bị báo Wall Street Journal, số 29-5-2009, đặt nghi vấn về những chỉ số thống kê do nhà đương cuộc Trung Quốc đưa ra, Bắc Kinh không còn công bố những dữ kiện về lượng tiêu thụ điện của Trung Quốc. Điều này cho thấy các con số thông kê của Trung Quốc cả mặt kỹ thuật lẫn chính trị đều có vấn đề.
Năm nay (2010), vì sợ mục tiêu tăng trưởng 8% đưa ra không đạt được, Bắc Kinh đã tìm đủ mọi cách để ngụy tạo các dữ kiện nhằm bảo vệ con số tăng trưởng này.
Sự dối trá này là nhược điểm thứ hai dẫn đến sự suy sụp về uy tín của Trung Quốc trên các chính trường quốc tế.
Nguyễn Minh
(
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment