02:10:pm 17/09/10
http://www.danchimviet.info/archives/17883
Báo Vietnamnet hôm qua (16/09/2010) đưa tin Trung Quốc lập đường dây nối công dân mạng và TƯ Đảng:
“Bảng thông điệp có tiêu đề “Đường dây trực tiếp tới Trung Nam Hải” (Trung Nam Hải là trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ trung ương), cung cấp cơ hội cho cư dân mạng đưa ra các ý kiến, câu hỏi tới Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng các quan chức cấp cao nhất nước này như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Những thắc mắc, chất vấn bao gồm nhiều vấn đề, từ chống tham nhũng, triệt tiêu quan tham, tới cải cách chính trị hay than phiền giá nhà đất quá cao. Cộng đồng mạng tại Trung Quốc – đất nước có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới cũng gửi các thông điệp về tự do ngôn luận, tệ nạn hối lộ, bất công pháp luật, hay thể hiện sự tín nhiệm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng Thủ tướng Ôn Gia Bảo”.
.
Thế là nhiều người đoán già đoán non rằng : đây là bước đi tiếp, một bước cụ thể hóa lời kêu gọi cải cách chính trị cùng một lúc với tiếp tục cải cách nền kinh tế thị trường kiểu Trung quốc, mà chính ông Ôn Gia Bảo, trong chuyến đi thị sát tại Thâm Quyến, đã nói: “”Nếu không đảm bảo tái cơ cấu chính trị, Trung Quốc có thể mất những gì đã đạt được nhờ công cuộc tái cơ cấu kinh tế và những mục tiêu hiện đại hoá Trung Quốc có thể sẽ không đạt được“.
Sự khập khiễng giữa cơ cấu kinh tế và cơ chế chính trị sẽ như hai bánh xe của một cỗ máy không cùng bước răng với nhau, sẽ tạo ra lực cản và xung đột , có nguy cơ tiêu hủy hoàn toàn những gì Trung Quốc đã tạo ra trong suốt 3 thập niên vừa qua.
.
Chọn Thâm Quyến để kêu gọi cải cách chính trị, nơi khởi đầu công cuộc “mở cửa” nền kịnh tế Trung Quốc theo sáng kiến của Đặng Tiểu Bình, người từng 3 lần bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản Trung quốc, có thể ngài thủ tướng muổn chuyển tải một thông điệp, rằng:
Con tàu Trung quốc đang chậm lại, sức bật của khao khát Đại Hán đã kết thúc sứ mệnh. Những gì tạo ra chuyển động cưỡng bức bằng ảo tưởng của ý chí đang hết hiệu lực. Sự độc đoán trong lựa chọn chính sách, sự độc quyền trong sử dụng, huy động và phân phát tài sản quốc gia đã đem lại cho Trung quốc suốt 30 năm khả năng thực thi những dự án và chương trình siêu khủng, một khả năng thích ứng nhanh nhạy mà không một nền kinh tế dân chủ thông thường nào có thể có được. Đó là lợi thế nhất thời trong quy trình ra quyết định, độc tài hay dân chủ.
Quán tính mà những ưu thế ban đầu tạo ra cho một con tàu khổng lồ 1,3 tỷ dân đã giảm dần và đang suy kiệt. Tất cả sẽ dừng lại hoặc phải bẻ lái về đúng hướng, đúng đường mà mọi nền kinh tế thế giới phải đi qua, không loại trừ một ai.
.
Với 129 tổng công ty và Tập đoàn Nhà nước, tài nguyên và tất cả nỗ lực, hy sinh của một dân tộc gần 1/5 thế giới đang bị tiêu hủy do hiệu quả thấp kém của quản lý và đang biến mất vào túi hệ thống quan lại. Sự sống còn của một quốc gia, và chính sự tồn tại của đảng cộng sản không cho phép tiếp tục tiêu tốn sức lực, tiền của của hàng trăm triệu nhân mạng đang đói khổ. Những người đói khổ đó một khi nhận ra mồ hôi nước mắt của họ đã bị Đảng “tiêu xài” vô trách nhiệm và vô đạo đức như thế nào, thì ai có thể biết được những điều gì sẽ xảy ra.
.
Con đường lên xã hội chủ nghĩa thông qua kinh tế Quốc doanh, bành trướng sức mạnh Quốc doanh thông qua quyền lực tuyệt đối từ Đảng và Chính phủ, dùng kinh tế Quốc doanh để thỏa mãn ý chí chủ quan của lý tưởng cộng sản với ảo tưởng sáng tạo một mô hình Kinh tế -Xã hội kiểu Trung Quốc đã bắt đầu và đang bộc lộ những mâu thuẫn có tính khách quan, trái quy luật. Sự thất thoát tài sản từ một Tập đòan quốc doanh có thể bằng tổng thu nhập của hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân khác. Trong một nền kinh tế, hai dòng chảy này đi ngược nhau. Ưu thế thuộc về khu vực Nhà nước do lợi thế chính sách, quy mô tiền vốn lúc ban đầu ( đưa đến ngộ nhận về hiệu quả) sẽ mất dần và kéo lùi nền kinh tế sau khi Chính phủ không còn khả năng huy động để cứu trợ. Đó là con đường phá sản không thể tránh khỏi của kinh tế Quốc doanh, nền tảng của kinh tế xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của toàn bộ hệ thống.
.
Hơn ai hết, chính Ôn Gia Bảo đã tin, đã tâm huyết với mô hình Trung quốc, nghĩa là với một Chính phủ độc quyền về quyền lực và các Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Đây là cái mà Trung Quốc gọi là “ không giống ai”, là “ kinh tế thị trường màu sắc Trung quốc”. Ông từng nói: ““Những lợi thế của hệ thống xã hội cho phép chúng ta đưa ra những quyết định hiệu quả, tổ chức hiệu quả và tập trung nguồn lực để hoàn thành những cam kết lớn”. (Hệ thống xã hội mà ông nói là hệ thống độc đảng cai trị).
Nhưng cũng chính ông, bây giờ, là người thấu hiểu hơn ai hết một sự thật cay đắng nhưng khách quan là không thể bằng công hữu để duy trì tăng trưởng. Và ông kêu gọi “Cách tân phải tiếp tục là linh hồn và cuộc sống của khu kinh tế”.
.
Nếu cách đây hơn ba mươi năm, cuộc cải cách vĩ đại đã được Đặng Tiểu Bình thực hiện, một con người chắc chắn chỉ là cộng sản ngoài vỏ, thì lần này, tại Thâm Quyến, cần phải làm nốt phần còn lại, để “xanh vỏ xanh lòng”.
Vì vậy mà người ta liên hệ chuyện “lập đường dây trực tiếp nối công dân mạng tới Trung Nam Hải” với câu chuyện cải cách chính trị, đã được Ôn Gia Bảo khởi xướng từ Thâm Quyến?
Có thể đây chỉ là việc thăm dò nguyện vọng và đo lường ý chí của công chúng.
Cũng có thể chỉ là một động tác mở van xả áp, tiêu bớt một phần áp lực đã trở nên khó chịu đối với Đảng và Chính phủ .
Bởi vì, ai tin được rằng, bằng cách này, Trung quốc có thể làm được việc cải cách chính trị.
“Hàng chục nghìn người sử dụng Internet đã gửi câu hỏi hoặc lời than phiền trên trang web chính thức của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, sau khi trang này cam kết sẽ chuyển thẳng ý kiến của họ tới các nhà lãnh đạo cao nhất.”
“Trong vòng bốn ngày kể từ khi đường dây được thiết lập, hơn 16.000 thông điệp được gửi tới ông Hồ Cẩm Đào, ông Ôn Gia Bảo cũng nhận được khoảng 11.000 thông điệp”.
“Những thắc mắc, chất vấn bao gồm nhiều vấn đề, từ chống tham nhũng, triệt tiêu quan tham, tới cải cách chính trị hay than phiền giá nhà đất quá cao. Cộng đồng mạng tại Trung Quốc – đất nước có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới cũng gửi các thông điệp về tự do ngôn luận, tệ nạn hối lộ, bất công pháp luật, hay thể hiện sự tín nhiệm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng Thủ tướng Ôn Gia Bảo”.
.
Ai sẽ phải trả lời, giải đáp những chất vấn ấy? Không phải Hồ Cẩm Đào, cũng không phải Ôn Gia Bảo. Sẽ có hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu câu hỏi về tất cả những vấn đề đang làm giới chóp bu Trung Nam Hải đau đầu. Sẽ có một thằng cha vô danh nào đấy trả lời lòng vòng, hiểu thế nào cũng được.Và cái thằng cha đó cũng sẽ chỉ trả lời đại khái, tượng trưng cho một số người, để đăng báo làm phép, vì giải đáp đâu phải là mục đích.
Vả lại, cải cách chính trị là cải cách dân chủ, là thay đổi chủ thuyết, là thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống, đâu phải bằng giải đáp miệng của lãnh tụ.
Và bởi vì Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết không tưởng. Loài người phát triển theo một trục tiến tới hoàn thiện cá thể. Bởi vì con người sinh ra là cá thể riêng rẽ. Lịch sử tự nhiên là lịch sử đấu tranh sinh tồn trước hết và cuối cùng của mỗi cá thể. Hoàn thiện cá thể là động lực và đồng thời là mục đích của phát triển lịch sử. Loài người chỉ tồn tại dưới hình thức công xã ở thời đoạn nguyên thủy sơ khai, khi cá thể còn quá mỏng manh trước huyền bí của vũ trụ. Tự do cá thể và độc lập cá thể sẽ là đích cuối cùng của lịch sử nhân loại nói riêng và của mọi loài nói chung. Nhân loại không tiến hóa để tiêu diệt cá thể, và sẽ không thể có một thứ xã hội chung đụng hổ lốn, không chính phủ , không sở hữu..ở chỗ cuối cùng của lịch sử. Vì vậy, trước hết phải thay đổi chủ thuyết. Đảng không còn là đảng cộng sản. Chỉ là đảng của những người tiên phong.
.
Vì vậy mà nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với chủ trương chấp nhận các thành phần kinh tế khác chỉ để tạo dựng nền tảng cho kinh tế Quốc doanh trong một giai đoạn nhất định gọi là thời kỳ quá độ, là nền kinh tế tự tiêu hủy mọi nguồn lực của dân tộc, phá hủy mọi tài nguyên của đất nước, trước hết phải bị loại bỏ hòan toàn. Kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nhằm hợp lý hóa mọi nguồn lực xã hội để đạt tới một hiêụ quả vĩ mô tối đa, không phải là nền kinh tế chỉ bao gồm kinh tế Nhà nước với sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Kinh tế Quốc doanh không thể là kinh tế chủ đạo, nó phải chiếm giữ một tỷ trọng thấp nhất có thể trong một tương quan tối đa hóa hiệu xuất vĩ mô. Còn người dẫn dắt nền kinh tế là Thị trường. Nhà nước không điều khiển thị trường, mà là người trọng tài, quan tòa của thị trường đảm bảo tính công bằng về cơ hội cho mọi thành phần, đảm bảo tính trong sáng, lành mạnh và tự do trong cạnh tranh, tính minh bạch chuẩn xác của Pháp luật, đồng thời Nhà nước, bằng chính sách ngân sách, điều tiết cung cầu nhằm đảm bảo kích thích và duy trì tăng trưởng.
.
Điều cải cách thứ hai là cải cách dân chủ. Phải tạo dựng cơ chế để người dân quyết định trực tiếp và thực chất sự tồn tại của chế độ. Phải tạo dựng cơ chế để không một cá nhân, không một tổ chức, lực lượng hay đảng phái nào có thể lạm dụng và thao túng, lũng đoạn quyền lực. Mọi cơ chế nhằm tập trung quyền lực vào một nhóm người, một đảng phái sẽ dẫn đến sự hủy hoại tiềm lực và tài nguyên dân tộc. Luật phải được xây dựng sao cho chỉ có một cách giải thích và một cách hiểu duy nhất. Cơ chế, quy trình phải được thiết lập sao cho không một ai và không bằng cách nào lợi dụng được.
Tuy nhiên, không ai biết nội dung thực của những cải cách mà thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi và chủ trương.
Và sau cái bước thăm dò hay dạo nhạc dân chủ này sẽ là gì nữa?
Nhưng rõ ràng, việc tháo van này chắc chắn sẽ tạo ra một làn sóng dữ dội. Ai sẽ được lợi? Cơn sóng dữ này có sứ mệnh phải nhấn chìm ai?. Ai sẽ mượn gió để bẻ măng? Ở một đất nước đã từng sử dụng lũ trẻ “hồng vệ binh” để làm “cách mạng văn hóa” thì khó mà biết được là “xả áp” hay “thủ đoạn”.
.
Có điều, khi nhìn sang Trung Quốc, rồi nhìn lại mình, thì mới thấy rằng, dù sao, người Trung Quốc cũng còn nghĩ, còn người Việt Nam mình thì không nghĩ, chỉ bắt chước, quay cóp. Mấy nhà thông thái tư tưởng trong Bộ chính trị chỉ nhìn trộm sang Trung quốc, sao chép, rồi tẩy xóa, nhào nặn, thêm bớt chút ít, rồi viết lại bằng tiếng Việt và gọi đó là trí tuệ Việt nam. Cũng có lúc cố tìm cái gì đó mà Trung quốc đã không dùng nữa, đã thải ra để làm cái khác biệt, để thể hiện tính độc lập, sáng tạo của Trí tuệ cộng sản Việt
Còn nữa, Việt
Nhưng mà người ta cũng thấy, cứ Trung Quốc làm cái gì thì thế nào sau đó Việt
17/10/2010
© Bùi Quantg Vơm
© Đàn Chim Việt
.
.
Trang mạng mới của chính phủ Trung Quốc để nhân dân góp ý (VOA)
.
.
.
No comments:
Post a Comment